Thủ khoa Trần Hiếu và ước mơ trở thành chuyên gia tài chính (Baonghean) - Những năm học phổ thông, khi được tiếp xúc với những thông tin kinh tế tài chính trên tivi, sách báo, trong đầu Trần Hiếu đã muốn tìm hiểu, khám phá những vấn đề như: “Vì sao lại có sự tăng trưởng hay suy thoái kinh tế? Vì sao kinh tế lại là sức mạnh của chính trị?”. Đó chính là động lực để Hiếu lựa chọn thi vào ngành Tài chính doanh nghiệp - Khoa Tài chính Ngân hàng - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
Bức thư cuối cùng (Baonghean) - Liệt sỹ Nguyễn Xuân Cần sinh năm 1929, tại thôn Ngọc Khánh, xã Thanh Ngọc, Thanh Chương (Nghệ An). Năm 1950, Nguyễn Xuân Cần từ biệt quê hương, gia đình lên đường nhập ngũ, gia nhập đoàn quân Nam tiến, bôn ba khắp các ngả đường Khu 4. Hơn 21 năm, xông pha nơi đạn lửa, anh chỉ tranh thủ về thăm nhà duy nhất được 1 lần...
Người cựu chiến binh không biết đến vị nhạt của cuộc đời (Baonghean) - Về Vạn Nam, xã Diễn Vạn (Diễn Châu) một ngày nắng, chúng tôi chắc mẩm sẽ được tận mắt chứng kiến cảnh “hứng mồ hôi biển” của bà con làm muối. Thoáng thấy lọc cọc mấy chiếc xe đạp cà tàng trên con đường đất nhỏ hẹp. Một tốp ba, bốn người tay giữ ghi-đông, tay kê thứ dụng cụ dài, kì lạ trên vai - chúng tôi mừng quýnh như chết đuối vớ được cọc:
Người còn lại của “Tiểu đội thép” Anh hùng Những ngày tháng Bảy linh thiêng, chúng tôi được ông Nguyễn Hồng Kỳ, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải tỉnh Nghệ An dẫn đến thăm bà Trần Thị Thông, người may mắn sống sót trong trận bom hủy diệt trước một ngày giặc Mỹ ngừng ném bom bắn phá miền Bắc.
Huyền thoại Trường Sơn (Bài cuối): Khe Sanh – Tà Cơn, bình minh xanh Khe Sanh – Làng Vây – Tà Cơn trong cảm thức của tôi bao giờ cũng chỉ với 2 màu đen - trắng và những hình ảnh bom đạn vần vũ. Ấy là vì tôi chỉ mới biết đến miền đất này thông qua những bộ phim tài liệu lịch sử và những câu chuyện chiến đấu mà cha, chú tôi kể lại. Sẽ mãi mãi là như vậy nếu không có chuyến công tác dọc đường Trường Sơn huyền thoại hướng tới kỷ niệm 66 năm ngày Thương binh - Liệt sỹ…
Kinh tế phát triển, các hình thái kiến trúc hiện đại đang lấn át mạnh mẽ, nhưng làng khoa bảng Tùng Ảnh (Đức Thọ, Hà Tĩnh) vẫn gìn giữ được những nét văn hoá độc đáo của làng quê Việt Nam.
Khúc linh thiêng còn mãi (Baonghean.vn) - Thời gian có thể xóa nhòa nhiều vết tích chiến tranh nhưng sự hy sinh của các anh hùng, liệt sỹ thì vẫn mãi trường tồn trong tâm khảm mỗi người Việt hôm nay.
Hà Tĩnh có thủ khoa đại học đầu tiên Tiếp nối truyền thống của miền đất học Hồng Lam, Nguyễn Huy Quốc, học sinh trường THPT Chuyên Hà Tĩnh vừa xuất sắc trở thành thủ khoa của Trường Đại học Ngoại thương cơ sở II (TP. Hồ Chí Minh) với 29 điểm (Toán 10, Vật Lý 9, Hóa 10).
Gìn giữ vốn xưa (Baonghean) - Để tăng cường mối hòa đồng giữa các dân tộc và bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa, thời gian qua tỉnh Nghệ An đã có những chủ trương thiết thực và đạt kết quả đáng khích lệ trong việc bảo tồn tiếng nói và chữ viết của các dân tộc thiểu số.
Người của bản (Baonghean) -Mới đây tôi từng có dịp lên bản Na Ngá của xã Mường Nọc, huyện Quế Phong. Nằm gần Thị trấn Kim Sơn nên khung cảnh của bản người Thái này đã phảng phất cái nét miền xuôi. lớp trẻ bây giờ nhanh nhiễm những cái học đòi phố thị... Thế nhưng, cái nếp thuần hậu người Thái còn đậm đà lắm ở Na Ngá; mà mới chỉ hơn mươi năm trước thôi đâu được thế! Đó là nhờ Na Ngá đã may mắn có được một người phụ nữ giỏi giang - nữ trưởng bản Lương Thị Hải.
