Ly kỳ chuyện hài nhi chết đi sống lại ở Nghệ An, kỳ 1: Đau đáu đi tìm cội nguồn
Vào khuya một ngày cuối hè năm 1952, ông bà
Cai Vượng, trú xã Nam Trung, huyện Nam Đàn (Nghệ An) bất ngờ được ông
Dương Phú Ngọ người cùng xã mang đến cho một hài nhi bọc trong chiếc
khăn bông lớn. Ông Ngọ nói với gia chủ rằng, mình “nhặt” đứa trẻ trong
nghĩa địa gần cánh đồng mía Cửa Đình, thôn Dương Liễu. Lúc này thân hình
cậu bé tím tái do bị hàng trăm con kiến đốt, nhưng còn ấm và mấp máy
thở rất yếu ớt.
Từng được giới truyền thông thế giới chú ý đặc
biệt sau sự kiện ám sát Tổng thống Ngô Đình Diệm thời Ngụy quyền, ông Hà
Minh Trí khi ấy được coi là một tín đồ cuồng giáo của đạo Cao Đài, bị
kết án tử hình...
Thầy thuốc nghèo và bài thuốc chữa rắn cắn Chỉ tính từ năm 2004 đến nay, ông đã cứu 200 người bị rắn
độc cắn và đặc biệt trong số người ông chữa không ai tử vong. Ông là
lương y Bùi Đắc Lục - 52 tuổi, Phó Chủ tịch Hội đồng đông y huyện Tân Kỳ
(Nghệ An). Trước đó, trong 26 năm khoác áo lính (1984-2010) ông từng
cứu hàng trăm người dân thoát chết bởi nọc rắn độc và được bà con gọi
một cách quý mến: “Chú bộ đội chữa rắn độc cắn cực tài”.
Từ Dũng Quyết đến với quê hương Quang Trung (Baonghean) - Từ TP. Vinh, chúng tôi theo chân đoàn công tác của tỉnh về với huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định - quê hương của vị hoàng đế tài ba Nguyễn Huệ - Quang Trung. Cảnh sắc của vùng quê trù phú vùng Nam Trung bộ với nương dâu, bãi ngô bên dòng sông Côn đem đến cho chúng tôi cảm giác gần gũi như đứng bên dòng Lam giang ở quê nhà.
(Baonghean) - sau 6 năm thực hiện, bên cạnh những hiệu quả bước đầu, Đề án Bảo tồn bền vững tộc người Đan Lai còn rất nhiều mục tiêu đang dang dở. Hiện UBND huyện Con Cuông đã đề nghị tạm dừng một số hạng mục của dự án...
Người đứng để viết nên cuộc đời Chỉ với một tư thế đứng thẳng đơ, sinh hoạt rất khó khăn, nhưng ông Trương Quang Thứ (làng Trắp, tỉnh Nghệ An) với nghị lực phi thường đã vươn lên sống, làm đẹp cho đời bằng những vần thơ và là tấm gương cho người khuyết tật.
Chuyện ở làng thơ nghịch nhĩ Người ta từng biết đến những ngôi làng nổi tiếng ở sự đa dạng, phong phú của đời sống tinh thần, người dân am hiểu nghệ thuật, văn chương và mỗi ngày lại làm giàu thêm cho kho tàng văn hóa trong đời sống của mình. Nghệ An có một ngôi làng đặc biệt như thế. Đó là làng làm thơ nghịch lỗ tai - làng Quỳnh Đôi, xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu. Họ thực sự không hổ danh là hậu duệ của bà chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương.
NHÌN LẠI ĐỀ ÁN BẢO TỒN BỀN VỮNG TỘC NGƯỜI ĐAN LAI Bài 1: Những đổi thay ở tộc người ngủ ngồi (Baonghean) -Hàng chục năm trước, khi tuần tra biên giới, lực lượng bộ đội Biên phòng Nghệ An phát hiện tộc người Đan Lai sống ở vùng lõi Vườn Quốc gia Pù Mát, thuộc thượng nguồn sông Giăng. Năm 2006, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án về Bảo tồn và phát triển bền vững tộc người thiểu số Đan Lai. Đến nay, sau 6 năm thực hiện, bên cạnh những hạng mục như điện, đường, trường, trạm được đầu tư, quan trọng hơn, đã có sự thay đổi trong nhận thức của bà con…
Khánh thành lầu Chuông, lầu Bia tại đền thờ Nguyễn Xí (Baonghean.vn) - Sáng 1/12, tại di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia đền thờ Thái sư Cương Quốc Công Nguyễn Xí (xã Nghi Hợp-huyện Nghi Lộc) dòng họ, Hội đồng gia tộc Đại tôn Nguyễn Đình tổ chức lễ khánh thành lầu Chuông và lầu Bia.
Chùa Yên Lạc và làng biển bình yên Con sông Gia Hội vòng vo trên đất Cẩm Xuyên rồi cũng tìm về phía biển. Sông uốn khúc bên núi Tượng Lĩnh cắt chia những trảng cát dài thành cửa bể. Cửa Nhượng mang tên làng Nhượng Bạn (nay là Cẩm Nhượng). Nhiều gia đình, dòng họ lập nên làng. Một cộng đồng cư dân sống bên bờ đại dương bốn mùa sóng vỗ...
