“Tình đồng chí, đồng đội không gì sánh được!” (Baonghean) - Sinh năm 1931 tại Can Lộc (Hà Tĩnh), trải qua 50 năm binh nghiệp, từng tham gia chiến đấu khắp các chiến trường khu IV, khu V, miền Đông Nam bộ và chiến trường Campuchia, hiện Thiếu tướng Nguyễn Xuân Chí - nguyên Phó Tư lệnh Quân khu IV về nghỉ hưu tại phường Đội Cung, Thành phố Vinh (Nghệ An).
Trung tướng Phạm Hồng Minh: Cuộc đời binh nghiệp nhiều hiển hách (Baonghean.vn) - Là Phó Tư lệnh Quân khu 4, được phong tướng từ năm 1998, nhưng ít ai biết được ông từng có chặng đường vào sinh ra tử đầy hiển hách. Tôi tìm gặp ông tại nhà riêng ở xóm 14, xã Nghi Long, huyện Nghi Lộc. Trông ông vẫn còn nhanh nhẹn và khỏe mạnh hơn độ tuổi gần 70. Ông nói con trai lớn có nhà ở Vinh nhưng ông muốn ra vùng nông thôn này ở với bà cho vui. Và trong căn nhà lọt sâu trong xóm nhỏ yên tĩnh, tôi được nghe ông kể về cuộc đời binh nghiệp của mình...
Xin máu của bạn truyền cho bệnh nhân - Ngoài việc dùng chính những giọt máu của mình cứu bệnh nhân trong tình huống ngàn cân treo sợi tóc, bác sĩ Quỳnh có lần còn xin máu của bạn để truyền cho bệnh nhân đang cấp cứu.
Chuyện bác sĩ dùng miệng cứu người - Thiếu niên 12 tuổi đang nằm trên bàn mổ bị trào ngược, thức ăn tràn đầy cả miệng, mũi gây tắc đường hô hấp, bác sĩ lao đến dùng miệng hút hết các tạp chất ra kịp thời để ca mổ thành công...
(Dân trí) - Bị cướp đi đôi mắt sau một cơn bạo bệnh, tưởng chừng tất cả sẽ chìm vào bóng tối. Nhưng ông đã tìm lại được ánh sáng, hạnh phúc đời mình nhờ những phím đàn, nốt nhạc và bằng nghị lực phi thường.
Năm ngoái, tôi về xã Nghi Diên huyện (Nghi Lộc) tìm vị tướng về hưu Nguyễn Quốc Thước, chúc thọ ông tuổi 75, vì một thời tôi là lính thuộc quân đoàn ông. Té ra, ông đã ra Hà Nội sống với vợ con ở đường Láng, quận Cầu Giấy. May thay, chính tại quê mới này, ông đã kể cho tôi nghe một phần đời binh nghiệp của ông...
Có công của lính ra-đa trên đất Nghệ (Baonghean) - "Đêm hôm đó (17/12/1972), cả bầu trời miền Bắc chằng chịt các loại sóng. Không quân Mỹ không ngừng phát tín hiệu giả, rải bột kim loại dày đặc gây nhiễu màn hình vô tuyến các trạm ra-đa của ta. Những "con mắt thần" của không quân Việt Nam gần như bị tê liệt. Sở chỉ huy Sư đoàn ra-đa lệnh cho các đơn vị vào tình trạng chiến đấu cấp 1. Đến 19 giờ ngày 18/12/1972, toàn sư đoàn đã chuẩn bị tinh thần chiến đấu cao nhất. Liên tục từ đó, Bộ Quốc phòng, quân chủng và chỉ huy sư đoàn có điện gửi tới các đơn vị thông báo tình hình, quán triệt theo dõi và bám sát mục tiêu trên không, đặc biệt là phát hiện máy bay B-52 sớm nhất.
Ngọt ngào ví dặm (Baonghean) - Ngày cuối tuần, chìm mình trong một đêm rất sâu của loáng thoáng chút gió mùa hiếm hoi thành phố biển nơi phương Nam vốn đầy nắng, rồi chợt miên man trải lòng mình trong những giai điệu da diết của câu ví dặm "Giận thì giận mà thương thì thương", chợt thấy mình trở nên yếu đuối đến lạ thường. Ừ, thì có sao đâu khi biết, có một cõi rất sâu, rất riêng từ tâm thức vỡ òa hai tiếng "quê hương". Câu ví dặm đưa mình về lại những ngày xưa, trong thoang thoảng mùi rạ mới, trong mênh mông sợi khói chiều hôm lan tỏa ấm áp trên mỗi mái nhà. Có lẽ, những khát khao thầm kín nhất nhưng cũng mãnh liệt nhất của con người là được thanh thản, bình yên trong những phút giây như thế này để lắng nghe, không chỉ bằng đôi tai mà bằng cả trái tim mình những âm vọng được lọc qua bề dày của thời gian, tỏa đến thẳm sâu tâm hồn mình.
Phong thái bi trí dũng nơi bậc túc nho La Sơn Phu Tử Xứ Nghệ là đất học, là cái nôi nuôi dưỡng văn học. Xứ Nghệ còn là nơi hun đúc những nhà tư tưởng bậc thầy thời chữ Nho như La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp, Nam Sơn phu tử Nguyễn Đức Đạt,... và trong thời đại ngày nay nhà Đông phương học nổi tiếng Cao Xuân Huy, đặc biệt là nhà văn hóa lớn Hồ Chí Minh.
