Trang chủ Liên hệ       Thứ năm, Ngày 23/01/2025
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
  -  Đất và người Xứ Nghệ
  -  Dân ca Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Truyền thống Nghệ Tĩnh > Đất và người Xứ Nghệ >
  Tự hào lịch sử quê hương Tự hào lịch sử quê hương , Người xứ Nghệ Kiev
 

 

(Baonghean) - Hơn 80 năm đã trôi qua, thế hệ học trò ngày nay chỉ biết đến phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh, biết đến những tên tuổi của những chiến sỹ cách mạng qua những bài học lịch sử hoặc trong tư liệu. Để “dân ta phải biết sử ta”, từ năm 2007 đến nay,  Sở VH-TT và DL phối hợp với Sở GD&ĐT đưa truyền thống Xô Viết Nghệ Tĩnh vào các trường học trên địa bàn toàn tỉnh, chương trình đã trở thành đợt sinh hoạt có ý nghĩa đặc biệt đối với học sinh.

Đến thăm Trường THCS Đặng Thai Mai, (TP. Vinh) một ngày trước khi đội tuyển của trường tham dự cuộc thi tìm hiểu phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh nhân dịp kỷ niệm  83 năm (12/9/1930 - 2013). Dù đang giờ ra chơi nhưng trong phòng tổng duyệt, không khí rất nghiêm túc, cả cô và trò đang tập trung để rà soát lại nội dung  các câu hỏi. Cô giáo Nguyễn Thị Kim Nga – Tổ trưởng tổ Văn - Sử - Giáo dục đang chăm chú nghe phần giới thiệu của “đội trưởng” Trần Thị Ngọc Diệp. Dù chỉ là tập duyệt nhưng cô học trò lớp 9 dường như không giấu được cảm xúc khi cất giọng đọc:  “Là thế hệ trẻ hôm nay, chúng em tự hào được sinh ra trên quê hương xứ Nghệ, quê hương Chủ tịch Hồ Chí Minh, quê hương Xô Viết anh hùng”… Tâm trạng xao xuyến, bâng khuâng đó dường như cũng lan ra cả căn phòng nhỏ và len lỏi vào mỗi trái tim của các cô cậu học trò cuối cấp.

Hoạt động ngoại khóa trên chỉ là một trong nhiều nội dung mà Trường THCS Đặng Thai Mai thực hiện đều đặn trong nhiều năm nay nhằm hướng tới chủ trương “Đưa giáo dục truyền thống Xô Viết Nghệ Tĩnh vào trường học” của Sở Giáo dục và Đào tạo. Đó là các hoạt động như thăm quan Bảo tàng Xô Viết, chăm sóc các di tích lịch sử… Qua các hoạt động này, đã đưa các em đến gần hơn với lịch sử và để các em thấy rằng lịch sử không phải là những tư liệu, sự kiện, con số khô khan mà mỗi một sự kiện, mỗi một nhân vật là một câu chuyện sinh động, gắn với từng hoàn cảnh, từng hiện vật cụ thể.



Phần dự thi của học sinh Trường THCS Hà Huy Tập với chủ đề “Tuổi trẻ TP. Vinh với phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh”.

Cô giáo Nguyễn Thị Xuân Hoa, giáo viên Lịch sử Trường THPT Hà Huy Tập tự hào giới thiệu với chúng tôi bài dự thi công phu vừa mới hoàn thành của học sinh Lê Thanh Đức (lớp 11A6) hướng tới kỷ niệm 50 truyền thống Thành phố Vinh. Trong  hơn 100 trang viết được chắt lọc sắp xếp khoa học cùng với phần minh họa bằng ảnh màu, chúng tôi đặc biệt chú ý phần viết về Vinh - Bến Thủy - Trường Thi của những năm 1930 - 1931. Ở đó, có bức ảnh trắng đen ghi lại hình ảnh Nhà máy xe lửa Trường Thi, có một góc Nhà lao Vinh nằm rêu phong trong Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh và hình ảnh của cô và trò Trường THPT Hà Huy Tập đi tham quan các di tích lịch sử. 

