Trang chủ Liên hệ       Thứ sáu, Ngày 29/03/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
  -  Đất và người Xứ Nghệ
  -  Dân ca Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Truyền thống Nghệ Tĩnh > Dân ca Nghệ Tĩnh >
  Vài lối ví hiểm hóc và tài tình khác Vài lối ví hiểm hóc và tài tình khác , Người xứ Nghệ Kiev
 

Lược trích trong cuốn “Ví Phường Vải” của Nguyễn Tất Thứ

Cũng vì lối đối đáp ngặt nghèo kia, nên có mấy thầy nho nghĩ ra lối chơi khăm phường vải. Họ đẩy một anh chàng mục đồng vào ví với các o mà họ lại ngồi ẩn mình ngoài ngõ để nghĩ câu ví cho anh chàng kia. Thoạt vào, phường vải đã rõ đó là một anh mục đồng, liền ra một câu thật khó. Nhưng lạ thay, chàng ta vẫn đối đáp thật trôi chảy. tiếp hai ba câu nữa, sự đối đáp vẫn trót lọt.

Biết là có người muốn chơi khăm mình, các o liên hỏi tới nghề nghiệp chàng “nho sĩ” kia. Chàng cũng đàng hoàng nhận mình là học trò! Nhưng sao lại thế được, hôm qua hôm kia đây, người ta còn thấy anh chàng này đi chăn bò kia mà. Các o bèn nói trắng ra cái sự thực hiển nhiên cho anh chàng bẽ mặt:

Hỏi anh, anh nói học trò

 

Răng em lại chộ đi bò bữa qua?

Nhưng anh chàng không hề lúng túng, bẽ mặt như các o tưởng, ngang nhiên trả lời:

                                                              Anh đây có con bò nhà 

Đứa ở đi khỏi lùa ra một hồi

 

Vốn xưa đi học em ơi!

Cứ như câu đáp trên, chẳng những là anh học trò, còn là chủ bò, có đứa ở hẳn hoi. Thế là các o hết cả khinh người chưa thói tọc mạch.

Thiết tưởng chúng ta cũng nên biết một vài câu ví nôm na, thi vị, rất tình tứ lại có thể vừa vặn ra vừa chữ Hán, vừa nghĩa Nôm:

Đêm khuya gió dục mây đi

 

Phong phanh nhớ dạng vân vi nhớ lời.

Tài nhất và hay nhất là hai tiếng phong phanh và vân vi. Hai âm của chữ Hán phong vân với cái nghĩa mây, gió của câu ví.

Năm 1932, sau cuộc khủng bố đẫm máu của thực dân Pháp hòng đàn áp phòng trào Xô Viết Nghệ Tĩnh, nạn mất mùa đói kém xảy ra khá trầm trọng. để xoa dịu lòng dân, bọn thực dân cho khởi công một công trình dẫn thủy nhập điền khá quy mô với danh nghĩa “Hưng công đại chẩn”. Một con sông đào to lớn được bắt đầu thực hiện. Những ông thấu khoán chuyên nghiệp đứng thầu, rồi thầu khoán nhỏ xin thầu lại và khoán từng lô nhỏ cho cai thầu. Các cai thầu cò con này phải tự đi tìm kiếm thuê mướn người “đào sông”. Dân nghèo quanh vùng bất luận trẻ già trai gái, miễn có sức lao động đều xinh đi làm với đồng công rẻ mạt, đương nhiên chịu sự bóc lột của việc gọi là “hưng công đại chẩn” này. Các cai thầu cò con ngày lăn lộn ở phần đất (công trường) đêm về lần mò đến các thôm xóm để mộ phu. Từ đó các thầy cai được dịp tiếp xúc với phường vải và được thưởng thức những câu ví tài tình của họ. Cũng từ đó một số câu ví được xuất hiện:

Dở dang, dang dở vì sông

 

Ngày làm công nhật, đêm mong dạ chàng.

Thế là các thấy cai phải nhờ “thấy gà” địa phương mớm cho mới ví được:

Hởi hồ, hồ hởi làm sao

 

Trưa ra đứng ngọ, tối vào mộ phu.

