Trang chủ Liên hệ       Thư ba, Ngày 24/12/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người > Con Người Việt Nam >
  Ông Tổ của tiền giấy Việt Nam Ông Tổ của tiền giấy Việt Nam , Người xứ Nghệ Kiev
 

 


Nhiều người vẫn lầm tưởng rằng những đồng tiền giấy đầu tiên của nước ta được in ấn, phát hành dưới triều Hồ và người đề ra chủ trương sử dụng tiền giấy là Hồ Qúy Ly. Tuy nhiên, thời điểm ra đời của những đồng tiền giấy đầu tiên này sớm hơn, trước khi triều Hồ thành lập và người đề ra ý tưởng đó là Vương Nhữ Chu.

Tư liệu về Vương Nhữ Chu không nhiều nên đến nay chúng ta vẫn chưa thể biết được chính xác quê quán, năm sinh, năm mất và chi tiết về cuộc đời cũng như sự nghiệp của ông. Chỉ biết rằng ông sống vào khoảng cuối thế kỷ 14, làm quan trải các triều vua Trần Nghệ Tông, Trần Duệ Tông và Trần Phế đế, đến tháng 6 năm Mậu Thìn (1388) thì về trí sĩ. Sách Đại Việt sử ký toàn thư viết: “Nhập nội hành khiển tả ty Vương Nhữ Chu trí sĩ, lấy Lê Dũ Nghị lên thay”.

Tiền “Hội sao thông bảo” do một nhà sưu tầm vẽ lại (Ảnh: ttvnol.com)

Nhưng không lâu sau đó, khi vua Trần Thuận Tông lên ngôi vào cuối năm Mậu Thìn (1388), Vương Nhữ Chu lại được mời ra làm quan, giữ chức Thái bảo.

Một trong những đóng góp quan trọng nhất của Vương Nhữ Chu khi trở lại tham gia triều chính là đề ra ý tưởng dùng tiền giấy thay cho tiền đồng.

Tháng 4, năm Bính Tý, niên hiệu Quang Thái thứ 9 (1396) đời Trần Thuận Tông, theo đề nghị của ông, Lê Quý Ly lúc đó đang giữ chức Nhập nội phụ chính, Thái sư, Bình chương quân quốc trọng sự, Tuyên trung vệ quốc Đại vương, đã cho in và phát hành tiền giấy Thông bảo hội sao để thay thế cho loại tiền đúc bằng đồng trước đó. Sử chép rằng: “Mùa hạ, tháng 4, bắt đầu phát [tiền giấy] Thông bảo hội sao. In xong, ra lệnh cho người đến đổi, cứ 1 quan tiền đồng đổi lấy 1 quan 2 tiền giấy. Thể thức [tiền giấy]: tờ 10 đồng vẽ rồng, tờ 30 đồng vẽ sóng, tờ 1 tiền vẽ mây, tờ 2 tiền vẽ rùa, tờ 3 tiền vẽ lân, tờ 5 tiền vẽ phượng, tờ 1 quan vẽ rồng. Kẻ làm tiền giả bị tội chết, ruộng đất, tài sản tịch thu. Cấm tuyệt tiền đồng, không được chứa lén, tiêu vụng, tất cả thu hết về kho Ngao Trì ở kinh thành và trị sở các xứ. Kẻ nào vi phạm cũng bị trị tội như làm tiền giả” (Đại Việt sử ký toàn thư).

Đây là những đồng tiền giấy đầu tiên trong lịch sử tiền tệ nước ta, nó được lưu hành và sử dụng ít nhất cũng được 11 năm, trong khoảng thời gian kể từ tháng 4 năm Bính Tý (1396) sau khi được phát hành cho đến tháng 6 năm Đinh Hợi (1407) sau khi giặc Minh xâm lược bắt được Thái thượng hoàng Hồ Quý Ly và vua Hồ Hán Thương. Tuy nhiên ảnh hưởng của những đồng tiền giấy này trong dân gian vẫn còn in đậm, kể cả trong thời kỳ giặc Minh đô hộ. Đến tháng 7 năm Kỷ Dậu (1429), sau khi đã đuổi được quân Minh, lên ngôi Hoàng đế đã được 2 năm, lúc này vua Lê Thái Tổ (Lê Lợi) vẫn còn nói đến ảnh hưởng của những đồng tiền giấy do Hồ Quý Ly phát hành sau khi có người đề nghị tiếp tục dùng tiền giấy thay tiền đồng. Đến thời điểm đó, Lê Thái Tổ mới từ chối dùng lại tiền giấy và sau đó sai đúc tiền Thuận thiên thông bảo, trở lại chế độ đúc và tiêu tiền đồng. Do đó, có thể coi tới thời điểm này tiền giấy do Hồ Quý Ly phát hành mới thực sự biến mất trên thị trường tiền tệ và chấm dứt vai trò lịch sử của mình.

