Những ngày giữa tháng Bảy, chúng tôi may mắn được về thăm Côn Đảo, nơi 37 năm trước là địa ngục trần gian, là chứng tích tội ác ghê tởm có một không hai trên thế giới của thực dân đế quốc, là bản trường ca bi tráng của dân tộc trong suốt hơn một thế kỉ chiến đấu vì quyền sống của con người, vì độc lập và tự do của đất nước. Có đến Côn Đảo mới thấy được phần nào, phần nào thôi nếu như không phải người trong cuộc, sức mạnh ghê gớm của lòng quả cảm, của tinh thần yêu nước và căm thù giặc. Thật không thể nói hết thành lời.
Xin dâng nén tâm nhang tưởng nhớ và biết ơn vô hạn các anh hùng liệt sĩ đã xả thân vì Tổ quốc.
Vịnh Côn Sơn và Cầu Tàu 914
Mũi Cá Mập
Bia tưởng niệm cầu tàu 914
Cầu tàu 914, tôi đo được chiều dài 177 bước chân. 914 người tù đã ngã xuống trong quá trình xây dựng cầu tàu này. Ở Côn Đảo, bạn hãy nhẹ bước chân, vì mỗi tấc đất nơi đây đều có máu xương của đồng bào mình.
Con đường với những cây bàng cổ thụ từ thời nhà tù mới xây dựng cách đây 150 năm. Chỗ nào những người tù đã ngã xuống ?
Một phút suy ngẫm về một giai đoạn lịch sử đau thương.
Sản phẩm của nền văn minh công nghiệp: còng, cùm, xích xiềng tù nhân
Đây cái gọi là "văn minh, khai hóa" của thực dân, đế quốc ?
Hầm xay lúa, một cực hình mà Chủ tịch Tôn Đức Thắng từng trải qua.
Trên chòi canh trại Phú Hải nổi tiếng tàn bạo
Chuồng cọp thời Pháp
Lịch sử đầy biến động để hôm nay tôi được đứng ở nơi địa ngục trần gian này.
Một phòng giam tù nhân nữ, chỉ có khoảng 10m2 mà giam giữ 20 con người
Trước hành lang chuồng cọp Pháp
Bao nhiêu tù nhân đã ngã xuống vì "nước" ở cái giếng trước sân tù này ?
Chuồng cọp thời Mĩ
Bia tưởng niệm cuộc vũ trang vượt ngục không thành của 172 người tù.
NGHĨA TRANG HÀNG DƯƠNG:
Núi Côn Lôn được pha bằng máu
Đất Côn Lôn năm sáu lớp xương người
Mỗi bước chân che lấp một cuộc đời
Mỗi tảng đá là một trời đau khổ...
Nghĩa địa Hàng Dương vùi chôn bao số phận
Hết lớp này, lớp khác dập lên trên
Mặt phẳng lì không mô đất nhô lên
Không bia mộ, không tên và không tuổi...
Đài tưởng niệm
Trước lối vào nghĩa trang Hàng Dương
Mộ nữ anh hùng liệt sĩ Võ Thị Sáu
Mộ nhà chí sĩ yêu nước Nguyễn An Ninh
Mộ ông Lê Hồng Phong, Tổng BT Đảng 1935-1936
Đền thờ Côn Đảo mới được xây dựng
An Sơn miếu nơi thờ đức Bà Phi Yến, vì dám khuyên can Nguyễn Ánh (vua Gia Long sau này) không nên cầu viện ngoại bang mà bị đày ở Côn Đảo.
Chùa Vân Sơn tự trên núi, phía tây nam thị trấn Côn Sơn
Trước mũi Cá Mập
Mũi Cá Mập
Đảo Bà, nơi bà hoàng Phi Yến bị cách ly, phía trước là cầu cảng Bến Đầm, cách thị trấn Côn Sơn 12 km về phía tây nam.
Bờ biển phía tây nam Côn Đảo
Theo Nguyenduyxuan
Tin bài liên quan:
ĐÊM HÀNG DƯƠNG - thơ Nguyễn Duy Xuân
http://nguoixunghekiev.vn/serviceView_323_333_13870.html
|