Chúng ta thấy hởi hồ, hô hởi ở câu dưới đối với dở dang, dang dở ở câu trên. Giang đối với hồ. Và giang có nghĩa là sông, thì hồ có nghĩa là sao. Bốn tiếng: trưa – ngọ, tối – mộ, đều đối trúng vào vị trí của bốn tiếng : ngày – nhật, đêm – dạ.

Từ ngày mở đầu cái kỷ nguyên mới mẻ lối ví hát cho tới 5 năm sau, phường vải đã chơi đủ các lối kể trên. Và cứ tiếp mỗi năm, họ lại cho ra vài lối ví khác mới lạ hơn khiến các thầy nho đi nhởi phải mệt trí nhiều mỗi khi nghe các o cất tiếng oanh vàng.

Những lối ví trên rồi cũng chán. Họ lại xoay sang lối ví có những tiếng “phong, hoa, tuyết, nguyệt” với nghĩa khác.

Người tinh tuyết, khách tài hoa 

Sau hiên cầm nguyệt, trước nhà bình phong. 

 

Hoặc “sơn, thủy, lâu, đài” mà không phải sơn thủy lâu dài:

Lược sơn gương thủy nương cài

 

Hồng lâu đợi phận, chương đài chơ duyên.

Hoặc “đông, tây, nam, bắc”:

Giường đông thiếp bắc sẵn sàng

 

Buồng tây mở khóa đợi chàng nam nhi.

Hoặc “xuân hạ thu đông”:

Vườn xuân hạ chiếu ra mời

 

Kẻo mà thu tiết lạnh người đào đông.

Cũng có khi phường vải gộp hai khoản vào một câu như “đông tây nam bắc” và “xuân hạ thu đông”:

Quanh năm gió thổi bốn bề 

Thu đông tây bắc, xuân hè đông nam.

 

(ở Nghệ Tĩnh, mùa thu đông có gió tây bắc, mùa xuân hè thì có gió tây nam)

Gộp cả ba khoản vào một như: “cầm kỳ thi tửu”, “tuyết nguyệt phong hoa”, “xuân hạ thu đông”:

Thơ đông tuyết, cờ thu phong

 

Đờn vui hạ nguyệt, rượu nồng xuân hoa

Về những lối tứ thời phong vị này thì nhiều lắm. Người sưu tầm mong có dịp dẫn bạn đọc đi sâu hơn vào khu rừng đầy hoa thơm cỏ lạ này.

Cũng nên biết qua đôi chút về cách đối đáp của mấy lối ví trên. Như nghe phường vải dùng lối tứ thời “xuân hạ thu đông”:

Tiết vừa thu nguyệt, thu phong

 

Xuân tình xuân tứ đã đông chưa hè.

Người đối lại sẽ bằng tứ thú “cầm kỳ thi tửu”:

Nhân khi tửu hứng, tửu ngâm

 

Kỳ bàn, kỳ tửu giọng cầm lơ thơ.

Chữ thơ đối với chữ hè, cả hai cùng là tiếng lơ lửng (hư từ). cũng có khi câu ví chỉ có một trong tứ thú như “cầm” chẳng hạn:

Díu dan đôi nhịp ân cần

 

So dây văn vũ, họa vần Bá – Nha.

Thầy nho đi nhởi có thể lấy một trong tứ thú như “tửu” mà đối:

Thảnh thơi ba chén tiêu sầu 

Dan tay tả hữu dốc bầu lưu linh. 

 

Sau một thời gian, thấy sự nhàm chán với những lời ví tứ thời phong vị, người ta lại xoay sang lối “điểu”  và “thú”. Nghĩa là cố tình gò ghép những tên nhiều giống chim hoặc thú vào một câu. Và tất nhiên câu ví không thể nhạt mất cái nghĩa chính, thí dụ:

Bây giờ gặp khách tay gà 

Vịt thêm dầu đượm, ngỗng pha rượu nồng. 

 

Vịt ở đây là cái ve đốt dầu hình vịt, và ngỗng là cái bình đựng rượu hình con ngỗng. bốn tiếng cùng về loải điểu “khách, gà, vịt, ngỗng” câu ví dùng loài điểu thì câu đối cũng phải dùng đến loài thù:

Gật gù trên ngựa say bò, 

Hươu đầy cúc tửu, nai vò Nam Hương. 

