Bức ký họa chiến trường và niềm tự hào của một cựu chiến binh (Baonghean) Về nhiều xã ở huyện Yên Thành, nếu gặp các đồng chí cán bộ để hỏi thăm về ông Nguyễn Nhuận Kừu ở xã Phúc Thành thì hầu như ai cũng biết, bởi ông là một cán bộ hưu trí say sưa công việc địa phương. Còn nếu hỏi người dân vùng này thì không mấy ai không biết tiếng ông - một người ham mê cây cảnh, thích xem chọi gà có hạng. Bất kể ngày nắng hay ngày mưa gió lụt lội, nếu biết nhà ai tậu được cây cảnh đẹp, có con chim cảnh hay, có cặp gà sắp vào sới chọi nhau... là ông lên xe ngay.
Cha tôi, nghệ sỹ, liệt sỹ Bùi Đức Hậu Trong ký ức non nớt của mình, tôi không còn lưu giữ được nhiều hình ảnh về người cha thân yêu đã ra đi cách đây gần 45 năm nhưng mỗi lần gặp lại các đồng nghiệp cũ của ông, nghe những lời của khán giả thời đó ca ngợi về ông, trong nhớ thương và nuối tiếc, tôi càng thêm tự hào về người nghệ sĩ đã cống hiến hết mình cho nghệ thuật sân khấu tỉnh nhà một thời. Ông đã ra đi khi nhựa sống đang căng tràn, chỉ vì một loạt bom của giặc Mỹ vào ngày 25-12-1967 tại cầu Cấm, Nghi Lộc, Nghệ An.
Danh sơn Hồng Lĩnh có ngôi cổ tự linh thiêng, một địa danh, thắng cảnh nổi tiếng của xứ Nghệ với nhiều huyền thuyết, huyền thoại hấp dẫn. Đó chính là chùa Hương Tích, một địa chỉ kì thú của du khách thập phương.
Đường về xa xôi (Baonghean) - Ngày xửa ngày xưa, con người chúng ta chỉ là những điểm cố định với toạ độ là những hằng số. Người ta sinh ra, cất tiếng khóc dưới một mái nhà tranh, dò dẫm lớn lên bên cục đất, cọng rơm, cả cuộc đời loanh quanh đi từ đầu hè ra đồng, từ đồng lên núi, từ núi xuống sông, từ sông vào chợ, từ chợ về đến cái chái bếp con con.
ĐẠI TUỆ - NGÔI CHÙA THIÊNG TRÊN ĐẤT ĐỊA LINH NAM ĐÀN Từ bao đời nay trên con đường xuyên Việt vào Nam, thành phố Vinh bên bờ sông Lam thơ mộng, với di tích thành cổ Nghệ An là minh chứng lịch sử về một trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của cả một vùng lãnh thổ phía Bắc miền Trung của nước Đại Việt xưa.
Gặp mặt, giao lưu đồng hương tỉnh Hà Tĩnh tại Hà Nội Sáng 23 – 9, tại Hội trường Báo Nhân dân, Hội Đồng hượng Hà Tĩnh tại Hà Nội tổ chức buổi gặp mặt, giao lưu thân mật. Dự buổi giao lưu, gặp mặt có nguyên UV Bộ Chính trị, nguyên PhóThủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Hội Đồng hương Nghệ An Nguyễn Mạnh Cầm, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Thanh Bình, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Kim Cự cùng các Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Văn phòng Tỉnh ủy, đại diện lãnh đạo 12/12 huyện, thị, thành phố tỉnh Hà Tĩnh tới dự.
Như dòng sông chảy mãi… Ra đời trong hoàn cảnh đất nước lâm vào chiến tranh, đoàn Văn công Hà Tĩnh (nay là đoàn Ca múa kịch Hà Tĩnh) đã vượt lên mọi khó khăn gian khổ để hoàn thành sứ mệnh của mình. Chặng đường 50 năm đã qua có cả niềm vui, nước mắt, nỗi buồn và máu thắm của người nghệ sỹ. Và như dòng sông chảy mãi tới vô cùng, những truyền thống tốt đẹp qua các thời kỳ đang được thế hệ nghệ sỹ trẻ tiếp nối và phát huy trong thời đại mới…
Ấm tình đồng hương giữa lòng Hà Nội (Baonghean) - Cũng như bao nhiêu buổi sáng mùa thu ở Hà Nội với heo may, nắng vàng và ồn ã, náo nhiệt phố phường, cũng là một trong bao lần gặp gỡ thường niên…, ấy vậy mà không tránh khỏi cái cảm giác chộn rộn. Ngay tại bậc tam cấp để dẫn lên hội trường tầng 5 của Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng các tiến bộ y học Việt Nam- nơi diễn ra buổi gặp mặt chính thức, đã ríu rít những lời hỏi han giọng Nghệ. Có cảm giác rằng, mùa thu Hà Nội đã dừng lại sau cánh cửa kia của hội trường, để nhường chỗ cho một mùa thu Nghệ An nồng ấm…
Những bức thư xúc động gửi Tuổi trẻ Hà Tĩnh ở Berlin Sống, học tập và làm việc xa quê hương, thậm chí nhiều thành viên sinh ra ở nước ngoài, nhưng Tuổi trẻ Hà Tĩnh tại Berlin, Cộng hòa Liên bang Đức, vẫn luôn hướng về mảnh đất Hà Tĩnh ruột thịt anh hùng. Bằng các hoạt động thiết thực, Tuổi trẻ Hà Tĩnh tại Berlin không chỉ góp phần mang lại niềm vui cho người dân quê hương, bằng cả tinh thần lẫn vật chất, mà còn giúp thế hệ trẻ luôn biết hướng về với cội nguồn.
