Trang chủ Liên hệ       Thứ năm, Ngày 23/01/2025
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
  -  Đất và người Xứ Nghệ
  -  Dân ca Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Truyền thống Nghệ Tĩnh > Đất và người Xứ Nghệ >
  Bộ hoá thạch chủ quyền biển đảo trên đất Nghệ Bộ hoá thạch chủ quyền biển đảo trên đất Nghệ , Người xứ Nghệ Kiev
 

 


(Baonghean) Năm 2007, tôi tìm vào Nhà thờ họ Đỗ Hoàng Văn tại xã Thanh Mai, huyện Thanh Chương. Cuốn gia phả dòng họ tại Nhà thờ họ Đỗ cho biết: Đậu Công Luận thi trúng giám sinh vào năm đầu niên hiệu Dương Đức, đời Lê Gia Tông (1672), sau được bổ làm tri huyện Thạch Hà, được phong tước Đoan triều nam... 

Thời Chính Hòa (1680-1705), có Công Đạo giả dạng người đi buôn vào Nam, nhưng không nói đi năm nào. Sau nhiều cuộc hải hành khảo sát suốt từ miền Trung vào miền Nam, ông vẽ được bản đồ các xứ từ Thuận Quảng trở vào. Hoàn thành công trình, ông mang bản đồ Bãi cát vàng ra mắt Chúa Trịnh. Chúa Trịnh rất mừng, trưng dụng ông soạn vẽ Tứ chí lộ đồ. Từ 400 năm trước, với lòng yêu nước nồng nàn, kiến thức phong thủy địa lý uyên thâm, họ Đỗ đã cống hiến cho quốc gia Đại Việt tấm bản đồ Bãi cát vàng, về sau người đời gọi là Hoàng Sa - Trường Sa. 

Ngày 27/5/2010, giữa Thành phố Vinh, "bộ hóa thạch chủ quyền biển đảo" do các tướng lĩnh Bộ Tư lệnh Hải quân Việt Nam, các vị đại diện Đảng bộ, chính quyền Huyện đảo Trường Sa trân trọng trao tặng Đảng bộ chính quyền tỉnh Nghệ An - quê hương của tác giả tấm bản đồ Bãi cát vàng Hoàng Sa - Trường Sa.

Từng dâng hương kính viếng cụ giám sinh Đỗ Bá Công Đạo-người Việt Nam đầu tiên vẽ nên tấm bản đồ Bãi cát vàng, về sau gọi là Hoàng Sa - Trường Sa, trong tận cùng cảm nhận của tôi, bộ kỷ vật đá có tên chung là hóa thạch chủ quyền biển đảo. Bộ hóa thạch này gồm 21 khối đá kích thước khác nhau, lấy từ 21 hòn đảo, điểm đảo. Mỗi khối đá được khắc tên của mỗi hòn đảo, điểm đảo thuộc Quần đảo Trường Sa, nơi được rất nhiều cứ liệu lịch sử khẳng định, từ 400 năm trước Hoàng Sa - Trường Sa đã thuộc quyền quản lý, sở hữu của quốc gia Đại Việt.

                                                                          II

Vượt ngàn trùng khơi, bộ đá thiêng Trường Sa đã hiện hữu tại tỉnh Nghệ An. Các đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND tỉnh... thay mặt Đảng bộ, chính quyền và 3 triệu người dân Nghệ An xúc động đón nhận kỷ vật thiêng liêng. 

Cảm ơn Quân chủng Hải quân Việt Nam, cảm ơn quân dân Huyện đảo Trường Sa - những người đang trực tiếp xây dựng bảo vệ huyện đảo, đã vượt ngàn trùng cách trở, rất kỳ công để Nghệ An được vinh dự là 1 trong 8 tỉnh, thành phố trên cả nước đón nhận kỷ vật thiêng liêng. 
 


  Những khối đá chủ quyền Quần đảo Trường Sa được trưng bày tại Bảo tàng 
Nghệ An.


Bộ hóa thạch Trường Sa là hiện thân của chân lý: Hoàng Sa - Trường Sa là của Việt Nam. Những khối đá san hô lấy từ quần đảoTrường Sa, khối lớn ước chừng vài tạ, khối nhỏ 60-70 cân, trưng bày tại Bảo tàng nơi Thành cổ Vinh, lập tức trở thành "giáo cụ trực quan" vô cùng sinh động về chủ quyền biển đảo, thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc. Tất cả 21 khối đá đều là đá san hô trắng, hồng, có khối trơn bóng như đá cuội, có khối như dáng cây nấm rơm, có khối lồi lõm như nhũ thạch trong hang động...

Tạo hóa đã phó thác cho đá Trường Sa cái thiên chức - khả năng không hòa tan về cấu tạo, hình dáng với bất kỳ loại đá nào, hoặc bất kỳ thứ vật thể từa tựa như đá. Toàn bộ 21 khối đá đều được quân dân huyện đảo gắn bia làm bằng đá Granite màu đỏ, chạm khắc hình cột mốc khẳng định chủ quyền Tổ quốc tại quần đảo Trường Sa. Mỗi cột mốc có quốc kỳ Việt Nam, hình mặt trống đồng Đông Sơn truyền thống và dòng chữ CHXHCN Việt Nam; khắc tên của từng hòn đảo với vĩ độ, kinh độ cụ thể.

