Trong tâm khảm của người thương binh ấy, mọi ký ức đều hiện lên một cách đẹp đẽ đến lạ thường. Ông bảo, tình yêu của vợ chồng ông như sự sắp đặt ngẫu nhiên của số phận.
(Dân trí) - Ở xã Tràng Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An có lẽ không ai không biết đến thầy giáo Thái Bá Đắc, người chuyên sưu tầm những câu chuyện và hình ảnh về Bác Hồ. Hiện ông đang sở hữu gần 330 mẩu chuyện và trên 200 bức ảnh về Bác Hồ.
Thành phố Đỏ kiên cường (Baonghean.vn) - Khi đạn lửa rực trời, khi lòng dân đã kết thành một mối, khi “quân với dân một ý chí”, đất nước lâm nguy, cả nước cùng ra trận. Trong những lẽ cao đẹp đó, thành phố Vinh - thành phố Đỏ, cùng cả nước, đã lên đường. Nhớ lại ngày này, cách đây 48 năm.
Về Cồn Sò di chỉ cha ông Về Cồn Sò di chỉ cha ông/ Gặp lại tầng văn hoá bốn nghìn năm - câu hát của nhạc sĩ không chuyên, nguyên Bí thư Đảng uỷ xã Thạch Lạc Hồ Mạnh Hưởng đưa tôi chìm vào miền cổ tích có thật để lần theo dấu vết khảo cổ về với miền đất cổ Thạch Lạc - Thạch Hà.
Người góp công đầu xây dựng nền giáo dục đại học sau cách mạng (Baonghean) GS-NGND Nguyễn Thúc Hào sinh ngày 6/8/1912 tại xã Xuân Liễu (nay là xã Nam Xuân), huyện Nam Đàn, Nghệ An, trong một gia đình có truyền thống khoa bảng nổi tiếng ở xứ Nghệ. Cụ thân sinh là Nguyễn Thúc Dinh đậu Cử nhân năm Canh Tý (1900), đậu Phó bảng năm Đinh Mùi (1907), về trí sĩ hàm Thượng thư, nên dân Nam Đàn thường gọi là cụThượng Dinh.
Yêu nhau rồi ước hẹn qua thư, nhưng người lính thông tin bất ngờ trúng đạn, hi sinh trước ngày về phép để cưới. Hơn 40 năm qua, cô giáo trường làng Hoàng Thị Trinh vẫn mòn mỏi sống và chờ đợi cùng lời hẹn chưa thành.
Trong một chuyến đi tìm lại “dấu xưa” của những gì liên quan đến con đường Hồ Chí Minh huyền thoại, tôi đã đến xã Nam Thượng (huyện Nam Đàn, Nghệ An). Thời kỳ chống Mỹ, Nam Thượng và Truông Bồn trên tuyến đường 30 thuộc vùng II nằm trong mắt xích liên hoàn với đường 15 từ Rào Gang (huyện Thanh Chương) đến Nam Đàn, đường 49 từ Nam Đàn đến cầu Mượu (huyện Hưng Nguyên), đường 28 từ Nam Đàn đến Linh Cảm (Đức Thọ, Hà Tĩnh),...
Nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Nghệ An, Quỳ Hợp là huyện miền núi có vị trí địa lý khá thuận lợi, có bề dày về lịch sử cách mạng rất đáng tự hào, lại được thiên nhiên ban tặng nhiều tài nguyên, khoáng sản quý hiếm, góp phần làm giàu cho quê hương vững bước đi lên trên con đường hội nhập và phát triển.
Nguyễn Công Trứ: một cá nhân, một danh nhân (*) - Vũ Ngọc Khánh Nói về người xưa, chúng ta rất dễ có những cách nhìn chủ quan, khách quan chưa nhất trí. Lấy con mắt của con người hôm nay để nhìn lại quá khứ, nhiều khi phát hiện ra được những khía cạnh sâu xa, nhưng cũng dễ vi phạm hoàn cảnh lịch sử cụ thể.
Trở lại vùng đất thiêng (Baonghean) Tháng 7, nắng và gió Nam - Lào đã làm cho đất trời Quảng Trị như một chảo lửa; Cái nắng đó, vẫn không ngăn được dòng người từ các nơi trên khắp cả nước hướng về mảnh đất anh hùng, nơi mà hàng vạn người lính đã hy sinh anh dũng để bảo vệ nền độc lập cho Tổ quốc. Kỷ niệm 65 năm Ngày Thương binh Liệt sỹ, Hội CCB Báo Nghệ An đã trở lại vùng đất thiêng này để thăm lại chiến trường xưa, để tri ân đồng đội đã hy sinh vì Tổ quốc, mỗi người mang theo một tâm trạng và cảm xúc riêng...