Người ra đi, nghĩa tình ở lại Thế là Tiên sinh đã ra đi! Nhận được điện thoại của người em:”Cậu Nguyễn Thúc Chuyên đã mất hồi sáng nay (7/11/2012) anh ạ”,Tôi thẩn thờ, thảng thốt không nói nên lời. Dù không là ruột thịt,dù Tiên sinh hơn tôi mười bảy tuổi nhưng từ lâu chúng tôi đã gắn bó với nhau như những kẻ tri âm ,tri kỷ.
Kỷ niệm về bác Nguyễn Thúc Chuyên Tôi được tiếp kiến bác Nguyễn Thúc Chuyên từ những năm cuối của thế kỷ XX khi bác đến đọc sách tại Thư viện tỉnh Nghệ An. Tôi kính mến và rất nể phục bác ở chỗ, bác luôn tỏ là người rất khiêm tốn, dung dị, hòa nhã, cầu thị.
Hành khúc người chiến sỹ quê hương Bác Hồ (Baonghean.vn) - Trong những ngày này, LLVT Nghệ An đang ra sức thi đua lập thành tích cao nhất chào mừng Đại hội Thi đua quyết thắng giai đoạn 2009-2012 và chào mừng 40 năm ngày chiến thắng lịch sử “Điện Biên Phủ trên không”. Từ không khí đó, tiếng hát người lính từ khắp mọi miền quê xứ Nghệ đã hội tụ về thành Vinh trong chương trình Liên hoan nghệ thuật quần chúng LLVT tỉnh với chủ đề “Hành khúc người chiến sỹ quê hương Bác Hồ”.
Thác thuộc địa bàn huyện Quế Phong, cách thành phố Vinh khoảng 170km về phía tây bắc. Thác Xao Va cao, rộng, mỗi chiều chừng 30 đến 35m, nước từ trên cao mạnh mẽ dội xuống vách đá hai bên và chân thác tung bọt trắng xoá phả vào quý khách một cảm giác mát mẻ, tươi mới lạ thường.
Người trong cõi nhớ.. Lần đầu tiên tôi đến thăm Khu lưu niệm cụ Nguyễn Du là vào một mùa thu đầy gió. Hôm ấy vườn Nguyễn vắng hoe, sân gạch vương đầy lá muỗm, mái ngói đượm u hoài và tôi như đứa học trò đi tìm những điều rộng mở sau trang sách… Từ độ ấy tôi gọi cụ là người trong cõi nhớ…
2 nữ giáo viên Nghệ An được Bộ GDĐT biểu dương (Baonghean.vn) -Vừa qua, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Giáo dục Đào tạo tổ chức Hội nghị “Gặp mặt, biểu dương nữ nhà giáo tiêu biểu đang công tác tại vùng biên giới, hải đảo, vùng cao, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn” nhân kỷ niệm 30 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam ( 20/11/1982-20/11/2012).
Xứng tầm Di tích Quốc gia đặc biệt (Baonghean) - Kim Liên - Nam Đàn, quê hương Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trở thành quê chung không chỉ của mọi người con đất Việt, mà còn là điểm đến ân tình của bạn bè Quốc tế. Trong đời mỗi người dân, ai cũng mong muốn được một lần về với "Hoàng Trù quê mẹ và Làng Sen quê cha", để hiểu hơn về cuộc đời, về nhân cách Bác Hồ. Ngày 10/5/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 548/QĐ- TTg công nhận Khu di tích Kim Liên là Di tích Quốc gia đặc biệt. Những ngày này, cùng với chuẩn bị kỷ niệm 100 năm ngày sinh đồng chí Nguyễn Tiềm - Bí thư Tỉnh ủy đầu tiên của Nghệ An, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Nam Đàn đang chuẩn bị lễ đón nhận danh hiệu cao quý mà Đảng và Nhà nước trao tặng cho Khu di tích Kim Liên.
Bí thư Tỉnh uỷ Nguyễn Tiềm - Người cán bộ xuất sắc của Xô Viết Nghệ-Tĩnh (Baonghean) - Đồng chí Nguyễn Tiềm sinh ngày 10/11/1912 tại xóm Hạ, làng Dương Liễu, tổng Nam Kim, nay là xã Nam Trung, huyện Nam Đàn. Cha là ông Nguyễn Danh Chính, một nhà nho hiếu học, yêu nước, lúc còn trẻ đã nhiều lần đi thi ở trường Nghệ nhưng không đỗ đạt, ở nhà làm ruộng và nuôi dạy con cái. Mẹ là bà Võ Thị Tiếu, một người phụ nữ hiền thục, sớm hôm chăm lo vườn ruộng và canh cửi.
Tổng biên tập Nguyễn Hường: Một thời và mãi mãi... (Baonghean) - Đã hơn nửa thế kỷ trôi qua, Báo Nghệ An đã có những bước tiến dài trong việc cải tiến nội dung, hình thức, nâng cao chất lượng và chỉ số phát hành, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong từng giai đoạn lịch sử. Công lao ấy thuộc về tất cả mọi người đã và đang công tác tại báo, mà trước hết phải kể đến vai trò của nhà báo Nguyễn Hường- Tổng biên tập đầu tiên...