Trang chủ Liên hệ       Thư ba, Ngày 24/12/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
  -  Đất và người Xứ Nghệ
  -  Dân ca Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Truyền thống Nghệ Tĩnh > Đất và người Xứ Nghệ >
  Đời đẫm nước mắt của cựu binh về từ ngục tù Phú Quốc Đời đẫm nước mắt của cựu binh về từ ngục tù Phú Quốc , Người xứ Nghệ Kiev
 

Những tháng ngày bị giam cầm ở ngục tù Phú Quốc, ông Toản và đồng đội liên tục phải chịu những màn tra tấn kinh khủng, khi thì chúng đẩy ông vào thùng nước ngâm cho chết chìm, lúc thì dùng kim đâm vào các đầu ngón tay.


Chiếc hòm, nơi ông Toản dùng để cất giữ những “kỷ vật” của mình mà không có bất kỳ ai dám động đến.
Chiếc hòm, nơi ông Toản dùng để cất giữ những “kỷ vật” của mình mà không có bất kỳ ai dám động đến.

Ghê gớm hơn nữa, chúng còn bắt ông cùng những người tù khác ngồi vào một cái thùng, bên ngoài chúng cứ đứng gõ đến khi nào đầu óc quay cuồng, ngất lịm đi.

Nhưng với ý chí kiên cường và một niềm tin vào ngày mai giải phóng ông vẫn luôn tin để hy vọng, để chiến đấu. Sau khi thoát khỏi chốn địa ngục ấy, ông Toản trở về quê nhà với “món quà” tặng mẹ là 2 mảnh đạn còn trong đầu. Trở về với cuộc sống đời thường, đầu óc ông không còn tỉnh táo. Suốt  40 năm, hàng ngày ông ấy cứ lang thang và lẩm bẩm với thế giới của riêng mình.

7 anh em cùng lên đường nhập ngũ

Trong căn nhà chỉ có độc một chiếc giường đơn sơ và mấy bộ quân phục cũ kỹ là nơi sinh sống của người lính trận một thời, ông Thái Mai Toản (SN 1951) trú tại thị trấn Phù Diễn, huyện Diễn Châu (Nghệ An). Thấy người lạ bước vào nhà ông co rúm lại, ánh mắt sợ hãi, khi được người em Thái Mai Tư đến trấn tĩnh: “Họ là khách nhà ta đó”, người đàn ông này chợt nở một nụ cười nhạt rồi quay mặt đi.

Thái Mai Toản sinh ra trong một gia đình nghèo tại thị trấn Phù Diễn. Nhà có 7 anh chị em, thì 4 anh em trai xung phong nhập ngũ, còn 3 chị em gái tình nguyện tham gia vào đội thanh niên xung phong. Riêng Toản nhập ngũ năm 1970, mặc dù thời điểm đó ông được thuộc diện miễn nghĩa vụ khi hai anh trai đã nhập ngũ, đang chiến đấu ở những chiến trường trọng điểm. Nhưng ông vẫn tình nguyện đăng ký nhập ngũ chỉ với một suy nghĩ đơn giản, khi Tổ quốc cần thì chúng ta lên đường. Không lâu sau đó, người em trai là ông Tư cũng nối bước anh, lên đường nhập ngũ.

Bà Trương Thị Kiểm - mẹ Toản lần lượt tiễn 7 đứa con vào chiến trường. “Mỗi lần đưa các anh, chị lên đường nhập ngũ mẹ chỉ đứng lặng lẽ nhìn theo, mà không bao giờ khóc. Mẹ chỉ dặn: Nhớ viết thư thường xuyên cho mẹ nhé”, ông Tư chia sẻ.

Ông Toản sau khi nhập ngũ được huấn luyện và biên chế vào đơn vị C9 D3 E101, tham gia chiến đấu tại chiến trường Tây Ninh với nhiệm vụ mở rộng vùng giải phóng. Nhưng 2 năm sau, trong một trận càn ác liệt của địch, ông cùng các đồng đội đã anh dũng chiến đấu giữ vững trận địa, ông đã bị địch bắt, giam tại nhà tù Cần Thơ, sau đó đày ra nhà tù Phú Quốc.

Tại đây, dù bị địch tra tấn rất dã man hòng lấy được những thông tin về lực lượng, cách bố trí hỏa lực của chiến trường ta nhưng ông không hé răng nửa lời. Theo những người bạn tù may mắn còn sống sót kể lại: Những tháng ngày bị giam cầm ông Toản và đồng đội liên tục phải chịu những màn tra tấn kinh khủng, khi thì chúng đẩy ông vào thùng nước ngâm cho chết chìm, lúc thì dùng kim đâm vào các đầu ngón tay.