Bia Kiên nghĩa ở đền thờ hai quận công Trần Hưng Học và Trần Hưng Nhượng (xã Thanh Xuân, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An) - Nguyễn Thanh Hà Vào thế kỷ 17, dưới sự thống trị của nhà Hậu Lê, đất nước ta bị phân chia bởi hai tập đoàn phong kiến có thế lực đối đầu nhau là Trịnh và Nguyễn. Cuộc chiến tranh “huynh đệ tương tàn” kéo dài suốt mấy chục năm (1612-1672) đã gây cho nhân dân cả hai miền Nam Bắc biết bao đau thương tang tóc. Đặc biệt là ở vùng miền Trung (Nghệ An – Hã Tĩnh) – ranh giới của cuộc phân tranh - cuộc chiến tranh lại ngày càng khốc liệt, nghiêm trọng. Cũng chính ở nơi đó, đã có những người anh hùng mang nặng tư tưởng “trung quân, ái quốc” đã cống hiến công sức của mình để phò giúp vua Lê, góp phần ổn định tình hình đem lại cuộc sống hòa bình cho nhân dân Nghệ An, Hà Tĩnh.
Chuyện về Liệt sỹ Nguyễn Đình Liễn - Người Bí thư đầu tiên của huyện Cẩm Xuyên Vào ngày 2-1-1931, Bí thư Huyện ủy đầu tiên của huyện Cẩm Xuyên- liệt sỹ Nguyễn Đình Liễn đã bị thực dân Pháp chém đầu về tội: “cầm đầu cộng sản phản loạn”. Tưởng rằng hành quyết người đứng đầu ngay tại phiên họp chính chợ Hội, ý chí chiến đấu của những người cộng sản và phong trào chống Pháp bị đập tắt, nhưng không, hành động đó đã thổi bùng ngọn lửa căm thù và ý chí quyết tâm của những người cộng sản và quần chúng nhân dân…
Kỷ niệm 120 năm ngày sinh danh họa Nguyễn Phan Chánh (21/7/1892 – 21/7/2012) Trăm năm tươi mãi bút thần... Trong hội họa thế giới, có rất nhiều tên tuổi họa sỹ tài hoa gắn với nhiều trường phái, xu hướng nghệ thuật đã để lại cho hậu thế những kiệt tác bất hủ. Trong thế giới ấy, Hà Tĩnh tự hào có danh họa Nguyễn Phan Chánh (1892 – 1984) – được coi là người đặt nền móng cho tranh lụa Việt Nam hiện đại. Tranh của ông được kết hợp giữa thủ pháp tạo hình phương Tây với bản sắc văn hóa Việt Nam nên dù màu sắc không lộng lẫy vẫn có sức lay động hồn người.
Sông nước Mê Kông và người liệt sỹ liên quân Việt - Lào (Baonghean) Sau Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9/1945, quê tôiđã có lớp trai trẻ náo nức theo tiếng gọi Cụ Hồ, Nam tiến và sang Lào kháng chiến. Các anh rộn rã lên đường hát "Cùng nhau đi hồng binh", lớp nhi đồng chạy theo ngước lên núi Giăng Màn đến khi không bước nổi nữa. Những ngày sau đó, cả làng rộn tin vui ta thắng trận phá đồn Na Pê diệt nhiều giặc Pháp.
Miếu Ao Từ thành phố Hà Tĩnh vượt qua cầu Đò Hà đi hơn 13 km, qua doi cát rộng du khách sẽ bắt gặp một rừng sũ xanh ngăn ngắt. Nằm khuất sau dãy sú đó là khu di tích đền thờ Miếu Ao.
Chàng trai gốc Nghệ đoạt HCV Olympic Toán quốc tế 2012 (Baonghean) Năm nay, đội tuyển thi Olympic Toán học quốc tế của Việt Nam đã giành được kết quả ấn tượng, xếp thứ 9 toàn đoàn với 1 Huy chương Vàng, 3 Huy chương Bạc, 2 Huy chương Đồng (năm 2011 xếp thứ 31).
CÔ Nhẫn - Võ Thị Nhẫn (1885 - 1958) là con một ông Chánh tổng ở Đan Du (Kỳ Anh, Nghệ Tĩnh nay là tỉnh Hà Tĩnh) nhưng thực chất, cô cũng chỉ là một nông dân. Cha mất lúc cô mới lên sáu, lên bảy tuổi. Cửa nhà ngày càng sa sút, mẹ không đủ sức nuôi con, cô Nhẫn phải đi ở cho nhà giàu đến sáu, bảy năm. Trở về, lại “cao số muộn chồng”, trên ba mươi cô mới đành gia thất.