Việc tổ chức cho học sinh viết cảm xúc về một chủ đề, một di tích lịch sử đã trở thành việc làm thường xuyên của nhà trường.  Là một người gắn bó và say mê với mảng giáo dục truyền thống nên  từ năm 2007 đến nay, khi kế hoạch “Đưa giáo dục truyền thống Xô Viết Nghệ Tĩnh vào trường học” được triển khai,  bản thân cô Xuân Hoa đã đưa ra nhiều sáng kiến để hoạt động này thực sự có ý nghĩa, hiệu quả. Trong tuần đầu tiên của năm học, học sinh của Trường THPT Hà Huy Tập sẽ dành 2 buổi để học về truyền thống nhà trường và truyền thống địa phương, các em sẽ được đi tham quan phòng truyền thống của nhà trường, tham quan các di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh hoặc một số tỉnh lân cận.

Ban Giám hiệu cũng chỉ đạo các giáo viên trong nhóm Lịch sử thiết kế tốt giờ học chính khóa Lịch sử địa phương về Xô Viết Nghệ Tĩnh, thực hiện tốt các giờ ngoại khóa, lồng ghép giáo dục truyền thống Xô Viết trong các hoạt động ngoài giờ với các chủ điểm  “Mừng Đảng - Mừng Xuân", “Uống nước nhớ nguồn". Phối hợp với Bảo tàng Xô Viết tổ chức các câu lạc bộ lịch sử hoặc giao lưu văn hóa với các trường bạn. Xây dựng góc truyền thống Xô Viết trong phòng truyền thống của trường... 

Còn tại huyện Thanh Chương – một trong những cái nôi của phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh, các cấp chính quyền và các ban, ngành đã đẩy mạnh công tác giáo dục truyền thống nói chung và giáo dục truyền thống Xô Viết Nghệ - Tĩnh nói riêng cho học sinh với nhiều hình thức phong phú. Đó là chỉ đạo các trường THCS nhận chăm sóc, và tuyên truyền về ý nghĩa của các di tích Xô Viết Nghệ Tĩnh trên địa bàn huyện như đình Võ Liệt, nhà đồng chí Nguyễn Đình Kình ở Xuân Tường, nhà thờ họ Nguyễn Duy ở Thanh Phong, nhà thờ họ Nguyễn Sỹ và Nguyễn Sỹ Sách ở Thanh Lương... 

Dưới sự hướng dẫn của Sở Văn hóa - Thể thao & Du lịch, Phòng Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Trung tâm Văn hóa - Thông tin huyện tổ chức chức giao lưu, tìm hiểu kiến thức giữa các trường đóng trên địa bàn có di tích; chỉ đạo các trường tổ chức thi “Quê hương trong em”… Thầy Võ Trọng Quý – Hiệu trưởng Trường THCS Võ Liệt chia sẻ: “Từ các hoạt động như chăm sóc di tích, trồng cây, bảo vệ khuôn viên đình Võ Liệt… học sinh có thêm  những hiểu biết về  nguồn gốc di tích, nâng cao niềm tự hào của các em khi được sinh ra và lớn lên trên quê hương Võ Liệt anh hùng. Ngoài ra, nhà trường còn đưa thông tin về đình Võ Liệt lên website nhà trường để học sinh dễ dàng truy cập, tìm hiểu; tổ chức xem phim  tư liệu về Xô Viết Nghệ  Tĩnh… trong giờ chào cờ mỗi kì 1 lần; lồng ghép thi kiến thức lịch sử địa phương vào trong  những buổi sinh hoạt CLB “Em yêu Lịch sử”. 

Thầy và trò Trường THCS Môn Sơn luôn tự hào  bởi trường vinh dự được thành lập và phát triển trong cái nôi truyền thống cách mạng sôi sục của những năm 1930 – 1931 với phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh. Chính vì thế, trăn trở nhiều năm nay của nhà trường là  “thầy, cô giáo phải làm gì và làm như thế nào để các em  hiểu lịch sử, trong đó có lịch sử của quê hương”. Để gây hứng thú cho học sinh trong việc tiếp thu bài, các thầy cô giáo đã áp dụng kiến thức thơ, văn vào việc giảng dạy môn Lịch sử. Bên cạnh đó, nhà trường còn tổ chức thi câu lạc bộ lịch sử cấp trường, cụm, huyện.  