Huyền thoại Trường Sơn (Bài 2): Con đường của lứa tuổi 20 Trong bài “Nước non ngàn dặm”, nhà thơ Tố Hữu có viết: "Trường Sơn, xẻ dọc, rọc ngang/Xẻng tay mà viết nên trang sử hồng/ Trường Sơn, vượt núi băng sông/ Xe đi trăm ngả, chiến công bốn mùa/ Trường Sơn, Đông nắng, Tây mưa/Ai chưa đến đó, như chưa rõ mình". Những câu thơ hào sảng ấy cứ văng vẳng bên tai tôi trong hành trình đến với con đường huyền thoại, đường 20 – Quyết Thắng. Một chuyến đi dọc theo dải Trường Sơn hùng vĩ, lắng nghe đại ngàn thì thầm kể về một thời chưa xa, cha anh chúng ta lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”.
Cán bộ xã dạy học miễn phí cho trẻ Chưa từng học qua lớp nghiệp vụ sư phạm, chưa một lần đứng trên bục giảng trường học, nhưng với tâm nguyện không thể để trẻ xã mình trượt cấp 3 nhiều quá, anh Học đã mở lớp phụ đạo miễn phí.
Huyền thoại Trường Sơn (Bài 2): Con đường của lứa tuổi 20 Trong bài “Nước non ngàn dặm”, nhà thơ Tố Hữu có viết: "Trường Sơn, xẻ dọc, rọc ngang/Xẻng tay mà viết nên trang sử hồng/ Trường Sơn, vượt núi băng sông/ Xe đi trăm ngả, chiến công bốn mùa/ Trường Sơn, Đông nắng, Tây mưa/Ai chưa đến đó, như chưa rõ mình". Những câu thơ hào sảng ấy cứ văng vẳng bên tai tôi trong hành trình đến với con đường huyền thoại, đường 20 – Quyết Thắng. Một chuyến đi dọc theo dải Trường Sơn hùng vĩ, lắng nghe đại ngàn thì thầm kể về một thời chưa xa, cha anh chúng ta lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”.
Con chim sơn ca xứ Đông Thành vẫn hót Lê Thái Sơn là con chim sơn ca của xứ Đông Thành đất Nghệ. Cả cuộc đời mình đã hót về quê hương, về con người, về cái Đẹp. Giờ con chim ấy đã rã cánh, thanh quản đã rạn, thanh âm đã đứt quãng… thế mà anh vẫn cất lên được những âm thanh trong trẻo, mặn mà, ấm áp vì tình yêu sự sống.
Huyền thoại Trường Sơn (Bài 1): Đường Đồng Lộc, đường Khe Giao... Nhân kỷ niệm 45 năm chiến thắng Đồng Lộc, nhóm phóng viên Báo Hà Tĩnh đã có cuộc hành trình đến thăm những địa danh lịch sử trên đường mòn Hồ Chí Minh huyền thoại. Nơi đây, mỗi tên đất, tên làng, mỗi dòng sông, ngọn núi một thời phải gồng mình trong mưa bom, bão đạn của quân thù cho những đoàn quân ra trận, hôm nay đang vươn mình trỗi dậy sức sống mới...
Hào hùng, lắng sâu và xúc động! 45 năm - thời gian có thể xóa nhòa nhiều vết tích chiến tranh nhưng một Đồng Lộc linh thiêng và bất tử thì vẫn mãi còn tươi rói trong ký ức của nhiều thế hệ không chỉ hôm nay và mai sau. Lễ kỷ niệm 45 năm chiến thắng Đồng Lộc và tưởng niệm 45 năm ngày mất của 10 nữ TNXP anh hùng được diễn ra giữa những ngày tháng 7 tri ân càng làm cho không khí nơi mảnh đất thiêng càng thêm hào hùng, lắng sâu và xúc động!
Trăn trở cùng bản Nung (Baonghean) - Khi nghe chúng tôi có ý định đi vào bản Nung, nơi xa nhất, khó khăn nhất, nghèo nhất của xã Nghĩa Đức (Nghĩa Đàn), Chủ tịch UBND xã Bạch Hưng Nam cản: “Nhà báo muốn đi thực tế thì đợi sáng mai quay lại. Giờ đã quá chiều, vào đó không quen đường, không ra kịp trước lúc trời tối đâu…” Nhưng thông tin bản có đến gần 100% hộ nghèo cùng với sự lạc hậu đã thôi thúc chúng tôi tìm vào với bản…