Người cha đạp xích lô và tâm nguyện nuôi con thành tài Người dân tổ dân phố 9 – Thị trấn Xuân An (Nghi Xuân) luôn gọi anh Nguyễn Ngọc Thắng (51 tuổi) với cái tên trìu mến “chú xích lô đáng nể”. Tên gọi ấy hàm chứa nhiều ý nghĩa đặc biệt.
Đức hy sinh của người vợ "nhà thơ đứng" (Baonghean) -Đến làng Trắp, xã Quỳnh Lập (Thị xã Hoàng Mai, Nghệ An) không ai là không biết ông Trương Quang Thứ, người nổi tiếng khắp vùng với biệt danh “nhà thơ đứng”. Trải qua bao “gió dập sóng dồi”, ông đã có được những vần thơ “tình đời thiết tha” cùng một mái ấm trọn vẹn. Nhưng mấy ai biết rằng, đằng sau “nhà thơ đứng” ấy là một người vợ giàu đức hi sinh cùng nghị lực phi thường một mình bà cực khổ, lam lũ nuôi chồng tật nguyền cùng 3 con nên người.
ANH HÙNG LLVT ND VỪ CHÔNG PAO: Khi cách mạng trở thành chân lý (Baonghean) - Được Đảng, Nhà nước cho nghỉ hưu ở tuổi 83, ngày 23/11/2013, Anh hùng LLVT nhân dân - Vừ Chông Pao vinh dự đón nhận Huy hiệu 50 tuổi đảng. Những câu chuyện về sự nghiệp đấu tranh chống giặc ngoại xâm, dẹp phỉ nổi loạn (phỉ Vàng Pao, phỉ Châu Phà) của đồng bào các dân tộc miền Tây Nghệ An gắn với tên tuổi người anh hùng Vừ Chông Pao sẽ còn sống mãi trong lòng đồng bào các dân tộc miền Tây xứ Nghệ.
Câu chuyện về ba người thầy xứ Nghệ (Baonghean) -Thầy Đặng Thai Mai là con nhà chí sỹ cách mạng Đặng Nguyên Cẩn. Lứa học trò chúng tôi không ai quên hình ảnh bậc chí sỹ này trong các câu văn được học:
Cuộc đấu tranh nghiệt ngã của người nghiện trở thành chủ tàu Bị nhiễm trùng rồi viêm tắc động mạch phải lần lượt cắt bỏ cả hai chân. Buồn chán về sức khỏe đâm ra buông xuôi bỏ mặc cho số phận, rồi dính nghiện. Lại tận mắt chứng kiến em trai chết giữa biển khơi.
Lính trọng án xứ Nghệ: Say nghề và thiện chiến Ở Phòng Cảnh sát hình sự Công an các tỉnh, lực lượng điều tra các vụ án đặc biệt nghiêm trọng, được gọi với cái tên "Đội án xâm phạm nhân thân", còn tại Hà Nội thì đó là "Đội điều tra trọng án". Nhưng dù với cái tên nào, thì "mẫu số chung" giữa những người lính ở các đơn vị này, luôn là một phẩm chất mưu trí, quả cảm và đặc biệt là lòng say nghề. Những chiến công của Đội án nhân thân - Phòng PC45 - CA tỉnh Nghệ An, đã dẫn tôi về thành Vinh trong những ngày đầu đông, đúng vào dịp các anh tổng kết năm công tác 2013.
Các khoa thi Hương năm Ngọ trên đất Vinh (Baonghean) - Đến hết thời Lê, đối với sĩ tử Nghệ An không chỉ thi Hội mà cả thi Hương cũng đều phải ra Thăng Long. Vào năm Gia Long thứ 6, tức khoa Đinh Mão (1807) mới có khoa thi Hương đầu tiên trên đất Nghệ, mở tại Thành Vĩnh An (Thành phố Vinh nay), chủ yếu dành cho sĩ tử cư ngụ trên hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Từ đó, đến khoa cuối cùng, năm Mậu Ngọ (1918), cả thảy có 42 khoa thi Hương được tổ chức trên đất này, lấy đỗ 827 Cử nhân. Ngoài ra, trong thời gian ấy, còn có 29 vị là người Nghệ An thi đỗ Cử nhân ở nơi khác, chủ yếu là tại trường thi Thừa Thiên.
Truông Bồn vẫn hát mãi hùng ca người mở đường Đoàn cán bộ hưu trí của Bộ GTVT vinh dự được hành hương về thăm quê Bác. Đến thành phố Vinh, đoàn được các lãnh đạo sở GTVT, TCT xây dựng giao thông 4 và Ban 85 ân cần đón tiếp, bố trí cho đoàn về dâng hương khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh, rồi sau đó thăm khu tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ Thanh niên xung phong ở Truông Bồn, tỉnh Nghệ An và 10 cô gái ngã ba Đồng Lộc, Hà Tĩnh.