Chùa Yên Lạc và làng biển bình yên Con sông Gia Hội vòng vo trên đất Cẩm Xuyên rồi cũng tìm về phía biển. Sông uốn khúc bên núi Tượng Lĩnh cắt chia những trảng cát dài thành cửa bể. Cửa Nhượng mang tên làng Nhượng Bạn (nay là Cẩm Nhượng). Nhiều gia đình, dòng họ lập nên làng. Một cộng đồng cư dân sống bên bờ đại dương bốn mùa sóng vỗ...
Người cha đạp xích lô và tâm nguyện nuôi con thành tài Người dân tổ dân phố 9 – Thị trấn Xuân An (Nghi Xuân) luôn gọi anh Nguyễn Ngọc Thắng (51 tuổi) với cái tên trìu mến “chú xích lô đáng nể”. Tên gọi ấy hàm chứa nhiều ý nghĩa đặc biệt.
Đức hy sinh của người vợ "nhà thơ đứng" (Baonghean) -Đến làng Trắp, xã Quỳnh Lập (Thị xã Hoàng Mai, Nghệ An) không ai là không biết ông Trương Quang Thứ, người nổi tiếng khắp vùng với biệt danh “nhà thơ đứng”. Trải qua bao “gió dập sóng dồi”, ông đã có được những vần thơ “tình đời thiết tha” cùng một mái ấm trọn vẹn. Nhưng mấy ai biết rằng, đằng sau “nhà thơ đứng” ấy là một người vợ giàu đức hi sinh cùng nghị lực phi thường một mình bà cực khổ, lam lũ nuôi chồng tật nguyền cùng 3 con nên người.
ANH HÙNG LLVT ND VỪ CHÔNG PAO: Khi cách mạng trở thành chân lý (Baonghean) - Được Đảng, Nhà nước cho nghỉ hưu ở tuổi 83, ngày 23/11/2013, Anh hùng LLVT nhân dân - Vừ Chông Pao vinh dự đón nhận Huy hiệu 50 tuổi đảng. Những câu chuyện về sự nghiệp đấu tranh chống giặc ngoại xâm, dẹp phỉ nổi loạn (phỉ Vàng Pao, phỉ Châu Phà) của đồng bào các dân tộc miền Tây Nghệ An gắn với tên tuổi người anh hùng Vừ Chông Pao sẽ còn sống mãi trong lòng đồng bào các dân tộc miền Tây xứ Nghệ.
Câu chuyện về ba người thầy xứ Nghệ (Baonghean) -Thầy Đặng Thai Mai là con nhà chí sỹ cách mạng Đặng Nguyên Cẩn. Lứa học trò chúng tôi không ai quên hình ảnh bậc chí sỹ này trong các câu văn được học:
Cuộc đấu tranh nghiệt ngã của người nghiện trở thành chủ tàu Bị nhiễm trùng rồi viêm tắc động mạch phải lần lượt cắt bỏ cả hai chân. Buồn chán về sức khỏe đâm ra buông xuôi bỏ mặc cho số phận, rồi dính nghiện. Lại tận mắt chứng kiến em trai chết giữa biển khơi.
Lính trọng án xứ Nghệ: Say nghề và thiện chiến Ở Phòng Cảnh sát hình sự Công an các tỉnh, lực lượng điều tra các vụ án đặc biệt nghiêm trọng, được gọi với cái tên "Đội án xâm phạm nhân thân", còn tại Hà Nội thì đó là "Đội điều tra trọng án". Nhưng dù với cái tên nào, thì "mẫu số chung" giữa những người lính ở các đơn vị này, luôn là một phẩm chất mưu trí, quả cảm và đặc biệt là lòng say nghề. Những chiến công của Đội án nhân thân - Phòng PC45 - CA tỉnh Nghệ An, đã dẫn tôi về thành Vinh trong những ngày đầu đông, đúng vào dịp các anh tổng kết năm công tác 2013.
Các khoa thi Hương năm Ngọ trên đất Vinh (Baonghean) - Đến hết thời Lê, đối với sĩ tử Nghệ An không chỉ thi Hội mà cả thi Hương cũng đều phải ra Thăng Long. Vào năm Gia Long thứ 6, tức khoa Đinh Mão (1807) mới có khoa thi Hương đầu tiên trên đất Nghệ, mở tại Thành Vĩnh An (Thành phố Vinh nay), chủ yếu dành cho sĩ tử cư ngụ trên hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Từ đó, đến khoa cuối cùng, năm Mậu Ngọ (1918), cả thảy có 42 khoa thi Hương được tổ chức trên đất này, lấy đỗ 827 Cử nhân. Ngoài ra, trong thời gian ấy, còn có 29 vị là người Nghệ An thi đỗ Cử nhân ở nơi khác, chủ yếu là tại trường thi Thừa Thiên.
Truông Bồn vẫn hát mãi hùng ca người mở đường Đoàn cán bộ hưu trí của Bộ GTVT vinh dự được hành hương về thăm quê Bác. Đến thành phố Vinh, đoàn được các lãnh đạo sở GTVT, TCT xây dựng giao thông 4 và Ban 85 ân cần đón tiếp, bố trí cho đoàn về dâng hương khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh, rồi sau đó thăm khu tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ Thanh niên xung phong ở Truông Bồn, tỉnh Nghệ An và 10 cô gái ngã ba Đồng Lộc, Hà Tĩnh.
