Trang chủ Liên hệ       Chủ nhật, Ngày 24/11/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
  -  Văn Thơ Sưu Tầm
  -  Sáng Tác Cộng Đồng
  -  Văn thơ của bạn
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Văn Nghệ > Văn Thơ Sưu Tầm >
  AHLLVTND, Nhà thơ, liệt sĩ Lê Anh Xuân và khát vọng sống AHLLVTND, Nhà thơ, liệt sĩ Lê Anh Xuân và khát vọng sống , Người xứ Nghệ Kiev
 

  Nói đến Lê Anh Xuân (Ca Lê Hiến), người ta không thể quên một “Dáng đứng Việt Nam” từ cách đây hơn 40 năm về trước, khi cuộc chiến đấu chống giặc Mỹ xâm lược đang bước vào thời kỳ gay go, ác liệt nhất. Nhưng nhờ có “dáng đứng” ấy mà dân tộc ta đã “đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào”, làm nên một mùa xuân đại thắng, đất nước vang bài ca khải hoàn. 
  
Hoa thơm trái ngọt đong đầy

Thầy giáo, Nhà báo, Nhà thơ, Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân (AHLLVTND), liệt sĩ Lê Anh Xuân sinh ngày 5- 6-1940 tại xã Tân Thành Bình, huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre. Cha ông là Giáo sư Ca Văn Thỉnh, một nhà giáo, nhà nghiên cứu văn học. Các thành viên trong gia đình ông cũng đều là những nhà giáo, nghệ sĩ được nhiều người biết tới. Anh trai ông là Giáo sư- nhạc sĩ Ca Lê Thuần, em gái là nữ đạo diễn NSƯT Ca Lê Hồng, nguyên Hiệu trưởng trường Nghệ thuật- Sân khấu II Thành phố Hồ Chí Minh, em trai là hoạ sĩ Ca Lê Thắng...

 
 AHLLVTND, liệt sĩ Lê Anh Xuân


Được sinh ra và lớn lên trong một gia đình trí thức, yêu văn chương- nghệ thuật và giàu truyền thống cách mạng, đối với không ít người trong chúng ta điều ấy chỉ có thể mãi là niềm mơ ước. Nhưng với Lê Anh Xuân dường như vẫn là chưa đủ.

Ngay từ nhỏ Ca Lê Hiến đã bộc lộ khả năng về thơ ca. Đang ngồi trên ghế giảng đường Đại học, ông đã có bài thơ đầu tiên “Nhớ mưa quê hương” được giải Nhì cuộc thi thơ do tạp chí Văn nghệ tổ chức năm 1960. Thầy Vũ Dương Ninh người trực tiếp dạy Ca Lê Hiến chia sẻ: “Nếu kể đến một người học trò cụ thể mà tôi nhớ nhất, đó là trường hợp Ca Lê Hiến- Lê Anh Xuân học rất giỏi, thông minh”.

Giáo sư Đinh Xuân Lâm là người thầy trực tiếp giảng dạy và sau này là đồng nghiệp của Ca Lê Hiến kể lại: “Ngay từ những ngày đầu năm học 1959- 1960, tôi đã chú ý tới một sinh viên trẻ măng, nét mặt thanh tú, nói năng nhẹ nhàng, vào học năm thứ nhất khoa Lịch sử. Đó là Ca Lê Hiến, học sinh trường miền Nam- mới thi đậu vào trường. Sau đó ít lâu, tôi lại được biết anh là con trai cụ Ca Văn Thỉnh- Giám đốc Thư viện Khoa học Xã hội, một vị trí thức có tên tuổi mà tôi đã nhiều lần được tiếp xúc và vô cùng cảm phục...”

Năm 1962, Ca Lê Hiến tốt nghiệp đại học và được giữ lại làm cán bộ giảng dạy tại khoa Sử, bộ môn Lịch sử văn hóa Hy Lạp- La Mã, Đại học Tổng hợp Hà Nội. Khoảng một năm sau, ông được nhà trường cử đi nghiên cứu sinh ở nước ngoài, cùng đợt với Chu Cẩm Phong (Khoa Văn) nhưng cả hai ông đều từ chối và kiên quyết xin được trở về  quê hương chiến đấu chống giặc Mỹ xâm lược. Và thế là ý nguyện của thầy giáo trẻ Ca Lê Hiến đã trở thành hiện thực. 

