Trang chủ Liên hệ       Thứ bẩy, Ngày 04/05/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
  -  Đất và người Xứ Nghệ
  -  Dân ca Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Truyền thống Nghệ Tĩnh > Đất và người Xứ Nghệ >
  Nữ bưu tá khuyết tật gần 30 năm đạp xe đi đưa thư Nữ bưu tá khuyết tật gần 30 năm đạp xe đi đưa thư , Người xứ Nghệ Kiev
 

Ròng rã trong suốt gần 30 năm trời, cô gái khuyết tật với bước chân tập tễnh vẫn miệt mài đạp xe bất chấp thời tiết mưa gió hay cái lạnh thấu xương để chuyển những trang báo, phong thư, công văn, giấy tờ… đến tận tay bà con trong mọi ngõ hẻm của xã.


Vượt qua đường đá lởm chởm, nữ bưu tá miệt mài tập tễnh đạp xe đưa thư.
Vượt qua đường đá lởm chởm, nữ bưu tá miệt mài tập tễnh đạp xe đưa thư.
 

Đó chính là hình ảnh cửa nữ bưu tá Hà Thị Thân (thôn 4, xã Lĩnh Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An) luôn nỗ lực và không quản ngại để hoàn thành công việc thầm lặng của một “cô giao liên.”

Không ai có thể bước hộ mình

Dáng người mảnh dẻ, cộng với tính cách hoạt bát hài hước, khiến cho nhiều người trong xã cứ hễ nhắc đến o Thân là nghĩ ngay đến hình ảnh người giao liên nhỏ nhắn, với “cái xắc xinh xinh”, vẫn ngày ngày đạp xe rong ruổi khắp mọi ngõ ngách thôn xóm mang “tin” cho bà con.

Trò chuyện thân mật, chị Thân thổ lộ, thuở bé chị thấy thiệt thòi vì trông chúng bạn chạy nhảy nô đùa tung tăng với đủ các trò chơi thích thú trong khi mình chỉ biết đứng nhìn và cổ vũ. Số phận không may mắn khi chị sinh ra với đôi chân không lành lặn bình thường, các ngón chân của chị teo nhỏ quắp lại khiến bước đi thêm phần khó khăn.

Đi bộ với chị đã là một điều không dễ dàng, việc chị có thể đi được xe đạp càng là điều ngoài sức tưởng tưởng của nhiều người. Thế nhưng quyết không đầu hàng số phận, cho đến năm lớp 12 chị cũng đã tự mình tập xe để đi.

Càng lớn, chị càng quyết tâm tự hứa với bản thân mình là phải nỗ lực hơn nữa để vượt qua những khó khăn trong cuộc sống và hình ảnh người cha già chính là một tấm gương sáng để chị noi theo.

Nhiều lần ngã đau “nhớ đời” đến bật òa khóc nhưng nhìn ánh mắt hy vọng của cha, chị không nỡ làm cha thất vọng, lại đỡ xe tiếp tục tập. Cuối cùng ông trời cũng không phụ lòng người, tốt nghiệp trung học phổ thông chị đã có thể rong ruổi đạp xe cùng chúng bạn và quan trọng nhất là chiếc xe đạp đã trở thành người bạn đồng hành cho những chuyến đưa thư của chị đến tận bây giờ. 

Chị Thân xúc động kể: “Cha mình là thương binh 2/4, sau khi xuất ngũ ông về làm bưu tá tại xã. Khi ông về già, phần vì tuổi cao sức yếu, cộng với cơn đau của những vết thương chiến tranh để lại mỗi khi trái gió trở trời, thì mình chính là người nối nghiệp khi ông về hưu.”

Thuở sinh thời ông đã dìu dắt chị tự đứng lên bằng đôi chân của mình đến khi chị chập chững bước vào nghề. Sự ra đi đột ngột ở tuổi 86 của người cha già chính là sự mất mát lớn đối với chị, cũng từ đó chị dặn lòng sẽ cố gắng quyết tâm bám nghề để không phụ công lao của cha.

Không chỉ vậy, nhìn người mẹ già yếu ngã bệnh nằm liệtgiường đã hơn chục năm nay, chị càng thêm cay đắng cho số phận của mình, quyết tâm thay đổi cuộc sống bằng việc tiếp nối nghề “đưa thư” của cha, với hy vọng mang nhiều niềm vui hơn nữa cho mọi người và trở thành một người có ích cho quê hương.