                                                                        III

Vài tuần trước khi bộ hóa thạch chủ quyền hiện hữu giữa thành Vinh, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, MTTQVN tỉnh Nghệ An thành lập một Đoàn công tác lên đường vào Nam. Hôm sau, Đoàn cùng Bộ Tư lệnh Vùng I Hải quân vượt trùng khơi ra huyện đảo Trường Sa. Tất cả các hộ dân trên các đảo Trường Sa lớn, Song Tử Tây, Sinh Tồn... dù xa đất liền vẫn duy trì tục thờ cúng tổ tiên, đặc biệt là việc thờ cúng Bác Hồ. Đã trở thành thông lệ, nhà nào cũng lập ban thờ treo ảnh Bác Hồ ở vị trí trang trọng nhất. Với người dân Huyện đảo Trường Sa, Bác Hồ là tấm gương cho con cháu họ noi theo. Sống xa đất liền, mỗi khi nhớ quê cha đất tổ, họ nhìn lên bàn thờ Bác, đón nhận ánh mắt hiền từ của Bác đều thấy lòng mình ấm lại.

                                          Đền thờ Bác Hồ tại đảo Trường Sa lớn.

Xúc động trước tình cảm của quân dân Huyện đảo đối với Bác, Đảng bộ, chính quyền tỉnh quê hương Bác đã thể theo tâm nguyện của 3 triệu người dân Nghệ An, tự nguyện đầu tư tâm sức, xác lập ngôi Đền thờ Bác Hồ tại trung tâm đảo Trường Sa lớn thuộc huyện đảo Trường Sa tỉnh Khánh Hòa. Ngôi Đền tọa trên mặt bằng 800 m2, sau 1 năm thi công, ngày 19/5, Đoàn đại biểu tỉnh Nghệ An cùng Bộ tư lệnh Quân chủng Hải quân, quân dân Huyện đảo Trường Sa trân trọng làm Lễ cắt băng khánh thành Đền thờ Bác Hồ, tiếp đó tiến hành Lễ mít tinh Kỷ niệm 120 năm Ngày sinh của Bác

Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh là công trình văn hóa tâm linh đặc biệt giữa trùng khơi. Công trình đặc biệt này gồm nhà tưởng niệm, bức tượng đồng toàn thân của Bác với câu nói bất hủ của Người "Không có gì quý hơn độc lập, tự do"; nhà bia, nhà chuông, tam quan, hàng rào bao. Gian chính nhà tưởng niệm đặt bức tượng Bác, đỉnh trầm, lư hương, hạc đồng... theo đúng tập tục thờ cúng truyền thống của dân tộc Việt Nam. 

Trong Đền thờ Bác còn đặt mấy tủ kính trưng bày một số tư liệu, hình ảnh của Bác gắn bó gần gũi với nhân dân, với cách mạng Việt Nam, thân thương với Quân đội nhân dân, đặc biệt là với lực lượng Hải quân Việt Nam. 

Từ khi có Đền thờ Bác Hồ, quân dân Huyện đảo Trường Sa cảm nhận khoảng cách giữa Trường Sa với đất liền càng càng gần lại. Đền là địa chỉ sinh hoạt, giáo dục truyền thống lịch sử-văn hóa, giáo dục truyền thống yêu nước và cách mạng cho các thế hệ trực tiếp làm nhiệm vụ xây dựng, bảo vệ Huyện đảo, bảo vệ vững chắc chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc Việt Nam.

 

Giao Hưởng


  Các Tin khác
  + Sắc xuân trên Thành Vinh (21/01/2025)
  + Làng gì mà ngày nào cũng phát ra tiếng kêu tại Hà Tĩnh? (14/01/2025)
  + Bế mạc Lễ hội Du lịch và Ẩm thực Sen Nghệ An năm 2024 (02/12/2024)
  + Vượt lũy tre làng, nữ giám đốc HTX ở Hà Tĩnh đưa nước mắm biển Thiên Cầm xuất ngoại (12/11/2024)
  + Một cây cổ thụ là cây trôi đã sống 800 tuổi ở Hà Tĩnh được công nhận cây Di sản Việt Nam (26/09/2024)
  + Đến Hà Tĩnh, ngắm bình minh trên biển Hoành Sơn (17/09/2024)
  + Bản sắc SLNA - sự khác biệt tuyệt vời ở V.League 2024/2025 (31/08/2024)
  + Làng Đỏ - nơi”căm thù như biển lửa, đã đứng lên”… (31/08/2024)
  + Đại gia Trần Quang Luận và hệ sinh thái Thanh Thành Đạt nổi danh xứ Nghệ (15/08/2024)
  + Khát vọng Thanh Chương (11/08/2024)
  + Hà Tĩnh gặp mặt chúc mừng học sinh đoạt HCB Olympic Toán học quốc tế (02/08/2024)
  + Cầu Nhe - nơi ghi dấu tinh thần quả cảm của 53 liệt sỹ (23/07/2024)
  + Vô xứ Nghệ thăm quê Bác (13/07/2024)
  + Về lại Nậm Nơn (02/07/2024)
  + 48 giờ ở Nghệ An (17/06/2024)
  + Bến Thủy - cây cầu thế kỷ của xứ Nghệ (09/06/2024)
  + Đôi vợ chồng "thổi hồn" vào dân ca ví, giặm (06/06/2024)
  + 9 điểm du lịch hấp dẫn không thể bỏ qua khi đến miền Tây xứ Nghệ (26/05/2024)
  + Trần Đình Sơn - "cánh chim đầu đàn” của điền kinh Hà Tĩnh (25/05/2024)
  + Nghệ An: Cả làng kiếm bộn tiền từ con đặc sản "cưỡi máy bay xuất ngoại” (20/05/2024)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 1
Total: 66553932

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July