Trang chủ Liên hệ       Thứ bẩy, Ngày 23/11/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người > Con Người Việt Nam >
  Xứ Đoài thương nhớ: Chuyện về hậu duệ Ngô Vương Xứ Đoài thương nhớ: Chuyện về hậu duệ Ngô Vương , Người xứ Nghệ Kiev
 

 

GiadinhNet - Cái tên Đường Lâm đã quá đỗi quen thuộc. Đó là mảnh đất địa linh nhân kiệt với rất nhiều di tích lịch sử độc đáo.

 
Ở đó có câu chuyện dài, bất thành văn ít được nói đến là chuyện về hậu duệ của Ngô Quyền ở đất Đường Lâm- Sơn Tây- Hà Tây (cũ).
 

 Lăng Ngô Vương ở Cam Lâm, xã Đường Lâm.  Ảnh: TG

 
Còn người họ Ngô ở Đường Lâm
 
Đất hai vua?

Trong cuốn "Phùng Hưng, Ngô Quyền lịch sử truyền thuyết và dòng tộc" của nhà nghiên cứu Phan Thị Bảo có ghi: "Dòng tộc họ Phùng thiên cư đi khắp mọi miền Tổ quốc. Hiện nay chưa có tài liệu nào tổng hợp về sự thăng trầm, sẻ chia và sinh sôi của dòng họ Phùng một cách hoàn hảo. Chỉ biết rằng ở Đường Lâm không có một người nào mang dòng họ Phùng. Rất có thể do thăng trầm của lịch sử mà đương thời các vị con cháu họ Phùng ở Đường Lâm phải chuyển sang họ khác hoặc di chuyển đi các nơi...".
Nói tới Đường Lâm, người ta nhớ đến cụ bà Ngô Thị Pháo là người họ Ngô cuối cùng ở xã. Nhưng cụ Pháo đã về với ông bà tổ tiên từ năm 2004. Cũng từ ngày đó, chẳng ai còn nhắc đến hậu duệ dòng họ Ngô ở Đường Lâm nữa cả. Ngồi uống nước ở cổng đình Mông Phụ, tôi hỏi cụ già chủ quán nước: "Cụ Ngô Thị Pháo vốn là dòng dõi Ngô Quyền, nhưng không rõ thuộc chi nhánh nào. Từ ngày cụ Pháo mất đến giờ, có ai còn đến đây tìm hiểu về dòng họ Ngô nữa không ạ?". Cụ bà nhanh nhảu đáp: "Vẫn còn người họ Ngô ở Đường Lâm chứ. Đó là người duy nhất". Câu trả lời của bà cụ làm tôi giật mình. Chẳng lẽ mọi chuyện về dòng họ Ngô chưa thể hết. Rồi bà cụ cứ khẳng định rằng đó nhất định là con cháu Ngô Vương.

Tôi tìm đến nhà người đàn ông có tên Ngô Xuân Tường ở thôn Cam Thịnh theo sự chỉ dẫn của bà cụ. Cánh cổng gỗ cũ kỹ mở hé ra, một cụ bà xuất hiện hỏi nhỏ nhẹ: "Cháu hỏi ai?". "Dạ! Đây có phải nhà của ông Ngô Xuân Tường không ạ?". Cái gật đầu của bà cụ khiến tôi mừng rơn. Tôi cứ nghĩ bà cụ bán nước ngoài cổng đình Mông Phụ chỉ nói chơi. Ông Tường rất ngạc nhiên khi tôi ngỏ ý muốn tìm hiểu về ông, đặc biệt là họ Ngô của ông. Ông bảo, tôi là người đầu tiên hỏi chuyện về dòng họ của mình.

Trước sự háo hức của tôi, ông kể: "Tôi không phải gốc người Đường Lâm. Quê tôi ở cách Đường Lâm chừng 5 cây số". Tôi băn khoăn, tuy ông không phải người Đường Lâm nhưng chỉ cách có 5 cây số thì cũng có thể là con cháu Ngô Quyền lắm chứ? Ông Tường ôn tồn: "Cái đó thì tôi không biết được. Nghe cụ thân sinh ra tôi nói rằng, họ Ngô của chúng tôi có gốc gác từ Thanh Hóa. Một nhánh họ Ngô trong đó đã di cư ra ngoài này sinh sống. Nghe nói, họ Ngô ở Thanh Hóa cũng có gốc gác ngoài này".