 

Cũng như câu ví trên, ngựa ở đây là cái phản bằng gỗ mà địa phương gọi là phản ngựa, hươu là cái chai ¼ lít và nai là hũ đựng rượu. có một thầy nho đi ví, tới nơi thấy phương vải ra toàn câu ngoắt ngoéo liền đứng dậy ra về (chắc thầy sợ vấp phải những câu khó hơn). Nhưng chị em chưa  tha, còn cố giữ lại:

Nên chi vội cáo về mau

 

Hay là ngẫm nghĩ mấy câu đã chồn?

Thầy nho liền đắc chi trả lời :

Ngồi ri trơ tráo thêm lâu

 

Gọi rằng khách địa mấy câu tay gà.

Ba tiếng về loài điểu : tráo (chim sáo), khách, gà đã đối rất khớp với ba tiếng về loài thú: Cáo, ngận (ngận hương), chồn.

 

Có lúc phường vải đưa tên riêng của mấy làng lân cận vào câu ví:

Vườn Xuân Liễu lục, đào hồng

 

Trúc mai gặp bạn tình Chung Cự này.

Ta thấy hai làng Xuân Liễu và Chung Cự Nam đàn) cùng nằm trong câu ấy. Lại câu ;

Tin Xuân Liễu định còn lâu

 

Hồi dương tình tự Trì Lưu khoan về.

Có tên hai xã Xuân Liễu và Tự Trì. Các đối đáp về loại tện riêng này được thể hiện như sau:

Phường vải ví : 

Tiết vừa cây cỏ thanh tân

 

Trai xuân hồ hởi, gái xuân liễu đào.

Trong câu ví có hai xã Xuân HồXuân Liễu, phải đối ;

Bốn bề non nước xanh xanh

 

Trai thanh đàm luận, gái thanh chương đài.

Thanh Đàm làm một làng thuộc huyện Nam Đàn, và Thanh Chương là một huyện tiếp cận với Nam Đàn. Đối mà đáp được như thế, nhất định phường vải phải cất giọng oanh vàng mà ca ngợi:

Văn tao mà tứ cũng đồng 

Ước gì đây vợ, đó chồng mới ngoan. 

 

Dưới đây là một câu chuyện của hai kỳ phùng địch thủ” đối chọi nhau rất gay gắt để rồi cuối cùng bên phương vải hả hê sung sướng và bên thầy nho phải cay cú, tức uất lên. Nhưng rồi cục diện lại thay đổi: Bên phương vải bị hụt hẫng và bên thầy nho lại cả cười đắc ý:

Được tin phường vải nọ mới một thấy gà sắc sảo, đám thầy nho cũng phải mời một thầy loại cự phách để địch lại*. Khi vào cuộc, tiếng là hai bên phường vải và thầy nho hát ví với nhau, nhưng kỳ thực là lời của hai địch thủ cao cường đang tìm cách áp đảo, tấn công nhau. Đối đáp hồi lâu, bên phường vải biết được vị quân sư bên thây nho là cụ Hàn San – cụ Hàn San thì phường vải nào mà chẳng biết tiếng, họ liền ví kháy:

Thuyền tình đậu bến Cô Tô

 

Sao mà vắng tiếng chuông chùa Hàn San?

Đi ví hát mà lôi tên húy nhau ra là một tội hỗn xược, không thể dung thứ. Đúng là phải nọc cổ cái anh đặt câu ví để cụ Han San ra tay đánh đủ 100 roi

Nhưng khốn nỗi! cụ Hàn San tuy tức lên đầy cổ má vẫn phải ngậm miệng nuốt hờn. Vì tay gà kia có lôi tên cụ Hàn ra đâu. Nói có sách, mách có chứng hẳn hoi. Chẳng là trong “phong kiều dạ bạc” của thơ Đường có câu :

Cô Tô thành ngoại Hàn San tự

 

Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền.

Phường vải không thấy cụ Hàn lên tiếng thí lấy làm đắc chí lắm. Thầy gà bên phường vải sung sướng xòe một cây diêm, réo một điều thuốc lào trong khi cụ Hàn ấm ức, quên cả nhai trầu.

Nhưng vỏ quýt của phường vải dày đã gặp phải cái móng tay của cụ Hàn quá nhọn. cụ tuốt đôi ống quần quá bẹn, xóe đôi bàn tay lên hai lườn bắp vế rồi vỗ một cái đánh bép cho nó khoan khoái mà trả lời :

Đất người đã vác chuông ra 

Chờ sư rõ mặt thì ta nện chầy !

