Trang chủ Liên hệ       Thư ba, Ngày 23/04/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
  -  Đất và người Xứ Nghệ
  -  Dân ca Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Truyền thống Nghệ Tĩnh > Dân ca Nghệ Tĩnh >
  Lối chơi chữ trong hát ví Lối chơi chữ trong hát ví , Người xứ Nghệ Kiev
 

 

Lược trích trong cuốn “Ví phường vải” của Nguyễn Tất Thứ

Hết ví lối chơi tiếng, chơi chữ phường vải lại xoay sang chơi Nôm. Ở đây lời ví chỉ toàn bằng tiếng Nôm – một thứ Nôm đặc biệt của dân quê gốc rễ. Không phải những tiếng khiến người ta phải xoay từ âm này ra chữ khác như trên. Xin dẫn một vài câu:

Mấy lời trỏ trẻ, trây tra 

Nỉ non duyền trước, dần dà tình sau. 

Câu này ý nói: mấy lời non nớt bây ba để tỉ tê tâm sự cùng nhau rồi sau này sẽ tiến tới tình ngãi với nhau. Nhưng chỗ làm người ta khó đối nhất là tiếng trẻ, tra, non, dà (già) cùng những tiếng đi cặp đôi với nó. 

Đã ví phường vải, dù khó thế nào cũng phải đối, nếu không sẽ bị đối phương ví kháy, đến xóc xương. Vậy muốn đối lại, ít ra cũng phải gò được một câu như: 

Đừng còn láo lớn, tăm tiu 

Tỉ to chuyện vắn, đìu hiu tình dài. 

Khi chơi nôm phường vải còn dùng cả lối lái

Hay Nôm có khách hôm nay 

Thấy chàng đã mấy tháng chầy không đi. 

Trong câu ví có tiếng nói đi rồi lái lại: Hay Nôm – hôm nay; thấy chàng – tháng chầy. 

Đã gặp phải lối ví ngoắt nghoéo như thế, khách nhởi cũng phải đối cho thật lọt cả từ lẫn ý mới có thể gọi là “thầy nho đi ví phường vải”. Vậy hãy thử xem thầy nho đã đối như thế nào? 

Đi rông gặp buổi đông ri 

Thì đương bông vải thường đi cõi này. 

Khổ biết bao cho người đi ví, đã đối là phải đối cho chỉnh, lại còn phải đáp nữa. Nếu đối mà không đáp tức sẽ bị sổ truôn, đáp mà không đối cũng bị chị em loại ra ngoài ngõ. 

Chúng ta cũng nên tham khảo thêm một lối chơi Nôm rắc rối hơn bậc nữa. Phải ! Câu ví chỉ bằng tiếng Nôm như ta thường dùng như nó lại có thể vặn sang âm chữ Hán nó cũng tương đương với lối chữ Tây và quốc ngữ nói ở phần trên, vì dụ: 

Dần dà một tý can chi

Quý ra khỏi ngọ vị chi đến nhà. 

Chỉ một câu giản dị, bình thường như thế, ta thử lượm xem: dần, tý, can, chi, ngọ, vị. đó là những tiếng thuộc về bộ can – chi.  

Lại còn một lối mà ta có thể vặn ra vừa chữ, vừa nghĩa cùng nằm trong câu ví:

Ra về thiếp dặn thiệt nha 

Mai răng cũng lại đàng nhà thiếp chơi. 

Có bốn tiếng thiệt, nharăng, lại (chữ Hán: thiệt là lưỡi, nha là răng) 

Có câu ta phải vặn một âm ra đôi ba chữ, một chữ ra đôi ba nghĩa như xoay một ván bài tổ tôm vậy:

Mấy phen tri kỷ biết mình

Trăng nhâm gác ngõ, gà canh gáy dần. 

Trước hết hãy nói về một chữ kỷ ở nửa trên câu ví. Cùng một âm mà ở trong câu này chữ kỷ đã biến thành ba chữ và ba nghĩa khác nhau. Kỷ là mấy, kỷ là mình, lại còn chữ kỷ thuộc về bộ can chi để cùng đi luôn một chuỗi với nửa dưới câu ví: nhâm, ngọ, canh, dần. 

Muốn đối đáp cho lọt cả từ lẫn ý câu trên, phải ghép một câu như: 

Chưa khi hương vị ngát nồng 

   Bóng dần trước dậu (1) sao đông láy đoài. 