Theo Phả ký họ Ngô Việt Nam thì khi nhà Ngô thất thế, cháu ruột của Ngô Quyền là Ngô Nhật Chung đã về Đại Điền, Tả Thanh Oai, Hà Nội bây giờ để sinh sống, sau đó một chi nhánh con cháu của Ngô Nhật Chung đã vào Thanh Hóa. Căn cứ vào điều đó thì cụ Tường cũng có thể là dòng dõi Ngô Vương lắm chứ. Nhưng quá mơ hồ.

Vợ chồng cụ Tường sống giản dị trong một mái nhà cổ gạch đá ong truyền thống. Vợ chồng cụ chỉ có một người con gái đã lấy chồng. Quả đúng như lời cụ già chủ quán nước đã nói, ở Đường Lâm vẫn còn người họ Ngô sinh sống. Đó là người họ Ngô duy nhất, nhưng con cháu Ngô Vương hay không thì đến cả cụ Tường cũng tự cho rằng..."có lẽ không phải".
 

Hai chiếc cọc được lấy từ sông Bạch Đằng trong trận đánh quân Nam Hán vang danh sử sách được đưa về lưu niệm ở Đền thờ Ngô Quyền.

Cụ Số: "Chúng tôi là con cháu Ngô Quyền"

 Về Đường Lâm, về miền cổ tích.


Chúng tôi  là dòng dõi Ngô Vương (!?)

Cả vùng Sơn Tây đang vào mùa thu hoạch, khắp mọi ngả đường ở Đường Lâm rơm giăng kín cả lối đi. Men lối nẻo quanh co từ thôn Cam Thịnh sang Cam Lâm, tôi tìm đến lăng Ngô Vương đem câu chuyện gặp ông Ngô Xuân Tường kể cho cụ từ nghe. Cụ nhoẻn miệng cười lớn, rồi vỗ vai tôi nói: "Tôi con cháu dòng dõi Ngô Quyền đây!".

Tôi lại một lần nữa giật mình. Lại một một người họ Ngô ở nơi khác đến Đường Lâm? Nhưng sao cụ từ này nói là dòng dõi Ngô Vương? Tôi thấy mâu thuẫn, rồi chép miệng: "Cụ cứ đùa cháu! Thế cụ họ gì ạ?". Cụ từ đáp ngắn gọn: "Tôi họ Dương!". Quả thật, tôi đã vào nhiều đi tích ở khắp nơi, gặp nhiều cụ từ nhưng cụ từ ở lăng Ngô Vương mới là người vui tính nhất. Nghĩ vậy, nhưng sau khi nghe xong những gì cụ nói thì hóa ra việc đi tìm dòng dõi họ Ngô ở Đường Lâm lại mở ra một hướng khác mà trước đó tôi chưa nghĩ tới.

Cụ từ có họ tên đầy đủ là Dương Hữu Số, được dân Cam Lâm tín nhiệm cử trông coi di tích lăng Ngô Vương đã 2 năm nay. Theo cụ Số thì do nhà Ngô sụp đổ, cho nên lúc bấy giờ tất cả người họ Ngô sống ở đất này phải đổi sang họ khác mới tránh sự diệt vong. "Họ Ngô đã được đổi thành họ Nguyễn, họ Dương, họ Kiều... Điều này không có văn tự nào để lại nói đến. Tuy nhiên, ông cha chúng tôi truyền khẩu lại cho nhau như thế thì chúng tôi biết như thế. Người Cam Lâm chúng tôi, phần đông tin rằng điều đó là sự thật. Còn để tìm bằng chứng, tìm căn cứ thì không có", cụ Số nói.

Theo cụ Số thì cụ là con cháu đời thứ 12 của dòng họ Dương ở Cam Lâm. Ông tổ của họ Dương là ông Dương Thế Nhã. "Về thân thế ông tổ Dương Thế Nhã chúng tôi không có gì đặc biệt. Và ông tổ được thờ ở nhà anh nhánh trưởng, chứ họ Dương chúng tôi chưa có nhà thờ riêng", cụ Số nói tiếp.