Trở về gia đình, nữ bưu tá tảo tần chăm sóc người mẹ nằm liệt giường (Ảnh: Thanh Tâm/Vietnam+)

Dường như đã thông thuộc với công việc từ những ngày cha còn làm bưu tá xã, chị cũng đã được cha giao cho đi chuyển thư, lúc đầu là những hộ gần nhà mình, sau đó là nhiềunơi xa hơn ở những thôn khác. Có nhiều hôm mỏi mệt, chị muốn đầu hàng khi đôi chân không chịu nghe lời để bước đi, nhưng vì thương người cha già, chị quyết tâm hoàn thành bằng được.

“Mãi về sau mình mới biết, đó chính là cách rèn người mà bố đã dạy cho mình. ‘Không ai có thể bước hộ ta nếu ta không tự nhấc chân lên để đi,’ lời dạy này có lẽ không bao giờ mình có thể quên,” chị Thân sụt sùi nhắc lại.

Yêu nghề đơn giản là cần một tấm lòng

Chính thức được trở thành nữ bưu tá của xã từ năm 1992, song công việc thì chị đã thông thạo vì phụ làm cùng cha từ thuở bé. Cho đến giờ cũng ngót gần 30 năm trải nghề, những buồn vui trong công việc cũng đã tiếp thêm nghị lực để chị cố gắng.

Chia sẻ về những buổi đầu được xã phân cho nhiệm vụ chuyển công văn, giấy tờ, chị hồi hộp nói: “Trước đây đi giao thư hộ cha thì chỉ nhận những lá thư đơn giản hay tờ báo, thế nhưng giờ nhận chuyển cả những công văn phải đảm bảo thời gian, bảo mật… mình lo lắng lắm, tuy nhiên gắn vào đó là trách nhiệm của một nữ cán bộ khiến mình cũng tự tin lên.”

Những tháng đầu công việc của người “đưa thư” chỉ chật vật với khoản phụ cấp ít ỏi mấy chục nghìn mỗi tháng khiến chị có chút nản lòng, nhưng với ý nghĩ đó chính là tiền mồ hôi nước mắt chính mình làm ra, chị đã biến điều đó thành động lực và niềm vui trong công việc.

Hay có cả những kỷ niệm như “ăn sâu” vào ký ức, khi có lần giao thư cho một cụ ở trong xã, hỏi thăm mãi chị mới tìm được đúng nhà. Thật bất ngờ đó là nhà một bà cụ, thoạt trông cụ cũng đã ngoài 80 tuổi, làn da của cụ đã nhăn nheo, nổi lên những hàng gân gồ gề, khuôn mặt không còn rõ đường nét, thế nhưng vừa nghe tiếng có người đến, cụ đã đon đả chào đón.

Chị Thân tâm sự: “Trông cụ thế thôi nhưng hễ ai vào nhà là cụ biết hết, khi chị hỏi thăm đầu ngõ cụ đã sớm nghe tiếng và tỏ ra hân hoan vì biết có thư của con trai gửi về. Cảm động khi cụ nhờ mình đọc nội dung bức thư cho cụ nghe, càng đọc nước mắt cụ cứ rưng rưng. Đến khi đọc xong cụ cứ cảm ơn  rối rít. Kể từ đó, hàng tháng mình nhận được lá thư nào của cụ là tức tốc mang thư đến để ngồi cạnh đọc cho cụ nghe.”

Ngẫm lại cuộc đời mình, chị Thân cũng thầm cười và hy vọng, có những điều trong cuộc sống tưởng chừng như ta chẳng thực hiện được, nhưng bằng những nỗ lực của chính mình, chị nhận ra rằng cái vốn có không phải là khả năng sinh ra đã có sẵn của mình mà đó chính là sự tôi luyện, cố gắng.

Mỉm cười hãnh diện khi thấy tấm bằng khen đạt giải nhì huyện môn Toán của cậu con trai học lớp 3 đang lớn lên khỏe mạnh với bàn tay chăm sóc của mình, chị biết đó là phần thưởng lớn nhất cho suốt những năm tháng cố gắng không ngơi nghỉ.

