AHLLVTND, Nhà thơ, liệt sĩ Lê Anh Xuân và khát vọng sống Nói đến Lê Anh Xuân (Ca Lê Hiến), người ta không thể quên một “Dáng đứng Việt Nam” từ cách đây hơn 40 năm về trước, khi cuộc chiến đấu chống giặc Mỹ xâm lược đang bước vào thời kỳ gay go, ác liệt nhất. Nhưng nhờ có “dáng đứng” ấy mà dân tộc ta đã “đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào”, làm nên một mùa xuân đại thắng, đất nước vang bài ca khải hoàn.
Viết ngày cả nước tri ân các anh hùng, liệt sĩ Vừa rồi tôi có dịp ra thăm đảo Phú Quốc. Ngoài những bãi tắm tuyệt đẹp, Resort sang trọng, trại nuôi cấy ngọc trai và nhà ga hàng không hiện đại sắp khánh thành..., có một địa điểm tham quan cần đến là nhà tù Phú Quốc. Tại đây có hơn 32.000 tù binh từng bị giam giữ và con số này lên tới 40.000 tù nhân nếu tính cả tù chính trị nhiều thời kỳ.
Tháng Bảy về Đất Thép Quảng Trị (Baonghean) Giữa cái nắng gió Lào khô rát, từng đoàn xe, đoàn người nườm nượp tụ vềĐất Thép Quảng Trị, nơi có những địa danh bất tử: Cồn Tiên, Dốc Miếu, Làng Vây, Khe Sanh,... nơi có Thành cổ Quảng Trị với 81 ngày đêm kiên cường trước sức mạnh hủy diệt của hàng nghìn tấn bomđạn Mỹ, và là nơi yên nghỉ của hàng vạn anh hùng liệt sỹđã lấy máu viết nên khí phách Dân tộc!
“Nhật ký” tìm mộ liệt sĩ trên đất bạn Cam-pu-chia (kỳ 3) Kỳ 3 - Từ một lá thư và tấm lòng người trong cuộc QĐND Online - Đầu năm 2011, đội chúng tôi nhận được 1 lá thư tìm liệt sĩ của bà Lê Thị Kim Thái (64 tuổi), là giáo viên nghỉ hưu tại khối 3, phường Hồng Sơn, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. Trong thư bà Thái nhờ cán bộ, chiến sĩ trong đội tìm giúp phần mộ em trai là liệt sĩ Lê Quốc Hội hy sinh tại mặt trận phía Nam và được an táng tại nghĩa trang mặt trận.
Hoàng Nhuận Cầm với lời nguyền từ chiến hào Thành Cổ - Nguyễn Hoàn Trong lúc nhiều khán giả không còn mặn mà đến với các rạp chiếu bóng như trước, do sự lấn át của các phương tiện truyền thông hiện đại, do điện ảnh Việt Nam những năm sau này chưa có nhiều bộ phim truyện nhựa hay, bộ phim “Mùi cỏ cháy” ra đời, được chiếu không chỉ ở các rạp chiếu bóng mà cả ở “ngoài đời” đã thu hút đông đảo người hâm mộ.
Thơ Vương Thừa Việt Đã một thời các bạn yêu thơ và độc giả cả nước biết đến nhà thơ Vương Thừa Việt qua nhiều bài thơ in trên báo Nhân dân, Văn Nghệ, Tiền Phong, Tạp chí Văn Nghệ Quân đội và nhiều sách khác. Anh còn là cộng tác viên đắc lực chuyên mục “Chữ và nghĩa” của ĐTNVN vào những năm 1991 trở về trước. Vương Thừa Việt nguyên là trưởng phòng biên tập trang Văn nghệ Báo Phụ nữ Việt Nam. Anh sinh năm 1947( quê thị trấn Nam Đàn, tỉnh Nghệ An). Tốt nghiệp khoa Ngữ văn Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Thơ Vương Thừa Việt là tiếng nói tri ân với cuộc đời, bằng những ngôn ngữ giản dị, chân tình mà lắng đọng hồn người. Không bao giờ cường điệu lên gân trong thơ đó là nét đáng quý của người con xứ Nghệ.
Sông Cày vẫn thao thiết chảy! Chẳng biết từ bao giờ con sông Cày như nét mày thiếu nữ đã trở thành biểu tượng của vùng đất có lịch sử hơn ngàn năm có lẻ Thạch Hà (1007 năm). Sông Cày gắn với bao biến đổi thăng trầm lịch sử, bao tên tuổi người Thạch Hà đến mức nhắc đến Thạch Hà người ta nghĩ tới sông Cày và ngược lại. Bởi thế, tất cả người con Thạch Hà dẫu không ai thầm nhủ với ai nhưng dường như trong tâm khảm mỗi người đều mang trong mình một món nợ gì đó với con sông đậm nghĩa tình quá đỗi.