Lê Hồng Phong với việc bảo vệ quan điểm cách mạng của Nguyễn Ái Quốc LÊ HỒNG PHONG thuộc lớp cán bộ tiền bối của Đảng. Sinh ra ở Hưng Nguyên, Nghệ An năm 1902, đầu năm 1924 qua đường Trại Cày của Đặng Thúc Hứa ở Xiêm, Lê Hồng Phong đi Quảng Châu, trung tâm phong trào cách mạng của Trung Quốc lúc bấy giờ. Tháng 4-1924, Lê Hồng Phong gia nhập tổ chức Tâm Tâm xã(1). Đây là sự kiện mở đầu khẳng định lòng yêu nước bắt đầu được huy động bằng tổ chức. Tháng 11 năm 1924, khi lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu, Lê Hồng Phong và nhóm Tâm Tâm xã được gặp Người. Từ cuộc hội ngộ kỳ thú đó của lịch sử, Lê Hồng Phong ngưỡng mộ Nguyễn Ái Quốc, quyết định đi theo con đường cứu nước của Người.
Hoàng hậu Bạch Ngọc – Người con gái kiệt xuất của quê hương Hà Tĩnh Chùa Am một buổi sáng mùa thu trong lành như tĩnh lặng hơn trong sự linh thiêng của anh linh Hoàng Hậu Bạch Ngọc. Mái ngói thâm nâu và thành quách phủ đầy rêu như nói với du khách về tuổi thọ của ngôi chùa cũng như trầm tích cuộc đời một người con gái giỏi giang của quê hương Hà Tĩnh…
Chàng thủ khoa 2 lần được Bộ trưởng tặng bằng khen Chúng tôi gặp Trần Minh Cường - chàng thanh niên vừa tốt nghiệp thủ khoa trường Đại học Trần Quốc Tuấn (Học viện sỹ quan Lục quân 1) vào một buổi chiều đầu tháng 9 trời mưa như trút nước, cũng là lúc em chia tay gia đình và bạn bè để sáng mai lên đường vào Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Trị nhận công tác...
Hội thảo “Đồng chí Lê Hồng Phong với cách mạng Việt Nam và quê hương Nghệ An” - Quang Đại (VHNA): Trong chương trình kỷ niệm 100 năm ngày sinh đồng chí Lê Hồng Phong (6/9/1902 – 6-/9/2012), sáng nay (4/9/2012), tại TP Vinh, Ban Tuyên giáo Trung ương, Tỉnh ủy Nghệ An và Học viện Chính trị Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh đã phối hợp tổ chức hội thảo khoa học “Đồng chí Lê Hồng Phong với cách mạng Việt Nam và quê hương Nghệ An”. Ông Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị - Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương, tỉnh Nghệ An, tỉnh Hà Tĩnh, Học viện Chính trị Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Quân chủng Phòng không không quân, huyện Hưng Nguyên và các vị lão thành cách mạng, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu tham dự hội thảo.
Ông đã có nhiều chuyến bay chuyên chở Bác Hồ, lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Chính phủ Lào, tham gia chuyên chở thương binh về hậu phương, tải vũ khí, lương thực tiếp viện cho chiến trường. Ông là phi công, đại tá Trần Ngọc Bích, quê Hà Tĩnh.
Bộ hoá thạch chủ quyền biển đảo trên đất Nghệ (Baonghean) Năm 2007, tôi tìm vào Nhà thờ họ Đỗ Hoàng Văn tại xã Thanh Mai, huyện Thanh Chương. Cuốn gia phả dòng họ tại Nhà thờ họ Đỗ cho biết: Đậu Công Luận thi trúng giám sinh vào năm đầu niên hiệu Dương Đức, đời Lê Gia Tông (1672), sau được bổ làm tri huyện Thạch Hà, được phong tước Đoan triều nam...
Phan Bội Châu, người đã viết về thiền sư Thiện Quảng - Nguyên Huệ Sách Từ Điển Nhân Vật Lịch Sử Việt Nam của Nguyễn Cu Thắng – Nguyễn Bá Thế đã ghi nhận về Phan Bội Châu (1867 – 1940) như sau: Chí sĩ, danh sĩ, nguyên tên là Phan Văn San, sau đổi tên là Phan Bội Châu, hiệu Sào Nam và nhiều biệt hiệu khác như Hải Thu, Thị Hán… Ông sinh ngày 1 tháng 12 năm Đinh Mão (26 – 12 – 1867), quê làng Đan Nhiễm, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An (nay là xã Nam Hòa, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An). Ông nổi tiếng thông minh từ nhỏ, năm 1900 đỗ giải nguyên của trường thi Nghệ An,…Năm 1904, vận động thành lập hội Duy Tân, năm sau cùng Tăng Bạt Hổ sang Trung Quốc, rồi Nhật Bản gây dựng phong trào Đông Du…(Từ Điển Nhân Vật Lịch Sử Việt Nam, NXB Văn Hóa, 1999, tr.772).