Cuối năm 1964, ông vượt Trường Sơn vào miền Nam, làm việc ở Tiểu ban Giáo dục thuộc Ban Tuyên huấn Trung ương cục miền Nam và sau đó là Hội Văn nghệ Giải phóng miền Nam. Trong thời gian này, ông lấy bút danh Lê Anh Xuân. 

Những tưởng, có gia đình “chống lưng” vững chãi như thế, lại được đào tạo học hành cẩn thận, đã có hai năm đứng trên bục giảng đường đại học, và một tương lai rộng mở về khoa học đang chờ ở phía trước,...ngay đến hôm nay cũng là điều không hề dễ dàng đối với nhiều sinh viên, huống chi điều ấy đã xảy ra cách đây gần nửa thế kỷ. Thầy giáo trẻ Ca Lê Hiến thấy dường như đấy không phải là con đường và cách lựa chọn tốt nhất cho mình. Ngày Ca Lê Hiến chính thức lên đường vượt Trường Sơn vào miền Nam đánh Mỹ (22-12-1964) chỉ cách ngày xảy ra sự kiện Vịnh Bắc Bộ 22-12-1964 hơn bốn tháng. Đấy là cái cớ duy nhất để giặc Mỹ leo thang bắn phá miền Bắc nước ta, hòng ngăn chặn sự chi viện sức người, sức của từ miền Bắc cho chiến trường miền Nam. Khi ấy Tổ quốc rất cần những người thanh niên trí thức chi viện cho miền Nam. Tổ quốc gọi, thầy giáo, nhà thơ Ca Lê Hiến sẵn sàng. 

“Nếu là người, tôi sẽ chết cho quê hương”
 

 
 Lê Anh Xuân, chị gái Ca Lê Hồng và vợ chồng anh chị Ca Lê Dân. (Ảnh: internet)


Dường như bài ca “Tự nguyện” của nhạc sĩ Trương Quốc Khánh đã nói hộ tâm tư nguyện vọng và lý tưởng sống cao đẹp của cả một thế hệ thanh niên lúc bấy giờ. Dù rằng, sau khi thầy giáo trẻ Ca Lê Hiến lên đường vào miền Nam đánh Mỹ được 4 năm, thì ca khúc “Tự nguyện” mới ra đời trong phong trào “Hát cho đồng bào tôi nghe”, năm 1968, cũng đúng vào thời điểm mà Lê Anh Xuân ngã xuống cho quê hương. Nhưng khát vọng sống, chiến đấu cho quê hương, đất nước, dù có phải hy sinh cả tính mạng vẫn mãi là lẽ sống của những thanh niên miền Nam tập kết vào những năm 60- 70 của thế kỷ trước.

Ra chiến trường chiến đấu bảo vệ quê hương, nhưng thầy giáo, nhà thơ, nhà báo Lê Anh Xuân chưa một lần phải “xếp bút nghiên” để theo “nghiệp binh đao”. Trái lại, theo ông chỉ có ra chiến trường, về quê hương, nơi có đồng bào, đồng chí mình đang sống, chiến đấu chống lại giặc Mỹ xâm lược mới thỏa lòng mong ước của tuổi trẻ Việt Nam khi đất nước có họa xâm lăng. Và hơn thế, chỉ có ra nơi đấy, thì những trang giáo trình của người thầy, những trang viết của người nghệ sỹ, những bài ký sự chiến trường của nhà báo,... mới thật sự tươi rói như bản thân cuộc sống vốn có của nó, mới thấm đẫm nghĩa đời tình người khi mà cả dân tộc ta đều hướng về miền Nam thân yêu. Chính nơi ấy, mọi người hoàn toàn có thể nói không với “lý thuyết màu xám”, vì chẳng có nơi nào mà “cây đời mãi mãi xanh tươi” như trên trận tuyến chống quân thù, giành từng tấc đất quê hương, từng sự sống cho đồng bào, đồng chí mình. 

Cuốn “Nhật ký Lê Anh Xuân” sau 43 năm mới được xuất bản cách đây chưa lâu là minh chứng sống động nhất cho sự xanh tươi của “cây đời”. Nhà thơ Lê Quang Trang, Chủ tịch Hội Nhà văn TPHCM, phát biểu tại buổi lễ ra mắt cuốn sách trên đã khẳng định: “Nhật ký Lê Anh Xuân toát lên cả một lý tưởng trong trẻo, đẹp đẽ và cao thượng. Đó là lý tưởng sống của một thế hệ trên nền giác ngộ chính trị sâu sắc, luôn đặt quyền lợi chung trên lợi ích cá nhân. Lê Anh Xuân mãi mãi là một biểu tượng của sự sống và cống hiến kiên cường”.