Ghê gớm hơn nữa, chúng còn bắt ông cùng những người tù khác ngồi vào một cái thùng, bên ngoài chúng cứ đứng gõ đến khi nào đầu óc quay cuồng, ngất lịm đi. Cứ như thế, ngày này qua ngày khác những người tù bị quân địch tra tấn bằng rất nhiều hình thức kinh hoàng, nhưng những người lính kiên trung tuyệt nhiên không nói câu nào. Với ý chí kiên cường và một niềm tin vào ngày mai giải phóng, những người đang ở “cõi chết” luôn tin để hy vọng, để chiến đấu.

 

Đời đẫm nước mắt của cựu binh về từ ngục tù Phú Quốc - Ảnh 2

Hiện, ông Toản đang được gia đình ông Tư chăm sóc.

Xót xa người lính sống mãi với “miền ký ức”

Nhìn người anh trai một cách xót xa, ông Thái Mai Tư chia sẻ: “Sau ngày đất nước giải phóng, tôi trở về quê thì anh vẫn chưa về. Gia đình cũng không hề có tin tức gì của anh. Ai cũng nghĩ là anh tôi đã hy sinh ở chiến trường. Riêng mẹ tôi vẫn giữ một niềm tin rằng, anh ấy vẫn còn sống nên nhất quyết không chịu lập bàn thờ”.

Và một điều kỳ diệu đã xảy ra, cuối năm 1976 ông Toản trở về với bộ quân phục cũ sờn, vai mang ba lô, chân đi dép cao su, miệng vừa cười vừa nói lảm nhảm hỏi tìm nhà bà Trương Thị Kiểm. Sau từng ấy năm, họ không thể ngờ ông Toản có thể trở về một cách kỳ diệu như vậy. Trở về ông Toản mang nhiều vết sẹo ở trên người, đau đớn hơn là trí nhớ không còn nguyên vẹn, cứ quên quên nhớ nhớ, nói cười ngây ngô... như một người điên.

Hằng ngày tần tảo, làm lụng để nuôi đứa con trai nửa mê, nửa tỉnh. Rồi thời gian, bố mẹ ông lần lượt qua đời, thương người anh không có ai chăm sóc, ông Tư quyết định đưa anh Toản về nhà để tiện chăm sóc. Lúc đầu, ông Toản nhất quyết không rời khỏi căn nhà này bởi nơi đó quá thân thuộc và bình yên đối với ông.  Người em trai quyết định xô đổ căn nhà xập xệ để ông không còn chỗ ra vào để anh trai về sống với gia đình mình.

Ông Tư luôn hy vọng anh trai sẽ phục hồi được trí nhớ. Nhưng đau đớn thay, bệnh tình của ông Toản ngày càng nặng hơn.

Đặc biệt, ông luôn lưu giữ ký ức về những ngày tháng ác liệt của chiến tranh, về sự tàn bạo của chốn ngục tù. Hễ nghe tiếng động mạnh hoặc âm thanh động cơ máy bay, ông Toản liền chui xuống gầm giường hoặc hào giao thông, mép tường rào để ẩn nấp. Nét mặt tái mét, chân tay ông co rúm và rút súng ngắn bằng nhựa ra tự vệ. Ông không bao giờ mặc quần áo mới, chỉ thích mặc những bộ quân phục đã cũ sờn và thích đi dép cao su.

Chỉ trừ khi ngủ, còn lại trên đầu ông lúc nào cũng đội chiếc mũ kê-pi, phía trong giấu một khẩu súng lục bằng nhựa. Bốn bức tường quanh nhà bị ông Toản đục thành những lỗ nhỏ để làm lỗ châu mai, rồi dùng chiếc điếu cày làm súng chĩa ra ngoài, miệng hô: “Pằng! Pằng!”. Cứ thế, hằng ngày ông đi lang thang và sống riêng với thế giới của mình.

Lúc ông Toản mới trở về nhà, do những người thân đang miệt mài bươn chải để mưu sinh nên mãi đến sau này, sau khi xác nhận những thông tin từ người bạn tù một thời Cao Khải Hoàn (xã Diễn Ngọc), ông Toản mới được hưởng chế độ bệnh binh 3/3.

Vẫn luôn mơ về tương lai tươi sáng

“Có hôm cả nhà đang ăn cơm, bỗng nghe tiếng máy bay, bác ấy chạy ngay vào gầm giường trốn, rồi gọi mọi người vào trốn cùng, còn giơ tay ra như thể hiệu lệnh cho ai đó bắn máy bay nữa. Ngày trước chồng tôi đưa bác ấy đi khám thì thấy còn hai vết đạn trong đầu bác nhưng không mổ lấy ra được nữa.

