Nghệ nhiều hơn người Nghệ - Lê Huy Mậu VanVN.Net - Nhà thơ Nguyễn Bùi Vợi sinh năm 1933. Quê quán: Cát Văn, Thanh Chương, Nghệ An. Tác phẩm đã xuất bản: Hạnh phúc (thơ, 1956); Câu chuyện tình yêu (thơ, 1957); Con gái cô út Tịch (truyện thơ dài); Quê xanh (thơ, 1974); Anh là chiến sỹ (truyện dài, 1977); Gió nắng (thơ, 1983); Thơ giữa đời thường (thơ, 1986); Truyện vui các nhà văn (1993)… Giải thưởng văn học: Giải thơ báo Người giáo viên nhân dân (1961); Bằng khen của Uỷ ban Thiếu niên và nhi đồng, truyện thơ Con gái cô út Tịch; Giải A, Bộ Lao động – Thương binh – Xã hội, bài thơ Tình yêu là vần mới. Giải thưởng Văn học Công nhân lần thứ tư, 1984; Giải A về thơ Văn học thiếu nhi, 2002.
Mùa xuân trong lòng người xa xứ (HNM) - Những ngày này cộng đồng người Việt ở khắp nơi trên thế giới háo hức chào đón năm mới 2013 cùng người dân nước sở tại. Nhà thơ Bùi Nguyệt, thành viên Hội Văn học nghệ thuật TP Chemnitz (Đức) đã có bài viết riêng cho Báo Hànộimới về cảm nhận của một người con xa xứ nhớ về quê hương Việt Nam.
Hoa Cúc và phận người Thương lắm những bông Cúc xác xơ, tả tơi giữa một chiều mùa Đông nhiều mưa gió. Nghĩ về phận người để thấy rằng mỗi chúng ta cũng giống như những bông Cúc bé nhỏ kia. Có ai mà không phải trải qua gió sương, gian khó để lớn lên?!
ĐỒNG ĐỘI - Hoàng Kim Yến ... Bố bảo, ngày chia tay bác Phong ở trạm quân y, biết thần kinh bác Phong không bình thường bố đã bế con bác Phong về nuôi, lấy tấm ảnh bác Lan trong quyển nhật ký của bác Phong về lập bàn thờ. Bác Phong đã không nhầm, người trên ban thờ chính là bác Lan. Tai tôi ù đi, không còn nghe rõ bố nói. Bố ôm lấy vai tôi: “Bác ấy là bố của con, con ra với bố con đi. Phải lâu lắm bố mới tìm được ông ấy cho con đấy.” Tôi sững sờ, chân như bị chôn xuống đất.
Câu chuyện về những người lính ở binh đoàn thần tốc - NGUYỄN MẠNH HÙNG Không ít lần mấy nhà văn mặc áo lính trưởng thành từ đơn vị ở nhà số Bốn (tên gọi khác của Tạp chí Văn nghệ Quân đội) chúng tôi ngồi “khoe khoang” với nhau về nơi mình bắt đầu cuộc đời quân ngũ. Nhà văn Khuất Quang Thụy, Đỗ Tiến Thụy say mê nói tới những chiến công của Binh đoàn Tây Nguyên. Nhà văn Sương Nguyệt Minh kể về sự hào hoa của lính Quân đoàn 4.
Khúc yêu - Nhà thơ Trần Nhương TNc: Năm nay kỉ niệm sinh nhật Trần Nhương cũng là dịp Trannhuong.com 6 tuổi nên cơ quan Báo NCT rồi bầu bạn, gia đình tiệc tùng, quà cáp tưng bừng. Cũng dịp này TN trình làng tập thơ mới "Gió làng ta xanh ngát". Xin giới thiệu một bài rút trong tập thơ.
Cây Kơnia lặng lẽ cuối trời - Anh Chi VanVN.Net - Họ tên đầy đủ của ông là Nguyễn Ngọc Anh, sinh năm 1931 tại quê hương Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. Đang học Trung học thì cuộc kháng chiến chống Pháp bùng nổ, Ngọc Anh sớm gia nhập bộ đội Cụ Hồ, chiến đấu ở chiến trường miền Trung và Tây Nguyên. Hồi ức của nhà văn Nguyên Ngọc cho ta biết: “Hai chúng tôi cùng là học sinh, cùng nhập ngũ một ngày, cùng làm lính, rồi cùng làm phóng viên mặt trận, vì hăng hái, vì lãng mạn, vì thích phiêu lưu mạo hiểm… Ngày ấy có (nhạc sĩ) Nhật Lai nữa. Chúng tôi lang thang trên khắp Tây Nguyên suốt thời kỳ đánh Pháp, nam Tây Nguyên, trung Tây Nguyên, rồi bắc Tây Nguyên. Chúng tôi làm đủ thứ việc, có tên và không tên, từ đánh giặc, làm rẫy, đến đi vận động quần chúng, tổ chức du kích, vũ trang tuyên truyền… Cả la cà rong chơi trong các buôn làng Ê-đê, Gia-rai, Mơ-nông, Xê-đăng, Triêng, Dẻ, Cor…”
ÂM THẦM MỘT CHỊ QUA THỜI TRẺ TRUNG - Nhà thơ VƯƠNG TRỌNG ... Trong bài thơ Chị dâu, tôi có viết về hình ảnh của chị: “Áo cánh nâu, quần lụa đen / Cặp ba lá, đường ngôi nghiêng mái đầu” là hình ảnh trong đám cưới, hôm chị về nhà tôi, chứ hàng ngày trong cuộc mưu sinh, áo cũ chẳng còn rõ màu nâu và quần đen bợt bạt chả mấy khi là lụa. Trong những năm tháng ấy, chị làm lụng quần quật không một lời kêu ca hoặc trách cứ em chồng...
Cung đường hạnh phúc: Chuyện tình dưới đáy ba lô - THU HIỀN Chiến dịch Hồ Chí Minh bắt đầu thì đại đội vận tải của tôi được bổ sung thêm một trung đội vận tải nữ. Trung đội trưởng tên Bích, là cô gái to, khỏe, nhanh nhẹn, năng nổ với công việc, duy có đôi mắt luôn trầm lắng, thoáng buồn. Đây là trung đội mới, lái xe lại toàn nữ, tôi là đại đội trưởng nên thường đi với trung đội này. Đã hai tuần ngồi bên tay lái của Bích, song chuyện trò với cô không sao cởi mở được. Cho đến một hôm xe hỏng, cô lấy túi đồ nghề khâu bằng bạt ra, thì tôi không cầm lòng được: Nó giống hệt cái túi của thằng Đức - bạn tôi, làm đại đội trưởng đội 3, đang vận chuyển hàng và vũ khí phục vụ chiến dịch trước đại đội tôi một cung đường. Sau phút sững sờ, tôi lân la gợi chuyện. Khó khăn lắm, tôi mới được cô kể cho nghe.