Tất nhiên, câu chuyện của cụ Số chẳng có căn cứ nào cả. Ngay cả cụ cũng tự nhận như thế. Tuy nhiên không chỉ mình cụ Số tin vào chuyện đổi họ mà đa số người Cam Lâm đều nói rằng được ông cha mình kể lại có sự việc đổi họ như vậy. Cụ Kiều Văn Lương, một người có uy tín trong thôn Cam Lâm, nhiều năm được dân cử làm cụ từ lăng Ngô Vương khẳng định: "Gia phả dòng họ Kiều chúng tôi có nói đến điều này". Tôi thầm nghĩ, theo cách lý giải của cụ Số và cụ Lương, họ Ngô phải đổi tên để tránh sự diệt vong, tại sao ở giữa Đường Lâm lại có một nhánh họ Ngô của bà cụ Ngô Thị Pháo tồn tại hơn 10 thế kỷ? Và câu chuyện mơ hồ, hư nhiều hơn thực này cũng khó coi là có căn cứ bởi tìm lại trong tài liệu Phả ký họ Ngô Việt Nam tuy có đề cập đến việc Ngô Nhật Khánh - con trai Ngô Xương Văn, cháu nội Ngô Quyền - lui về Đường Lâm, Sơn Tây sinh sống sau khi nhà Ngô thất thế. Ngô Nhật Khánh là một trong 12 sứ quân đóng ở Đường Lâm, nhưng đã tử trận sau khi cùng quân Chiêm Thành đánh nhà Tiền Lê ở Hoa Lư năm 979.

Dẫu rằng chuyện về dòng dõi Ngô Vương chỉ là truyền miệng, thiếu căn cứ xác thực, nhưng phải có một niềm tin mãnh liệt lắm thì câu chuyện truyền miệng ấy mới có thể sống được hơn 1.000 năm nay. Có thể ở Đường Lâm không còn dòng dõi Ngô Vương, nhưng căn cứ theo lịch sử ghi lại những cuộc thiên cư thì con cháu Ngô Quyền vẫn sống đâu đó trên đất nước Việt này. Việc tìm hiểu ngọn nguồn câu chuyện này vô cùng khó khăn bởi thời gian quá lâu và trải qua quá nhiều biến cố thăng trầm.

Đường Lâm vốn đã nổi tiếng, nhưng mỗi lần về mảnh đất được coi là cuộc hẹn hò hội ngộ ly kỳ của núi, sông, đồi, khe, lạch này lại cho tôi những khám phá thú vị và mới mẻ.
 
Nguyễn Quang Thành

  Các Tin khác
  + 7 điều tuyệt diệu khiến bạn luôn tự hào khi nhắc đến hai tiếng Việt Nam (11/08/2024)
  + Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/07/2024)
  + Ai là người đặt tên đất nước ta là Việt Nam: Ý nghĩa là gì? (30/06/2024)
  + Hình ảnh thiêng liêng lễ diễu binh ở Thị trấn Trường Sa (08/06/2024)
  + Trường Sa luôn đặc biệt từ những điều nhỏ nhất (26/05/2024)
  + Thế trận Đường Trường Sơn góp phần làm nên thắng lợi Chiến dịch mùa Xuân 1975 (18/05/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/05/2024)
  + Khám phá 22 hang động kỳ vĩ mới được phát hiện tại Quảng Bình (19/04/2024)
  + 18 đời vua Hùng gồm những ai? Tên gọi chính xác của các vị vua là gì? (17/04/2024)
  + Ảnh ấn tượng về các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (05/04/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Đại tướng Phan Văn Giang: Vũ khí cá nhân mới của quân đội tốt hơn AK47 (05/04/2024)
  + Chiêm ngưỡng sắc đỏ của cây hoa gạo trăm tuổi "đẹp nhất" Ninh Bình (03/04/2024)
  + Hoa gạo rực đỏ bên ngôi chùa cổ kính nghìn năm tuổi ở Hà Nội (23/03/2024)
  + Những bông hoa y tế vùng cao và chuyện băng rừng trong đêm đi đỡ đẻ (06/03/2024)
  + Kỷ niệm 80 ngày thành lập QĐNDVN: Sẽ tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế và mít tinh cấp Nhà nước (26/01/2024)
  + MŨI NÉ VÀO TOP ĐIỂM BAY KHINH KHÍ CẦU ĐẸP NHẤT THẾ GIỚI (02/04/2023)
  + Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: (12/03/2023)
  + Hàng nghìn người khai hội gò Đống Đa xuân Quý Mão (26/01/2023)
  + Hiệp định Paris - thành quả đấu tranh kiên cường, bất khuất và hy sinh to lớn của quân dân Việt Nam (17/01/2023)
  + Cánh đồng Tà Pạ đẹp lạ như phim, dân mạng đang “phát sốt” tìm xem ở tỉnh nào của miền Tây (23/12/2022)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 1
Total: 65117887

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July