Trịnh Công Sơn: Những giai điệu kiến tạo hòa bình Chiến tranh như nước thủy triều, đã hòa vào bên bờ xương máu của dòng sử. Nhìn lại 37 năm cuộc chiến đi qua, giờ thì mặt đất đã bằng phẳng, những đồi cây tự lành vết thương và khoác lên mình một màu xanh đầy sức sống. Những giai điệu mang con tim khát vọng hòa bình vẫn vang vọng đâu đây. Một mai đến tận cùng thế giới, nền hòa bình viên mãn sẽ được thực thi và lan tỏa.
Chí sĩ Tăng Bạt Hổ - một người Việt yêu nước Chí sĩ Tăng Bạt Hổ (1858 - 1906), tự là Sư Triệu, hiệu là Điền Bát, tên thật là Tăng Doãn Văn, là chí sĩ Việt Nam tham gia chống Pháp cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Ông sinh ngày 19 tháng 7 năm 1858 tại làng An Thường, nay thuộc xã Ân Thạnh, huyện Hoài Ân.
Ngô Xương Văn (?-?) (HNHN) Ngô Xương Văn (?-?) là con thứ hai Ngô Quyền, là một vị vua nhà Ngô Trị vì từ 950 đến 965. Trong đó khoảng 951 – 954 cùng với anh trai là Ngô Xương Ngập. Sử gọi chung đó là thời Hậu Ngô Vương. Quê ở Đường Lâm, huyện Phúc Lộc, châu Giao, thuộc huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây cũ, nay thuộc huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội.
(Dân trí) - Sáng nay 26/6, lễ tiễn đưa Đại tá Bùi Quang Thận - người chiến sĩ cắm lá cờ lịch sử trên nóc Dinh Độc Lập trưa ngày 30/4/1975 - diễn ra trong niềm tiếc thương vô hạn của hàng nghìn người, tại thôn Xuân Bàng - Thụy Xuân - Thái Thụy - Thái Bình.
Bác Hồ với Hoàng thân Xuphanuvông Tháng 8-1945, cả Đông Dương thuộc Pháp sôi sục khí thế cách mạng. Nhân dân Việt Nam, Lào và Campuchia đứng dậy giành chính quyền sau 100 năm sống dưới ách nô lệ của thực dân Pháp.
Nguyên vẹn một "Việt Nam trong ánh chớp lửa đạn" (TT&VH) - Đấy là nhà nhiếp ảnh Lương Nghĩa Dũng, người đã đi cùng bộ đội xe tăng chụp ảnh giải phóng Quảng Trị và đã anh dũng ngã xuống tại Cồn Tru, huyện Hải Lăng. Ông được truy tặng giải thưởng Nhà nước về VHNT năm 2007 với tác phẩm Đấu pháo ở Dốc Miếu chụp năm 1968.
Nhà báo Hồ Chí Minh - Hà Văn Thịnh 43 năm đã trôi qua kể từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh mãi mãi đi xa, nhưng những hình ảnh của Người vẫn mãi khắc sâu trong trái tim, hiểu biết của hàng triệu người dân, trong đó có hàng ngàn nhà báo ở Việt Nam và nhiều nơi trên thế giới. Với Chủ tịch Hồ Chí Minh, có những điều mà mọi cố gắng phân tích đều phải bất lực, bởi có lẽ, Hồ Chủ tịch là nhà báo đặc biệt nhất, kỳ lạ nhất trong lịch sử báo chí thế kỷ XX!
Nơi ghi dấu sự hy sinh của 13 chiến sĩ thông tin liên lạc QĐND Online – Trung đoàn thông tin 134 trực thuộc Binh chủng Thông tin liên lạc là đơn vị thông tin hữu tuyến điện đường trục chiến lược được thành lập ngày 8-8-1966 (tiền thân là tiểu đoàn 134 thành lập năm 1954), có nhiệm vụ bảo đảm TTLL phục vụ cho Trung ương Đảng, Nhà nước, Bộ Quốc phòng, lãnh đạo chỉ huy chống chiến tranh leo thang đánh phá của giặc Mỹ trên miền Bắc, giữ vững thông tin liên lạc với chiến trường miền Nam và làm nhiệm vụ quốc tế trên nước bạn Lào.
Những đôi hoa tai cực kỳ ấn tượng của phụ nữ Việt Với phụ nữ Tây Bắc, trang sức - mà cụ thể là đôi hoa tai - không chỉ để làm đẹp, chúng còn thể hiện sự giàu sang, tính cách của người đeo và là một “vũ khí” phòng thân hiệu quả.
