Trang chủ Liên hệ       Thứ năm, Ngày 02/05/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
  -  Đất và người Xứ Nghệ
  -  Dân ca Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Truyền thống Nghệ Tĩnh > Dân ca Nghệ Tĩnh >
  Ví, giặm có bước phát triển về chất Ví, giặm có bước phát triển về chất , Người xứ Nghệ Kiev
 

 

17-8, tại TP Hà Tĩnh, UBND hai tỉnh Hà Tĩnh, Nghệ An phối hợp với Báo Nhân Dân tổ chức Lễ đón nhận Bằng công nhận di sản văn hóa cấp quốc gia và Khai mạc Liên hoan dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh lần thứ 2.

Nửa thế kỷ tìm hướng bảo tồn, phát huy giá trị

Năm 2012, dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh đã chính thức được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của quốc gia. Đầu năm 2013, hai tỉnh Hà Tĩnh và Nghệ An phối hợp với các cơ quan chức năng của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia, Ủy ban UNESCO Việt Nam lập hồ sơ trình UNESCO xét công nhận ví, giặm Nghệ Tĩnh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Trao Bằng di sản văn hóa cấp quốc gia.

Đó là một sự kiện được rất nhiều người quan tâm. Trước ngày khai mạc Liên hoan, chúng tôi đã gặp nhạc sĩ Thanh Lưu, người đã gắn bó trọn đời mình với dân ca Nghệ Tĩnh, trong một quán cà phê ở TP Vinh. Nhạc sĩ Thanh Lưu nhớ lại thập niên 1960, khi ông vừa tốt nghiệp Nhạc viện Hà Nội, được điều về tỉnh Nghệ An, tham gia thành lập Đoàn dân ca Nghệ Tĩnh. Lúc bấy giờ, cuộc chiến tranh phá hoại do quân đội Mỹ tiến hành đã lan rộng trên miền Bắc. Để phục vụ cuộc chiến đấu, đời sống và sản xuất của quân dân, ý tưởng “sân khấu hóa” dân ca Nghệ Tĩnh với hình thức “thể nghiệm” là một hướng đi được đông đảo công chúng đồng tình ủng hộ. Năm 1969, vở kịch hát dân ca “Không phải tôi” lần đầu tiên được công diễn với nhiều làn điệu ví, giặm được cải biên là một “dấu mốc” trong quá trình “sân khấu hóa” dân ca ví, giặm. Thời kỳ này, Đoàn dân ca Nghệ Tĩnh tổ chức cho cán bộ, nghệ sĩ, diễn viên nhiều đợt đi về khắp các miền quê sưu tầm, ghi chép các làn điệu dân ca còn lưu truyền trong nhân dân, nhờ thế, hàng trăm làn điệu dân ca ví, giặm được tìm thấy, kịp thời lưu giữ...

Theo nhạc sĩ Thanh Lưu, ngày ấy, dù bước đầu “sân khấu hóa” dân ca ví, giặm gặt hái được một số thành công nhất định, nhưng giữa các nhà nghiên cứu văn hóa, nghệ sĩ và công chúng vẫn còn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau, nổi bật nhất vẫn là vấn đề: “Liệu có cần thiết phải “sân khấu hóa” dân ca hay không? Hay là chỉ cần bảo tồn như nguyên bản trong đời sống, lao động của nhân dân?”. Giữa thời buổi chiến tranh khốc liệt, rất nhiều cuộc hội thảo khoa học đã được tổ chức nhằm làm rõ vấn đề trên, quan điểm cuối cùng được thống nhất là cần duy trì cả hai hướng: Một, bảo tồn nguyên dạng những làn điệu ví, giặm với hình thức, nội dung lời ca, giai điệu, diễn xướng; hai, tiếp tục thể nghiệm “sân khấu hóa”, cải biên dân ca, xây dựng các vở kịch hát chuyển tải các đề tài truyền thống và đương đại, đáp ứng nhu cầu thưởng thức nghệ thuật hát dân ca của đông đảo quần chúng nhân dân...

Có bốn tiêu chí được đặt ra khi “sân khấu hóa” và cải biên dân ca ví, giặm là: Đậm đà chất liệu dân gian; lời ca phải mang chất thơ, ngôn ngữ giản dị; cấu trúc kịch hát phải tuân theo khúc thức dân gian; lời ca, làn điệu phải phù hợp và lột tả tính cách nhân vật. Trong giai đoạn này, nhiều vở kịch hát dân ca được sáng tác và dàn dựng, như: Đầu bến sông, Cô gái sông Lam, Mai Thúc Loan, Chuyện tình ông vua trẻ, Đốm lửa núi Hồng v.v.. liên tiếp được công diễn và được công chúng hoan nghênh.