Người trực tiếp biên tập bản thảo cuốn “Nhật ký Lê Anh Xuân”, nhà văn Bích Ngân nhắc lại những mẩu chuyện đã đọc và ghi nhớ từ tác phẩm ấy: “Có những câu chuyện được ghi nhận một cách rất giản dị, thô mộc, thậm chí vài ghi chép cứ như tủn mủn, vụn vặt nhưng tất cả lại có thể làm bật lên nhân cách của một con người. Đó là những chia sẻ rất thật, rất chân thành và cũng đầy trách nhiệm và yêu thương”.

Đấy là những nhận định, đánh giá của người “ngoài cuộc”, sống cách nhà báo, nhà thơ Lê Anh Xuân chừng nửa thế kỷ, khi mà cuộc chiến khốc liệt nhất trong lịch sử dân tộc đã lùi xa vào quá vãng gần 40 năm. Vậy mà những trang viết của ông thưở nào vẫn như còn vang vọng đâu đây, gây xúc động đối với những người hôm nay được sống trong hòa bình, độc lập, tự do của đất nước từ những hy sinh của bao thế hệ cha anh đi trước, trong đấy có người thầy Ca Lê Hiến, nhà thơ, nhà báo Lê Anh Xuân. 

Những ghi chép sống động, hãy còn tươi rói như thế này: “Té võng. Thật buồn cười”, “Về đến nhà 3 giờ sáng. Ngủ không mùng. Muỗi cắn”, “Đi đào sắn, mất lon gi-go”, “Làm chuồng gà”, “Nghỉ, giặt quần áo”, “Úp muỗng dừa gài lựu đạn, địch đá nổ. Lần sau nếu không gài lựu đạn địch cũng sợ”… “Sáng ra nghe lính vào. Mõ đánh. Chú Tám Nghệ ra dắt đi hầm khác”,... ta có thể tìm thấy ở bất cứ trang nào trong  cuốn Nhật ký ấy. 

Cuộc sống của những ngày gian lao, vất vả nhất nơi chiến trường, nhưng người chiến sỹ cộng sản Lê Anh Xuân vẫn tràn đầy lạc quan, hài hước trong khó khăn gian khổ, mặc dù cũng đôi lúc chạnh lòng, xót xa khi được tin người đồng chí mình vừa ngã xuống. Tất cả những điều đó càng khẳng định thêm về một chân lý bất biến là những tác phẩm văn chương- nghệ thuật và những trang báo, chỉ có thể đem đến cho công chúng những giá trị tư tưởng và thẩm mỹ khi cái tôi cá nhân luôn đồng hành cùng với cái ta của đất nước mình, dân tộc mình và của nhân loại./.  
 
ĐỖ NGỌC YÊN

              Theo Tạp chí Văn nghệ Quân đội


  Các Tin khác
  + Tháng giêng non thương mùa nắng hạ (19/09/2024)
  + Những hàng thông lặng im (19/09/2024)
  + MẮT TRĂNG (19/09/2024)
  + LÒNG TỰ TÔN (01/08/2024)
  +  CHUYỆN O NẬY (31/07/2024)
  + THÁNG BẢY VỀ.. (25/07/2024)
  + MÙA HOA GẠO (25/07/2024)
  +  TRƯỚC KHI QUÁ MUỘN (25/07/2024)
  +  NHẶT MẸ VỀ NUÔI (25/07/2024)
  + HÀNG THẢI (31/05/2024)
  + NỖI ĐAU BỊ LỪA DỐI. (31/05/2024)
  + VÙNG KÍ ỨC TRẮNG (30/05/2024)
  + Dưới ánh sương mai (26/05/2024)
  + VẰNG VẶC CHỮ TÂM (Thơ BÙI NGỌC BÍCH) (19/02/2024)
  + ĐẾN VỚI BÀI THƠ HAY Thơ Trần Huy Liệu Lời bình Bùi Ngọc Bích (19/02/2024)
  + GIÓ MÙA (02/11/2023)
  + TẢN MẠN CUỐI THU (02/11/2023)
  + Truyện ngắn. MỘT KIẾP NGƯỜI. (02/11/2023)
  + DỊU DÀNG MÙA THU (04/09/2023)
  + Thơ Nguyễn Hữu Quý - ĐÃ TỚI MÙA ĐÔNG (11/11/2022)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 1
Total: 65169052

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July