Những lúc trái gió trở trời bác lại lên cơn nói lảm nhảm một mình như là: “Đừng đánh tôi, tôi không khai đâu! Xung phong! khép chặt vòng vây...”. Bác ấy cứ nói như thế một lát rồi bỏ đi lang thang khắp nơi. Có bộ quân phục, cái mũ và những thứ đồ lỉnh kỉnh bác bỏ trong chiếc hòm gỗ hễ ai động vào là bác ấy đuổi đánh!”, bà Cao Thị Liên (vợ ông Tư) đau lòng kể về người bác của mình.

Giờ đây, nguyện vọng duy nhất của gia đình ông Tư là được các cấp, các ngành liên quan tạo điều kiện để người anh trai được giám định lại tỷ lệ thương tật, để anh được hưởng sự đãi ngộ xứng đáng với những gì đã cống hiến và hy sinh.

Ông Thái Mai Toản hiện đang là hội viên hội Cựu chiến binh và hội Cán bộ, chiến sỹ cách mạng bị địch bắt và tù đày. Chính quyền địa phương cũng như mọi người luôn dành cho ông sự quan tâm đặc biệt, những mong góp một phần nhỏ đem lại niềm tin cho những người thân thích của ông. Dù không nói ra nhưng ai cũng hy vọng rằng, một phép màu kỳ diệu sẽ đến với người lính kiên cường này. Nhìn ánh mắt sáng ngời của ông, tôi cũng hy vọng vậy...

Chia tay người lính đặc biệt này, tôi không khỏi bùi ngùi. Có thể so với những đồng đội phải nằm lại chiến trận, ông có may mắn hơn là được trở về với gia đình yêu dấu, quê hương xóm làng. Nhưng con người này vẫn luôn sống trong ký ức đau thương mà mình đã trải qua. Ông cứ thế sống với thế giới riêng của mình...

 

40 năm sống với mảnh đạn trong đầu

Sau những tháng ngày biền biệt trở về, món quà duy nhất ông Toản dành cho người mẹ già là hai mảnh đạn còn sót lại trong đầu. Những ký ức một thời lửa đạn, những vết thương do bị địch tra tấn, mỗi lúc trái gió trở trời lại đau nhức. Đã hơn 40 năm trôi qua nhưng lúc nào ông Toản cũng như đang sống trong một thời lửa đạn. Có lẽ do những vết thương quá nặng, thêm vào đó là việc bị hành hạ tra tấn quá nhiều suốt 3 năm bị tù đày. Nên những ký ức đó đã ám ảnh hằn sâu trong tâm trí người lính.


  Các Tin khác
  + Bế mạc Lễ hội Du lịch và Ẩm thực Sen Nghệ An năm 2024 (02/12/2024)
  + Vượt lũy tre làng, nữ giám đốc HTX ở Hà Tĩnh đưa nước mắm biển Thiên Cầm xuất ngoại (12/11/2024)
  + Một cây cổ thụ là cây trôi đã sống 800 tuổi ở Hà Tĩnh được công nhận cây Di sản Việt Nam (26/09/2024)
  + Đến Hà Tĩnh, ngắm bình minh trên biển Hoành Sơn (17/09/2024)
  + Bản sắc SLNA - sự khác biệt tuyệt vời ở V.League 2024/2025 (31/08/2024)
  + Làng Đỏ - nơi”căm thù như biển lửa, đã đứng lên”… (31/08/2024)
  + Đại gia Trần Quang Luận và hệ sinh thái Thanh Thành Đạt nổi danh xứ Nghệ (15/08/2024)
  + Khát vọng Thanh Chương (11/08/2024)
  + Hà Tĩnh gặp mặt chúc mừng học sinh đoạt HCB Olympic Toán học quốc tế (02/08/2024)
  + Cầu Nhe - nơi ghi dấu tinh thần quả cảm của 53 liệt sỹ (23/07/2024)
  + Vô xứ Nghệ thăm quê Bác (13/07/2024)
  + Về lại Nậm Nơn (02/07/2024)
  + 48 giờ ở Nghệ An (17/06/2024)
  + Bến Thủy - cây cầu thế kỷ của xứ Nghệ (09/06/2024)
  + Đôi vợ chồng "thổi hồn" vào dân ca ví, giặm (06/06/2024)
  + 9 điểm du lịch hấp dẫn không thể bỏ qua khi đến miền Tây xứ Nghệ (26/05/2024)
  + Trần Đình Sơn - "cánh chim đầu đàn” của điền kinh Hà Tĩnh (25/05/2024)
  + Nghệ An: Cả làng kiếm bộn tiền từ con đặc sản "cưỡi máy bay xuất ngoại” (20/05/2024)
  + Chiêm ngưỡng hàng cây xà cừ cổ thụ trên quê hương Bác (20/05/2024)
  + Đổi thay trên quê hương Bác (20/05/2024)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 3
Total: 66031421

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July