Chữ vị trong câu này cũng gánh đủ ba nghĩa như chữ kỷ của câu ví trên. Vị là chưa, vị là hương (mùi), lại còn chữ vị trong bộ can chi để cùng một chuỗi với dần dậu, đồng, đoài. Mà ý nghĩa của câu ví cũng đã họa lại cùng nhau rất chỉnh. 

Lại còn những câu toàn bằng tiếng nôm mà ta có thể vặn ra chữ tiếp liền với nghĩa, nghĩa tiếp liền với chữ: 

Cửa song dựa ỷ (2) viết thư 

Thân mình liệu tính đợi chờ ai thương. 

Nửa trên thấy rõ ràng nghĩa rồi tiếp đến chữ (song, ỷ, thư). Nửa dưới thì chữ rồi tiếp đến nghĩa (thân, liễu, đợi, ai). 

Đi ví phường vải mà phải đối đáp một câu gò gập như thế thì thật là tai nạn. Nhưng biết là tai nạn vẫn phải bóp óc cho ra để đối. Thầy nho phải hút một điếu thuốc, ăn một miếng trầu, uống một đọi “nác mới” để lấy đà cho sự suy nghĩ. Nếu thầy chịu không đối được, thác cớ ra về, tức thời bị chị em đưa chân một câu: 

Nghe chàng học thuộc ngũ kinh 

Đến đây chàng lại làm thinh ra về? 

Thế là phường vải đã quệt vào trán thầy rồi đó! Hôm sau, nếu thầy nho còn tới vì von nữa, họ lại cứ đưa câu hôm trước ra, bao giờ thầy nho đối cho thật chỉnh nghĩa, chỉnh ý họ phường vải mới chịu tha. 

Năm xưa trong Huế, có người ra một vế đối chỉ mấy tiếng: 

Không vô trong nội nhớ hoài 

Ý thì đã rõ, nhưng cần phải thấy: vô cũng là không, nội cũng là trong, hoài là nhớ. Nếu đối được câu này, cần phải gò làm sao để có một số cặp từ vừa Hán vừa Việt phải đồng nghĩa với nhau mà đọc lên thì cứ tưởng như một câu nói nôm na bình thường. 

Người đối cũng nhiều nhưng chẳng có câu nào đáng được kể là hay. Về sau, lựa mãi mới được vài câu như: 

Đi chi đường đạo sợ cụ. 

Đối được thế cũng khá, nhưng ý thì chẳng ăn nhập gì với câu ra. Nghĩa mới là mới đối chứ không có đáp. 

Vậy mà phường vải lại ra một câu dài hơn – một câu lục bát hẳn hoi – buộc vừa phải đối, vừa phải đáp. Như thế trách gì chẳng có một đôi thầy nho đã phải điểm cái thời gian nghĩ ngợi bằng những đọi “nác mới” đầy vèn để say váng lên rồi đâm ra lần khân, thướt người trên tràng kỷ mà ngủ quên đi lúc nào không biết để các o phải réo lên:

 

Múc nước thùng sơn,

Dội nước thùng sơn, 

Ai thức chàng dậy giả ơn ngàn vàng!

 

Khốn nỗi thầy nho còn bóp bụng nghĩ chưa ra nên cứ vờ ú ớ mê ngủ làm cho phường vải lại lên tiếng lần nữa:

 

Xin chàng tỉnh dậy đừng mê 

Đem lời tú sĩ mà đề non cao.

Đã đến lúc các o phải lớn tiếng thúc dục đôi ba lần, thầy nho không vờ ngủ nữa, đành phải đỡ đòn bằng câu:

Khó khăn, khăn khó như ri 

Giờ mà đối được con chi nữa tình!

 

Thế là còn nhanh trí đấy. đánh nước “tẩu” một cách ngọt nhạt chứ không thì còn bị ví kháy mũi mãi đến mướt mồ hôi!

 

Bây giờ ta thử lắng nghe một thầy nho có tài hơn, cất giọng đối lại câu trên của phường vải:

 

Nhà hiên gối chẩm đàn cầm 

Tâm lòng tư nghĩ âm thầm ta than.

 

Đối đáp được như thế có lẽ phải gọi là hay lắm, tài tình lắm. Các o nhất định phải cất giọng oanh vàng ca ngợi:

 

                                              Thưa rằng đánh giá Thịnh Đường

 

                        Ước gì thiếp bén duyên chường, chường ơi!