Và cho đến bây giờ, dân ca ví, giặm có bước phát triển về chất, đó là sự chuyển hóa từ hình thức ca hát dân gian đến ca nhạc chuyên nghiệp, rồi ca kịch sân khấu. Một loạt làn điệu cải biên ra đời và khẳng định sức sống nội tại của nó, như các làn điệu “Giận mà thương”, “Hát khuyên”, “Đại thạch”, “Tứ hoa”, “Xẩm thương”, “Xẩm chợ” v.v..

Liên hoan đậm đà sắc màu dân gian

Nhạc sĩ Lê Hàm, thành viên Ban giám khảo Liên hoan ví, giặm lần thứ 2 cho biết: “Trong Liên hoan lần này, các câu lạc bộ hát dân ca ở Nghệ An và Hà Tĩnh đã có nhiều cố gắng phục dựng không gian diễn xướng dân gian lên sân khấu, như các điệu ví đò đưa, ví phường vải, ví phường nón, hát đối đáp - thầy gà. Điều đó có phù hợp trong việc bảo tồn và phát triển dân ca ví, giặm hay không còn phải được nghiên cứu, đánh giá khách quan, nhưng trước mắt đã mang lại những nét mới, làm cho liên hoan thêm đậm đà màu sắc dân gian”.

Lễ khai mạc Liên hoan dân ca ví, giặm lần thứ 2.

Hiện nay, trên địa bàn hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh có hơn 50 câu lạc bộ hát dân ca đang hoạt động. Liên hoan dân ca thường xuyên được tổ chức từ cơ sở, cấp vùng, cấp tỉnh, liên tỉnh. Ví, giặm đã trở nên phổ biến trong các cuộc liên hoan văn nghệ, hội diễn, giao lưu giữa các nhóm cộng đồng và được tổ chức truyền dạy trong cộng đồng, trong các trường học; đồng thời quảng bá, phổ biến rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, trao truyền qua nhiều thế hệ… Theo các chuyên gia về văn hóa dân gian, để bảo tồn không gian văn hóa này, cần phục dựng lại nguyên dạng các hình thức diễn xướng dân gian xưa trên sông nước, trên ruộng đồng, trên núi non, trong thôn xóm, trong nhà. Chẳng hạn như cảnh hát ví giao duyên, cảnh hát giặm xẩm, hát giặm ru, hát giặm kể,... đặc biệt là hát phường vải, một hình thức diễn xướng rất đặc sắc.

Bàn về vấn đề bảo tồn và phát huy dân ca ví, giặm, nhà nghiên cứu văn hóa Thái Kim Đỉnh cho rằng, cần đầu tư xây dựng những mô hình tái lập không gian diễn xướng của ví, giặm; đồng thời, tích cực phát hiện, bồi dưỡng các nghệ nhân. Mặt khác, trong công tác nghiên cứu, cần xác định những vấn đề cần bảo tồn nguyên dạng, những vấn đề cần phát huy, “sân khấu hóa”, nhằm phổ biến, đưa dân ca ví, giặm vào đời sống nhân dân.

Trong đời sống sôi động hiện nay, cũng như dân ca của các vùng miền khác, dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh có những biểu hiện mai một đáng tiếc. Cần phải làm gì và làm như thế nào để bảo tồn và phát huy, phát triển kho tàng dân ca Nghệ Tĩnh là vấn đề vô cùng lớn và khó khăn, đòi hỏi các cấp chính quyền và ngành văn hóa cần tìm tòi, tổ chức và nhân rộng những mô hình hoạt động phù hợp. Những người yêu dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh cho rằng, cần nhìn thẳng vào thực tế để tổng kết, đánh giá hiệu quả của công tác bảo tồn, phát huy di sản dân ca, xem xét một cách nghiêm túc các giải pháp đã thực hiện có hiệu quả đến đâu, ở mức độ nào; cần có những nghiên cứu chuyên sâu về môi trường văn hóa, tâm lý, thị hiếu âm nhạc của công chúng đương đại để làm cơ sở cho việc đề ra các giải pháp bảo tồn, phát huy di sản dân ca cổ truyền. Để thực hiện được điều đó, các cấp, các ngành chức năng cần thay đổi nhận thức, phát huy tính chủ động, sáng tạo trong quá trình nghiên cứu, đồng thời đầu tư thỏa đáng cho việc bảo tồn và phát triển dân ca ví, giặm; tổ chức tuyên truyền, quảng bá rộng rãi dân ca ví, giặm dưới nhiều hình thức và phương tiện chuyển tải...