Cuộc sống ngày càng hiện đại, mặc dù đã có nhiều phương tiện thông tin liên lạc thay thế, nhà nhà đã có điện thoại, tivi, máy tính… nhưng nơi vùng đất Lĩnh Sơn-Anh Sơn, vẫn có một “cô giao liên” nhỏ nhắn quen thuộc, ngày ngày bên chiếc xe đạp cũ, tập tễnh mang thông tin, niềm vui đến cùng bà con.

Để mỗi lần nhắc đến o Thân, nhiều người nơi đây lại được dịp ngâm nga câu hát: “Sống trong đời sống, cần có một tấm lòng…”



Nguồn đọc thêm: 
http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=682988#ixzz2c2X7aobW 
http://www.xaluan.com/


  Các Tin khác
  + Ngắm cây cầu dài nhất tuyến cao tốc Bắc - Nam sắp hoàn thành (07/04/2024)
  + Khám phá vẻ đẹp huyền bí hang Dơi Khét trên núi Phá Èn (07/04/2024)
  + Ở một xã của tỉnh Nghệ An có con đường hoa gạo đỏ rực, người ta kéo đến quay phim, chụp ảnh (03/04/2024)
  + Vui hội đền Chín Gian (23/03/2024)
  +   Đón nhận Bằng xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh Khu lưu niệm Đại tướng Chu Huy Mân (17/03/2024)
  + Tưng bừng khai hội Đền Thanh Liệt năm 2024 (17/03/2024)
  + Công an Nghệ An xứng danh anh hùng, đồng sức đồng lòng phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân (10/03/2024)
  + Những chiến sĩ áo trắng vùng biên: Quyết không bỏ nghề, tất cả vì sức khỏe nhân dân (06/03/2024)
  + Về "làng Khoa bảng " xem bà con nông dân làm du lịch (06/03/2024)
  + Dòng sông Mai Giang chảy qua thị xã nào của Nghệ An, có lễ hội gì mà vạn người trên bờ cổ vũ? (02/03/2024)
  + Nghệ sĩ Lê Thanh Phong và hành trình đưa ví, giặm vượt biên giới (01/03/2024)
  + Nhiều viên gạch quý hiếm tại đền thờ Trạng nguyên Hồ Hưng Dật (01/03/2024)
  + Lưu mãi nét đẹp văn hoá Thổ ở làng Mo Mới (01/03/2024)
  + Nghĩ về dòng chảy di sản văn hóa xứ Nghệ (01/03/2024)
  + Đặc sản thịt chua xứ Nghệ vào vụ Tết (30/01/2024)
  + Biển Cửa Lò ở Nghệ An có từ bao giờ, cái tên Thiên Cầm ở Hà Tĩnh sao lại liên quan đến Hồ Quý Ly? (30/01/2024)
  + Một cây cổ thụ 700 năm tuổi ở Hà Tĩnh tương truyền cứu vua Lê Thái Tổ nay vẫn xanh um, quả thơm khắp làng (30/01/2024)
  + TẢN MẠN CHUYỆN Ở XÓM... (02/11/2023)
  + Ngôi chùa nhà Trần với tích tiên nữ giáng trần dạo chơi, rửa chân ở Hà Tĩnh có gì đặc biệt? (16/10/2023)
  + Làng cổ ở Nghệ An là làng duy nhất của Việt Nam có tới 3 nhà khoa bảng giữ chức Tế tửu Quốc Tử Giám (16/10/2023)
Playlist

GIỚI THIỆU
 

Kính thưa quý độc giả 

Website nguoixunghekiev.vn

hoạt động chính thức từ tháng

10/2012. và  phi lợi nhuận.

Trang tin đăng tải tin tức 

của cộng đồng người Việt tại Kiev

và toàn Ucraina, đồng thời lấy tin 

từ các trang báo mạng khác trên

nguyên tắc trích dẫn nguyên bản 

đường nguồn chính. Là những

người làm báo không chuyên nên

chắc chắn sẽ gặp sai sót không

mong muốn, chúng tôi sẽ tiếp thu 

chân thành những góp ý xây dựng 

của quý độc giả để cho trang tin 

ngày càng hoàn thiện hơn, xin gửi

về mục liên hệ trên mặt báo hoặc

Email: hosytruc@gmail.com

ĐT: 093-712-24-57

093-973-97-39

Xin trân trọng cảm ơn.

Biên tập: Hồ Sỹ Trúc

 

 

 
 
 

 

 


QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 1
Total: 60635702

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July