Giao lưu tìm hiểu phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh, về sự ra đời của Chi bộ Đảng miền Tây Nghệ An về các phong trào đấu tranh của đồng bào dân tộc tại địa phương… Nhờ đó, mà từ năm học 2008 – 2009 đến nay, mặc dù là ngôi trường vùng sâu, vùng xa nhưng Trường THCS Môn Sơn đã có 18 em đạt học sinh giỏi môn Lịch sử, giải Nhất “Câu lạc bộ lịch sử” cụm (Môn Sơn - Lục Dạ - Yên Khê), giải Nhất cuộc thi giao lưu lịch sử tìm hiểu “Phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh” nhân dịp kỷ niệm 80 năm…

Với hàng chục sáng kiến kinh nghiệm trong bộ môn Lịch sử,  gần 40 công trình di tích gắn với phong trào cách mạng 1930 – 1931 được chăm sóc thường xuyên và hàng trăm các buổi học ngoại khóa… Có thể thấy việc đưa chương trình giáo dục truyền thống “Xô Viết Nghệ Tĩnh vào trường học” đã làm phong phú hơn các tiết học Lịch sử, các buổi học ngoại khóa. Để chương trình thực sự lan tỏa, cần mở rộng trong tất cả các khối học chứ không chỉ dừng lại ở học sinh lớp 9 và học sinh lớp 12. 

Bên cạnh đó, cũng cần khắc phục những tồn tại như: một số trường còn xem đây là hoạt động hình thức, nên chưa chú trọng đến chất lượng, việc thực hiện kế hoạch chưa liên tục. Nội dung thuyết minh của Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh còn đơn điệu, hiện vật trưng bày chưa hấp dẫn, nặng về nội dung lịch sử nên chưa tạo ra được sự hứng thú để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của học sinh…

 

Bài, ảnh: Mỹ Hà - Minh Quân

Theo Baonghean.vn


  Các Tin khác
  + Sắc xuân trên Thành Vinh (21/01/2025)
  + Làng gì mà ngày nào cũng phát ra tiếng kêu tại Hà Tĩnh? (14/01/2025)
  + Bế mạc Lễ hội Du lịch và Ẩm thực Sen Nghệ An năm 2024 (02/12/2024)
  + Vượt lũy tre làng, nữ giám đốc HTX ở Hà Tĩnh đưa nước mắm biển Thiên Cầm xuất ngoại (12/11/2024)
  + Một cây cổ thụ là cây trôi đã sống 800 tuổi ở Hà Tĩnh được công nhận cây Di sản Việt Nam (26/09/2024)
  + Đến Hà Tĩnh, ngắm bình minh trên biển Hoành Sơn (17/09/2024)
  + Bản sắc SLNA - sự khác biệt tuyệt vời ở V.League 2024/2025 (31/08/2024)
  + Làng Đỏ - nơi”căm thù như biển lửa, đã đứng lên”… (31/08/2024)
  + Đại gia Trần Quang Luận và hệ sinh thái Thanh Thành Đạt nổi danh xứ Nghệ (15/08/2024)
  + Khát vọng Thanh Chương (11/08/2024)
  + Hà Tĩnh gặp mặt chúc mừng học sinh đoạt HCB Olympic Toán học quốc tế (02/08/2024)
  + Cầu Nhe - nơi ghi dấu tinh thần quả cảm của 53 liệt sỹ (23/07/2024)
  + Vô xứ Nghệ thăm quê Bác (13/07/2024)
  + Về lại Nậm Nơn (02/07/2024)
  + 48 giờ ở Nghệ An (17/06/2024)
  + Bến Thủy - cây cầu thế kỷ của xứ Nghệ (09/06/2024)
  + Đôi vợ chồng "thổi hồn" vào dân ca ví, giặm (06/06/2024)
  + 9 điểm du lịch hấp dẫn không thể bỏ qua khi đến miền Tây xứ Nghệ (26/05/2024)
  + Trần Đình Sơn - "cánh chim đầu đàn” của điền kinh Hà Tĩnh (25/05/2024)
  + Nghệ An: Cả làng kiếm bộn tiền từ con đặc sản "cưỡi máy bay xuất ngoại” (20/05/2024)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 1
Total: 66567752

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July