 

Liên hoan dân ca ví, giặm lần thứ 2 diễn ra từ ngày 17 đến 19-8, với sự tham gia của 21 câu lạc bộ hát dân ca ví, giặm, 400 nghệ nhân, diễn viên ở hai tỉnh Hà Tĩnh, Nghệ An. Chương trình nghệ thuật “Đôi bờ ví, giặm” có ba chương: “Đôi bờ sông ví, giặm”, “Cải biên, phát triển” và “Mùa trăng sông Lam, sông La” bao gồm những làn điệu ví, giặm, ca khúc phát triển mang âm hưởng dân ca đặc sắc do các nghệ sĩ nổi tiếng biểu diễn. Chương trình được Đài Truyền hình Việt Nam truyền hình trực tiếp trên kênh VTV2.

Bài và ảnh: TRẦN HOÀI

Theo Báo Quân Đội Nhân Dân


  Các Tin khác
  + Ngắm cây cầu dài nhất tuyến cao tốc Bắc - Nam sắp hoàn thành (07/04/2024)
  + Khám phá vẻ đẹp huyền bí hang Dơi Khét trên núi Phá Èn (07/04/2024)
  + Ở một xã của tỉnh Nghệ An có con đường hoa gạo đỏ rực, người ta kéo đến quay phim, chụp ảnh (03/04/2024)
  + Vui hội đền Chín Gian (23/03/2024)
  +   Đón nhận Bằng xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh Khu lưu niệm Đại tướng Chu Huy Mân (17/03/2024)
  + Tưng bừng khai hội Đền Thanh Liệt năm 2024 (17/03/2024)
  + Công an Nghệ An xứng danh anh hùng, đồng sức đồng lòng phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân (10/03/2024)
  + Những chiến sĩ áo trắng vùng biên: Quyết không bỏ nghề, tất cả vì sức khỏe nhân dân (06/03/2024)
  + Về "làng Khoa bảng " xem bà con nông dân làm du lịch (06/03/2024)
  + Dòng sông Mai Giang chảy qua thị xã nào của Nghệ An, có lễ hội gì mà vạn người trên bờ cổ vũ? (02/03/2024)
  + Nghệ sĩ Lê Thanh Phong và hành trình đưa ví, giặm vượt biên giới (01/03/2024)
  + Nhiều viên gạch quý hiếm tại đền thờ Trạng nguyên Hồ Hưng Dật (01/03/2024)
  + Lưu mãi nét đẹp văn hoá Thổ ở làng Mo Mới (01/03/2024)
  + Nghĩ về dòng chảy di sản văn hóa xứ Nghệ (01/03/2024)
  + Đặc sản thịt chua xứ Nghệ vào vụ Tết (30/01/2024)
  + Biển Cửa Lò ở Nghệ An có từ bao giờ, cái tên Thiên Cầm ở Hà Tĩnh sao lại liên quan đến Hồ Quý Ly? (30/01/2024)
  + Một cây cổ thụ 700 năm tuổi ở Hà Tĩnh tương truyền cứu vua Lê Thái Tổ nay vẫn xanh um, quả thơm khắp làng (30/01/2024)
  + TẢN MẠN CHUYỆN Ở XÓM... (02/11/2023)
  + Ngôi chùa nhà Trần với tích tiên nữ giáng trần dạo chơi, rửa chân ở Hà Tĩnh có gì đặc biệt? (16/10/2023)
  + Làng cổ ở Nghệ An là làng duy nhất của Việt Nam có tới 3 nhà khoa bảng giữ chức Tế tửu Quốc Tử Giám (16/10/2023)
Playlist

GIỚI THIỆU
 

Kính thưa quý độc giả 

Website nguoixunghekiev.vn

hoạt động chính thức từ tháng

10/2012. và  phi lợi nhuận.

Trang tin đăng tải tin tức 

của cộng đồng người Việt tại Kiev

và toàn Ucraina, đồng thời lấy tin 

từ các trang báo mạng khác trên

nguyên tắc trích dẫn nguyên bản 

đường nguồn chính. Là những

người làm báo không chuyên nên

chắc chắn sẽ gặp sai sót không

mong muốn, chúng tôi sẽ tiếp thu 

chân thành những góp ý xây dựng 

của quý độc giả để cho trang tin 

ngày càng hoàn thiện hơn, xin gửi

về mục liên hệ trên mặt báo hoặc

Email: hosytruc@gmail.com

ĐT: 093-712-24-57

093-973-97-39

Xin trân trọng cảm ơn.

Biên tập: Hồ Sỹ Trúc

 

 

 
 
 

 

 


QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 2
Total: 60560963

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July