 

Cũng cần dừng lại ở câu ví của thầy nho trên một chút. “Nhà hiên gối chẩm đàn cầm” cho ta thấy rõ nghĩa rồi tiếp đến chữ: (hiên, chẩm, cầm); “Tâm lòng tư nghĩ âm thầm ta than”, ta lại được thấy chữ rồi tiếp đến nghĩa: (tâm, tư, âm, ta).

 

Ví phường vải đã nói: “Thân mình liệu tính đợi chờ ai thương” cho nên thầy nho mới đành đau khổ (!) trả lời: “Tâm lòng tư nghĩ âm thầm ta than”.

 

======

(1)     Bóng dần trước dậu: Bóng giờ dần đã lùa về trước bờ dậu

 

(2)     Ỷ : là cái tràng kỷ

Nguồn : Ví dặm đò đưa


  Các Tin khác
  + Ngắm cây cầu dài nhất tuyến cao tốc Bắc - Nam sắp hoàn thành (07/04/2024)
  + Khám phá vẻ đẹp huyền bí hang Dơi Khét trên núi Phá Èn (07/04/2024)
  + Ở một xã của tỉnh Nghệ An có con đường hoa gạo đỏ rực, người ta kéo đến quay phim, chụp ảnh (03/04/2024)
  + Vui hội đền Chín Gian (23/03/2024)
  +   Đón nhận Bằng xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh Khu lưu niệm Đại tướng Chu Huy Mân (17/03/2024)
  + Tưng bừng khai hội Đền Thanh Liệt năm 2024 (17/03/2024)
  + Công an Nghệ An xứng danh anh hùng, đồng sức đồng lòng phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân (10/03/2024)
  + Những chiến sĩ áo trắng vùng biên: Quyết không bỏ nghề, tất cả vì sức khỏe nhân dân (06/03/2024)
  + Về "làng Khoa bảng " xem bà con nông dân làm du lịch (06/03/2024)
  + Dòng sông Mai Giang chảy qua thị xã nào của Nghệ An, có lễ hội gì mà vạn người trên bờ cổ vũ? (02/03/2024)
  + Nghệ sĩ Lê Thanh Phong và hành trình đưa ví, giặm vượt biên giới (01/03/2024)
  + Nhiều viên gạch quý hiếm tại đền thờ Trạng nguyên Hồ Hưng Dật (01/03/2024)
  + Lưu mãi nét đẹp văn hoá Thổ ở làng Mo Mới (01/03/2024)
  + Nghĩ về dòng chảy di sản văn hóa xứ Nghệ (01/03/2024)
  + Đặc sản thịt chua xứ Nghệ vào vụ Tết (30/01/2024)
  + Biển Cửa Lò ở Nghệ An có từ bao giờ, cái tên Thiên Cầm ở Hà Tĩnh sao lại liên quan đến Hồ Quý Ly? (30/01/2024)
  + Một cây cổ thụ 700 năm tuổi ở Hà Tĩnh tương truyền cứu vua Lê Thái Tổ nay vẫn xanh um, quả thơm khắp làng (30/01/2024)
  + TẢN MẠN CHUYỆN Ở XÓM... (02/11/2023)
  + Ngôi chùa nhà Trần với tích tiên nữ giáng trần dạo chơi, rửa chân ở Hà Tĩnh có gì đặc biệt? (16/10/2023)
  + Làng cổ ở Nghệ An là làng duy nhất của Việt Nam có tới 3 nhà khoa bảng giữ chức Tế tửu Quốc Tử Giám (16/10/2023)
Playlist

GIỚI THIỆU
 

Kính thưa quý độc giả 

Website nguoixunghekiev.vn

hoạt động chính thức từ tháng

10/2012. và  phi lợi nhuận.

Trang tin đăng tải tin tức 

của cộng đồng người Việt tại Kiev

và toàn Ucraina, đồng thời lấy tin 

từ các trang báo mạng khác trên

nguyên tắc trích dẫn nguyên bản 

đường nguồn chính. Là những

người làm báo không chuyên nên

chắc chắn sẽ gặp sai sót không

mong muốn, chúng tôi sẽ tiếp thu 

chân thành những góp ý xây dựng 

của quý độc giả để cho trang tin 

ngày càng hoàn thiện hơn, xin gửi

về mục liên hệ trên mặt báo hoặc

Email: hosytruc@gmail.com

ĐT: 093-712-24-57

093-973-97-39

Xin trân trọng cảm ơn.

Biên tập: Hồ Sỹ Trúc

 

 

 
 
 

 

 


QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 1
Total: 60289891

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July