Không rõ về sau Vương Nhữ Chu mất vào thời gian nào, tuy nhiên, trong sách Toàn Việt thi lục được hoàn thành vào thời Hậu Lê với nội dung sưu tầm các sáng tác văn thơ của những tác giả triều Lý, Trần, Hồ có một bài thơ mang tiêu đề Vãn Vương thiếu bảo Nhữ Chu (Viếng thiếu bảo Vương Nhữ Chu).

Khi nói về ông tổ của tiền giấy Việt Nam và những đồng tiền giấy đầu tiên, chúng ta cũng không thể không nhắc đến “ông tổ” làm tiền giấy giả. Sách Đại Việt sử ký toàn thư viết: “Kỷ Mão, [Kiến Tân] năm thứ 2 (1399)…, tháng 8, tên cướp Nguyễn Nhữ Cái trốn vào núi Thiết Sơn làm giả tiền giấy tiêu dùng. Gặp lúc Thuận Tông bị giết, Khát Chân bị chém, mới chiêu dụ dân lành được hơn vạn người, thường đi lại ở các xứ Lập Thạch, Đáy giang, Lịch Sơn, Đà giang, Tản Viên, cướp bóc bừa bãi, các châu huyện không sao chống được”.

Trong bộ Khâm định Việt sử thông giám cương mục soạn vào thời Nguyễn cũng có đoạn như sau: “Kỷ Mão, Thiếu Đế năm Kiến Tân thứ 2 (1399). Tháng 8, quân ở Đà Giang nổi dậy. Tháng 12, mùa đông. An phủ sứ ở lộ Đông Đô là Nguyễn Bằng Cử dẹp yên được. Trước đây, Nguyễn Nhữ Cái ở Đà Giang, trốn đến Thiết Sơn làm bảo sao (tiền giấy) giả, gặp lúc Thuận Tông bị hại, Khát Chân bị chết, Nhữ Cái liền chiêu dụ dân lành, được hơn một vạn người, đi lại quấy rối cướp bóc ở quãng sông Đáy, sông Đà, núi Tản, núi Lịch; các châu, huyện không thể chống cự nổi. Quý Ly sai Bằng Cử điều binh đi đánh, dẹp yên được”.

(Theo Báo Đất Việt)


  Các Tin khác
  + Chân dung 2 giáo sư Việt được bầu là viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Thế giới (06/12/2024)
  + Gia đình danh giá bậc nhất Việt Nam: Con cháu thừa hưởng "mã gen tài năng" (02/12/2024)
  + 7 điều tuyệt diệu khiến bạn luôn tự hào khi nhắc đến hai tiếng Việt Nam (11/08/2024)
  + Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/07/2024)
  + Ai là người đặt tên đất nước ta là Việt Nam: Ý nghĩa là gì? (30/06/2024)
  + Hình ảnh thiêng liêng lễ diễu binh ở Thị trấn Trường Sa (08/06/2024)
  + Trường Sa luôn đặc biệt từ những điều nhỏ nhất (26/05/2024)
  + Thế trận Đường Trường Sơn góp phần làm nên thắng lợi Chiến dịch mùa Xuân 1975 (18/05/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/05/2024)
  + Khám phá 22 hang động kỳ vĩ mới được phát hiện tại Quảng Bình (19/04/2024)
  + 18 đời vua Hùng gồm những ai? Tên gọi chính xác của các vị vua là gì? (17/04/2024)
  + Ảnh ấn tượng về các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (05/04/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Đại tướng Phan Văn Giang: Vũ khí cá nhân mới của quân đội tốt hơn AK47 (05/04/2024)
  + Chiêm ngưỡng sắc đỏ của cây hoa gạo trăm tuổi "đẹp nhất" Ninh Bình (03/04/2024)
  + Hoa gạo rực đỏ bên ngôi chùa cổ kính nghìn năm tuổi ở Hà Nội (23/03/2024)
  + Những bông hoa y tế vùng cao và chuyện băng rừng trong đêm đi đỡ đẻ (06/03/2024)
  + Kỷ niệm 80 ngày thành lập QĐNDVN: Sẽ tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế và mít tinh cấp Nhà nước (26/01/2024)
  + MŨI NÉ VÀO TOP ĐIỂM BAY KHINH KHÍ CẦU ĐẸP NHẤT THẾ GIỚI (02/04/2023)
  + Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: (12/03/2023)
  + Hàng nghìn người khai hội gò Đống Đa xuân Quý Mão (26/01/2023)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 1
Total: 66028360

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July