Xuất xứ của Thánh Gióng
- Về xuất xứ của Gióng, các tài liệu đều ghi làng quê của Gióng là làng Phù Đổng. Tuy nhiên, về gia đình Gióng, mỗi tài liệu nói một khác.
Từ Sài Gòn, Bác ra đi tìm đường cứu nước
Cuối năm 1910, Bác Hồ (khi đó là Nguyễn Tất Thành) rời Trường Dục Thanh ở Phan Thiết vào Sài Gòn tiếp tục cuộc hành trình tìm đường cứu nước. Ngày đó phương tiện đi lại còn rất thô sơ. Xe lửa mới chỉ chạy loanh quanh Sài Gòn từ Chợ Cũ đi Tân Định và Chợ Cũ đi Chợ Lớn... Cả Sài Gòn lúc bấy giờ chỉ có chừng 5- 7 chiếc ô tô, vì vậy, 200 cây số từ Phan Thiết vào Sài Gòn, Bác vẫn phải đi bằng thuyền buồm.
Thái úy Tô Hiến Thành bậc đại công thần triều Lý (HNHN) Tô Hiến Thành là một danh nhân kiệt xuất về chính trị, quân sự và văn hóa của đất nước. Ông có nhiều công trạng to lớn với đất nước, đặc biệt với vương triều Lý đang chuyển dần từ thời thịnh trị sang suy yeu, bắt đầu từ giữa thế kỉ XII. Là bậc đại thần nhà Lý, về nội trị ông đã trực tiếp giúp hai vua Anh Tông và Cao Tông còn rất non trẻ, trị vì và điều hành đất nước về tất cả các mặt chính trị, kinh tế, quân sự và văn hóa.
Ảnh “Em bé napalm” của chiến tranh Việt Nam tròn 40 tuổi
(Dân trí) - Trong bức ảnh năm xưa, Kim Phúc sẽ mãi là một cô bé 9 tuổi đang hét lên “Nóng quá! Nóng quá!” khi em chạy trên đường khỏi ngôi làng Trảng Bàng đang bốc cháy ở tỉnh Tây Ninh, miền nam Việt Nam.
Trong cuộc đấu tranh bền bỉ và lâu dài suốt mười thế kỷ (từ đầu công nguyên cho đến đầu thế kỷ thứ X) của dân tộc ta chống các tập đoàn xâm lược nước ngoài để giành quyền tự chủ, cuộc khởi nghĩa do Lý Bí lãnh đạo đầu năm 542 là một phong trào có quy mô tương đối rộng lớn. Trong bài Việt sử tổng luận, nhà sử học Lê Tung đã đánh giá cuộc nổi dậy như sau: “Phía Bắc đuổi Tiêu Tư, phía Nam dẹp Lâm Ấp, dựng tên nước, chính ngôi tôn, đặt trăm quan, định niên hiệu, có đại lược về quy hoạch của đế vương”. Để thực hiện được sự nghiệp trên, Lý Bí đã có những cộng tác có tài đức: Triệu Túc làm Thái phó, Phạm Tu làm tướng võ, Tinh Thiều làm tướng văn. Về ba danh nhân này, chính sử không cho biết rõ quê quán ở đâu. Việc điều tra gần đây về lịch sử địa phương cho phép bổ khuyết một phần nào sự thiếu sót đó. Hà Nội có thể tự hào là quê hương của tướng Phạm Tu, vốn người làng Quang Liệt, nay là xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì.
Phong cách xử sự của Hoàng đế Quang Trung - Nhắc đến Quang Trung - Nguyễn Huệ, chúng ta thường hình dung đó là một con người quyết đoán, cứng rắn, với tài cầm quân xuất quỷ nhập thần, bách chiến, bách thắng. Một người như thế chắc tính tình phải khắc kỷ, khô khan, cứng nhắc...
Huỳnh Thúc Kháng với vấn đề chủ quyền Hoàng Sa của Việt Nam Đã 65 năm ngày Cụ Huỳnh Thúc Kháng yên nghỉ trên núi Thiên Ấn, Quảng Ngãi (21/4/1947), nhưng mỗi lần nhớ đến Cụ chúng ta không khỏi bồi hồi xúc động hồi tưởng về những trang viết của Cụ trên báo Tiếng Dân về chủ quyền quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam mà cụ là chủ bút.