Phóng sự “Nhật kí” tìm mộ liệt sĩ trên đất bạn Cam-pu-chia (kỳ 1) QĐND Online - 11 năm cùng đồng đội đi khắp các tỉnh Kra-ti-e, Công-pông-thơm và Mun-đun-ki-ri (Cam-pu-chia), làm công tác quy tập, tìm kiếm hài cốt liệt sĩ, Thượng tá Lê Huy Chung, Chính trị viên Đội quy tập, tìm kiếm hài cốt liệt sĩ K72 (Đội K72), Bộ CHQS tỉnh Bình Phước, đã ghi chép cẩn thận những chuyến vượt rừng cùng đồng đội và thân nhân các liệt sĩ, tìm mộ người thân. Trong những hành trình ấy, có gia đình may mắn tìm được mộ người thân, nhưng cũng còn biết bao gia đình vẫn khắc khoải chờ mong…
QĐND - Bên dòng Mê Công thơ mộng, cố đô Luông Phra-băng của Lào có những nét rất giống Huế của Việt Nam với dòng sông Hương. Luông Phra-băng cũng có núi non trùng điệp như cố đô Hoa Lư thuộc tỉnh Ninh Bình. Gần chục thế kỷ qua, mảnh đất này đã có nhiều thăng trầm, nhưng lắng đọng lại trong lòng du khách vẫn là sự bình yên, thanh lịch. Đặc biệt là nụ cười và ánh mắt thân thiện của người dân Luông Phra-băng.
Nguyễn Việt Chiến với “Trăng và thơ đọc chậm” VanVN.Net – Mấy năm gần đây, Nguyễn Việt Chiến dường như được bạn đọc “mặc định” là nhà thơ của “Tổ quốc nhìn từ biển” – một bài thơ có sức lan tỏa bằng ngôn từ và giai điệu nồng nàn tình yêu đất nước. “Tổ quốc nhìn từ biển” đã ra đời, chất chứa trong mình một sức sống mãnh liệt và từ đó có một đời sống, mang một sứ mệnh riêng… Giữa những tháng ngày mọi thứ đang trở nên sôi động với nhịp độ nhanh, mạnh và gấp gáp hơn, thì nhà thơ Nguyễn Việt Chiến lại có “Trăng và thơ đọc chậm”. Tập sách mới nhất của anh như là món quà nhỏ bé, khiêm nhường nhưng vô cùng ý nghĩa gửi tới bạn bè, độc giả cũng như những người “lưu tâm” đến thơ và đời Nguyễn Việt Chiến. Điều đặc biệt trong tập “Trăng và thơ đọc chậm” là có 3 tác phẩm thuộc thể loại truyện – ngắn – thơ, VanVN.Net xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
QĐND - Tôi đã đến Thủ đô Viêng Chăn nhiều lần, rong ruổi nhiều nơi trong thành phố này nhưng chưa bao giờ bắt gặp cảnh đánh nhau, cãi nhau. Đường phố rộng thênh thang mà không hề có một tiếng còi xe nào. Tất cả người dân mà chúng tôi gặp trên các đường phố, các nhà hàng, trong hội nghị ở đây đều nở nụ cười thân thiện khi nghe chúng tôi hỏi, giúp đỡ tận tình khi chúng tôi đề nghị. Viêng Chăn xứng đáng là một trong những thành phố hiền hòa và thân thiện nhất thế giới.
Bên ấy, Tây Trường Sơn… Chừng này, bên ấy đang bắt đầu vào mùa mưa, những cơn mưa rừng ồ ạt, tưới tắm cho những cánh rừng nguyên sinh bạt ngàn tươi tốt. Bên này nắng vẫn đang đốt. Người đi sang Lào vẫn phải mang thêm tấm áo thu đông để khi lên đỉnh Keo nưa khỏi lạnh. Vượt Trường Sơn, qua khỏi Nape, đến Lac Sao, khí trời đổi khác. Hình như phong thuỷ, thổ nhưỡng, linh khí mỗi nước khác nhau đã làm nên cái vẻ mang mang rất khó diễn tả.
VỀ NƠI TỪNG LÀ ĐỊA NGỤC TRẦN GIAN - Nguyễn Duy Xuân Những ngày giữa tháng Bảy, chúng tôi may mắn được về thăm Côn Đảo, nơi 37 năm trước là địa ngục trần gian, là chứng tích tội ác ghê tởm có một không hai trên thế giới của thực dân đế quốc, là bản trường ca bi tráng của dân tộc trong suốt hơn một thế kỉ chiến đấu vì quyền sống của con người, vì độc lập và tự do của đất nước. Có đến Côn Đảo mới thấy được phần nào, phần nào thôi nếu như không phải người trong cuộc, sức mạnh ghê gớm của lòng quả cảm, của tinh thần yêu nước và căm thù giặc. Thật không thể nói hết thành lời.
Xin dâng nén tâm nhang tưởng nhớ và biết ơn vô hạn các anh hùng liệt sĩ đã xả thân vì Tổ quốc.
QĐND - Miền Trung, trong một ngày mưa dầm và gió quất, tại thành phố Đà Nẵng, tôi tìm đến thăm ông, Thiếu tướng Trần Tiến Cung, nguyên Phó tổng cục trưởng Tổng cục II (Bộ Quốc phòng). Trong gian nhà nhỏ đơn sơ, vị tướng 82 tuổi với nụ cười đôn hậu, hiền từ vẫn vô cùng minh mẫn và hào sảng khi kể cho tôi nghe câu chuyện về cuộc đời ông gắn liền với mảnh đất Liên khu V. Đó không chỉ là dải đất miền Trung nắng gió nơi ông sinh ra, lớn lên, chiến đấu và trưởng thành mà ông gọi đó là mối nghĩa tình mang tên: Quê hương và đồng đội.
Ghi ở chợ Troeshina Phiên chợ chiều nhạt nắng Những sạp hàng đìu hiu Gặp lúc em rảnh rỗi Chuyện vặt dăm ba điều Làm ăn giờ xuống lắm Người bán nhiều hơn mua