Bản có anh như cây xanh có nắng Có những công việc thầm lặng, nhưng những người lính biên phòng ở Đồn cửa khẩu La Lay (tỉnh Quảng Trị) bao giờ cũng thấy vui. Vui vì mình đã giúp đồng bào dân tộc Pa Kô, Vân Kiều thay đổi dần những hủ tục lạc hậu trong cuộc sống hàng ngày, giúp dân biết phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, chia sẻ cùng dân trong khó khăn, hoạn nạn. Giữa những cánh rừng thâm u heo hút, bên những mái nhà sàn giữa lưng chừng núi, dường như bao giờ dân bản cũng nở những nụ cười trìu mến với các anh…
PHAN XUÂN HẠT: Thơ mọng quả đời (Baonghean) - Có những người suốt cuộc đời theo đuổi thơ phú là liên tục những cuộc thử nghiệm. Nhà thơ Phan Xuân Hạt không phải mất công loay hoay với những trường phái này, xu hướng nọ. Làm thơ, với ông, đơn giản là viết từ những bức xúc, thơ bật ra từ tâm trạng “dây đàn căng thẳng”, nên ở tuổi 82, thơ Phan Xuân Hạt vẫn mọng quả đời...
Người lái đò thầm lặng (Baonghean) - Nghề giáo được ví như những người lái thuyền chở tri thức đến với học sinh. Nếu không có sự hy sinh thầm lặng của những người thầy, người cô, thì sẽ không có những kỹ sư, bác sỹ, nhà khoa học, doanh nhân thành đạt… mỗi dịp đến tháng 11, chúng ta lại nhớ về những người đã chắp cánh ước mơ...
Linh thiêng lễ hội đền Ông Hoàng Mười (Baonghean.vn) - Sáng 12-11, (tức 10/10 âm lịch) tại Đền Hoàng Mười, xã Hưng Thịnh, huyện Hưng Nguyên, UBND huyện Hưng Nguyên long trọng tổ chức ngày Lễ hội giỗ Ông Hoàng Mười.
Đại thi hào Nguyễn Du được tổ chức UNESCO vinh danh Vừa qua, tại kỳ họp lần thứ 37 ở Paris, Đại hội đồng Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) đã ra Nghị quyết vinh danh Đại thi hào Nguyễn Du của Việt Nam cùng với nhiều danh nhân văn hóa khác trên thế giới.
Chùa Giai - Nét đẹp ngàn xưa (Baonghean) - Chùa Giai (xã Thanh Khai, Thanh Chương) là một công trình kiến trúc cổ được xây dựng lâu đời, đến nay chùa vẫn giữ được nét kiến trúc cổ kính và lưu giữ nhiều đồ tế khí cổ có giá trị, gắn với huyền thoại của nhân dân địa phương về sự hình thành và phát triển của tín ngưỡng Phật giáo xứ Nghệ. Hiện Chùa Giai đã được Ban Quản lý Di tích và danh thắng lập hồ sơ đề nghị công nhận là di tích văn hóa lịch sử cấp tỉnh.
Trong trường kỳ lịch sử của dân tộc, xứ Nghệ không chỉ là “đất cổ nước non nhà”, là “trùng lai danh thắng địa”, là “nơi địa linh nhân kiệt” đã từng anh hùng bất khuất trong kháng chiến chống giặc ngoại xâm, trong lao động xây dựng quê hương mà còn là đất học, đất khoa bảng. Nhân dân xứ Nghệ có truyền thống hiếu học, truyền thống tôn sư trọng đạo. Truyền thống ấy của người xứ Nghệ đã tạo nên những nhà khoa bảng, những làng khoa bảng, những danh nhân từng được lọt vào “An Nam tứ hổ, “An Nam ngũ tuyệt”.
Bản có anh như cây xanh có nắng Có những công việc thầm lặng, nhưng những người lính biên phòng ở Đồn cửa khẩu La Lay (tỉnh Quảng Trị) bao giờ cũng thấy vui. Vui vì mình đã giúp đồng bào dân tộc Pa Kô, Vân Kiều thay đổi dần những hủ tục lạc hậu trong cuộc sống hàng ngày, giúp dân biết phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, chia sẻ cùng dân trong khó khăn, hoạn nạn. Giữa những cánh rừng thâm u heo hút, bên những mái nhà sàn giữa lưng chừng núi, dường như bao giờ dân bản cũng nở những nụ cười trìu mến với các anh…
Linh thiêng Lễ hội ông Hoàng Mười (Baonghean) - Năm 2002, đền Ông Hoàng Mười được UBND tỉnh xếp hạng di tích lịch sử, văn hoá. Hàng năm tại đền có hai kỳ lễ hội lớn là Rằm tháng 3 âm lịch (lễ hội khai điểm) và ngày giỗ ông Hoàng Mười (9 - 10/10 âm lịch). Từ năm 2003 đến nay, ngày giỗ ông Hoàng Mười đã được khôi phục thành lễ hội truyền thống không chỉ nức tiếng vùng đất xứ Nghệ mà lan rộng ra cả trong Nam, ngoài Bắc.