 

Mời nghe làn điệu ví dặm: Thử lòng chung thủy

======= 

 

 

* Thầy gà (hay còn gọi là tay gà): theo luật hát ví, hai bên đối đáp được phép mời một bậc cao nhân để làm quân sư cho mình.

Theo Vi dặm đò đưa

 

 

 


  Các Tin khác
  + Vui hội đền Chín Gian (23/03/2024)
  +   Đón nhận Bằng xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh Khu lưu niệm Đại tướng Chu Huy Mân (17/03/2024)
  + Tưng bừng khai hội Đền Thanh Liệt năm 2024 (17/03/2024)
  + Công an Nghệ An xứng danh anh hùng, đồng sức đồng lòng phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân (10/03/2024)
  + Những chiến sĩ áo trắng vùng biên: Quyết không bỏ nghề, tất cả vì sức khỏe nhân dân (06/03/2024)
  + Về "làng Khoa bảng " xem bà con nông dân làm du lịch (06/03/2024)
  + Dòng sông Mai Giang chảy qua thị xã nào của Nghệ An, có lễ hội gì mà vạn người trên bờ cổ vũ? (02/03/2024)
  + Nghệ sĩ Lê Thanh Phong và hành trình đưa ví, giặm vượt biên giới (01/03/2024)
  + Nhiều viên gạch quý hiếm tại đền thờ Trạng nguyên Hồ Hưng Dật (01/03/2024)
  + Lưu mãi nét đẹp văn hoá Thổ ở làng Mo Mới (01/03/2024)
  + Nghĩ về dòng chảy di sản văn hóa xứ Nghệ (01/03/2024)
  + Đặc sản thịt chua xứ Nghệ vào vụ Tết (30/01/2024)
  + Biển Cửa Lò ở Nghệ An có từ bao giờ, cái tên Thiên Cầm ở Hà Tĩnh sao lại liên quan đến Hồ Quý Ly? (30/01/2024)
  + Một cây cổ thụ 700 năm tuổi ở Hà Tĩnh tương truyền cứu vua Lê Thái Tổ nay vẫn xanh um, quả thơm khắp làng (30/01/2024)
  + TẢN MẠN CHUYỆN Ở XÓM... (02/11/2023)
  + Ngôi chùa nhà Trần với tích tiên nữ giáng trần dạo chơi, rửa chân ở Hà Tĩnh có gì đặc biệt? (16/10/2023)
  + Làng cổ ở Nghệ An là làng duy nhất của Việt Nam có tới 3 nhà khoa bảng giữ chức Tế tửu Quốc Tử Giám (16/10/2023)
  + Bí ẩn ngôi chùa cổ do con trai vua Lý Thái Tổ lập, cầu mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an ở Hà Tĩnh (16/10/2023)
  + Đây là con đèo nổi tiếng giữa Hà Tĩnh và Quảng Bình, có Hoành Sơn Quan do vua Minh Mạng cho xây năm 1883 (16/10/2023)
  + Cuộc thi kỳ lạ ở một làng ven biển Hà Tĩnh, dân thi chạy bằng hai cây gậy cao lênh khênh (28/08/2023)
Playlist

GIỚI THIỆU
 

Kính thưa quý độc giả 

Website nguoixunghekiev.vn

hoạt động chính thức từ tháng

10/2012. và  phi lợi nhuận.

Trang tin đăng tải tin tức 

của cộng đồng người Việt tại Kiev

và toàn Ucraina, đồng thời lấy tin 

từ các trang báo mạng khác trên

nguyên tắc trích dẫn nguyên bản 

đường nguồn chính. Là những

người làm báo không chuyên nên

chắc chắn sẽ gặp sai sót không

mong muốn, chúng tôi sẽ tiếp thu 

chân thành những góp ý xây dựng 

của quý độc giả để cho trang tin 

ngày càng hoàn thiện hơn, xin gửi

về mục liên hệ trên mặt báo hoặc

Email: hosytruc@gmail.com

ĐT: 093-712-24-57

093-973-97-39

Xin trân trọng cảm ơn.

Biên tập: Hồ Sỹ Trúc

 

 

 
 
 

 

 


QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 2
Total: 59780551

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July