Hang Bua: Truyền thuyết và lễ hội Hang Bua (tiếng Thái gọi là thẳm Bua) là một thắng cảnh đẹp của miền Tây Nghệ An, trên dãy núi đá vôi “Phà Én” thuộc bản Na Nhàng (Hồng tiến), xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu, cách TP Vinh 170 km về phía Tây Bắc. Tên hang được gọi theo tên bản nên có tên là hang Bua. Hang Bua được hình thành trong quá trình kiến tạo địa tầng cách đây hàng triệu năm, từ thuở thời đất mới khai thiên lập địa. Xưa kia, nơi đây là vùng đất trù phú, người dân được thần núi che chở nên cuộc sống yên bình, no ấm, hạnh phúc.
Bài 2: Người Đan Lai thôi trốn chạy (Baonghean) - Thực hiện đề án bảo tồn và phát triển bền vững tộc người thiểu số Đan Lai của Thủ tướng Chính phủ, những năm gần đây đã có rất nhiều hạng mục hạ tầng giao thông, thủy lợi, y tế, giáo dục được đầu tư và đưa vào sử dụng tại các khu vực đồng bào Đan Lai sinh sống. Ngoài ra, việc đưa bà con từ vùng lõi Vườn Quốc gia Pù Mát ra các khu tái định cư đã giúp bà con mở rộng quan hệ giao lưu với đồng bào các dân tộc khác trên địa bàn. Đến nay, cuộc sống của người dân Đan Lai đã tiến bộ rất nhiều…
Đường lên Truông Bát Con đường nhựa phẳng lì thay cho những ổ trâu lởm chởm vắt qua trảng cát miền Lưu - Vịnh, trườn lên dốc Anh Quỳnh rồi đổ xuống một thung lũng bát ngát màu xanh. Đường vành khăn ngoằn ngoèo cho chiếc xe gồng mình vượt dốc. Qua dốc Động Bụt, chiếc xe màu trắng “thở nhẹ” trôi bồng bềnh trong sương, bác tài bảo tôi cả vùng này là Truông Bát đấy…
Hai “người hùng” làm rạng danh đất học xứ Nghệ (Baonghean) - Đội tuyển học sinh giỏi Việt Nam tham dự Kỳ thi Olympic Toán quốc tế năm 2013 lần thứ 54 (IMO 2013) diễn ra tại Colombia từ 18 - 28/7/2013 gồm 6 học sinh xuất sắc đã được Bộ GD&ĐT lựa chọn qua nhiều vòng thi. Trong số đó, xứ Nghệ vinh dự có 2 em là Võ Anh Đức, Trường THPT Chuyên Hà Tĩnh và Đinh Lê Công, Trường THPT Chuyên Đại học Vinh. Kết quả, Võ Anh Đức đã đoạt Huy chương Vàng và Đinh Lê Công, đoạt Huy chương Bạc môn Toán.
Bài 1: Bình minh đang tới Cao Vều (Baonghean) - Mong muốn viết thật hay, thật đẹp về miền biên viễn xứ Nghệ, thế rồi những ngày đầu tháng 7, trên 2 chiếc xe máy, chúng tôi đã vượt hơn 1.000 km để tìm đến những bản làng, điểm chốt từ Anh Sơn qua Môn Sơn – Lục Ngạn lên Cửa khẩu Nậm Cắn, vòng về lại Tri Lễ, Quế Phong. Những trải nghiệm đã cho chúng tôi nhiều cảm nhận về người lính biên phòng, hiện thực cũng như sự đổi thay cuộc sống của người dân các xã vùng biên.
Hoang sơ biển Quỳnh xứ Nghệ Du khách ở khu vực phía bắc không cần đi quá xa xôi, hãy đến với vùng biển Quỳnh của Nghệ An đã có thể tận hưởng vẻ đẹp hoang sơ yên bình của một vùng biển trải dài với 7 bãi tắm nằm kề bên nhau.
Lớp học chữ Thái (Baonghean) - Huyện Con Cuông đang tiến hành mở 2 lớp chữ Thái Lai Pao, tổng số trên 80 học viên theo học. Mục đích của lớp học là trang bị những kiến thức, kỹ năng cơ bản (nguồn gốc, cách viết và cách đọc) về chữ Thái Lai Pao, từ đó nâng cao ý thức bảo tồn nét bản sắc văn hóa.
Chuyện về một gia đình giáo dân hiếu học Tìm về nhà ông Trần Phúc Đính ở khối 9 thị trấn Nghèn, Can Lộc, Hà Tĩnh không mấy khó khăn bởi gia đình ông vốn nổi tiếng cả vùng giáo xứ Kim Lâm với truyền thống hiếu học và đạt danh hiệu gia đình văn hóa nhiều năm qua.
Thủ khoa khối D và giấc mơ du học Pháp Trở thành thủ khoa Khoa Luật - Đại học quốc gia Hà Nội với 25 điểm (Văn 8,25, Toán 8, Tiếng Pháp 8,75) nhưng Lê Hà Xuyên (học sinh trường THPT Chuyên Hà Tĩnh) lại khiêm tốn cho rằng “nhiều bạn còn học giỏi và đạt thành tích cao hơn em”...
Những“ông nghè” họ Phạm Ở xã Diễn Kỷ, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An, khi nói đến chuyện học, người ta thường kể về một gia đình đã “sản sinh” ra những “ông nghè” hiện đại: GS Phạm Đình Thái (SN 1936), TS Phạm Quốc Ca (SN 1952), TS Phạm Tuấn Vũ (SN 1958)…
Thủ khoa Trần Hiếu và ước mơ trở thành chuyên gia tài chính (Baonghean) - Những năm học phổ thông, khi được tiếp xúc với những thông tin kinh tế tài chính trên tivi, sách báo, trong đầu Trần Hiếu đã muốn tìm hiểu, khám phá những vấn đề như: “Vì sao lại có sự tăng trưởng hay suy thoái kinh tế? Vì sao kinh tế lại là sức mạnh của chính trị?”. Đó chính là động lực để Hiếu lựa chọn thi vào ngành Tài chính doanh nghiệp - Khoa Tài chính Ngân hàng - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
Bức thư cuối cùng (Baonghean) - Liệt sỹ Nguyễn Xuân Cần sinh năm 1929, tại thôn Ngọc Khánh, xã Thanh Ngọc, Thanh Chương (Nghệ An). Năm 1950, Nguyễn Xuân Cần từ biệt quê hương, gia đình lên đường nhập ngũ, gia nhập đoàn quân Nam tiến, bôn ba khắp các ngả đường Khu 4. Hơn 21 năm, xông pha nơi đạn lửa, anh chỉ tranh thủ về thăm nhà duy nhất được 1 lần...
Người cựu chiến binh không biết đến vị nhạt của cuộc đời (Baonghean) - Về Vạn Nam, xã Diễn Vạn (Diễn Châu) một ngày nắng, chúng tôi chắc mẩm sẽ được tận mắt chứng kiến cảnh “hứng mồ hôi biển” của bà con làm muối. Thoáng thấy lọc cọc mấy chiếc xe đạp cà tàng trên con đường đất nhỏ hẹp. Một tốp ba, bốn người tay giữ ghi-đông, tay kê thứ dụng cụ dài, kì lạ trên vai - chúng tôi mừng quýnh như chết đuối vớ được cọc:
Người còn lại của “Tiểu đội thép” Anh hùng Những ngày tháng Bảy linh thiêng, chúng tôi được ông Nguyễn Hồng Kỳ, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải tỉnh Nghệ An dẫn đến thăm bà Trần Thị Thông, người may mắn sống sót trong trận bom hủy diệt trước một ngày giặc Mỹ ngừng ném bom bắn phá miền Bắc.
Huyền thoại Trường Sơn (Bài cuối): Khe Sanh – Tà Cơn, bình minh xanh Khe Sanh – Làng Vây – Tà Cơn trong cảm thức của tôi bao giờ cũng chỉ với 2 màu đen - trắng và những hình ảnh bom đạn vần vũ. Ấy là vì tôi chỉ mới biết đến miền đất này thông qua những bộ phim tài liệu lịch sử và những câu chuyện chiến đấu mà cha, chú tôi kể lại. Sẽ mãi mãi là như vậy nếu không có chuyến công tác dọc đường Trường Sơn huyền thoại hướng tới kỷ niệm 66 năm ngày Thương binh - Liệt sỹ…
Kinh tế phát triển, các hình thái kiến trúc hiện đại đang lấn át mạnh mẽ, nhưng làng khoa bảng Tùng Ảnh (Đức Thọ, Hà Tĩnh) vẫn gìn giữ được những nét văn hoá độc đáo của làng quê Việt Nam.