“TÔI SINH RA KHÔNG CHỈ ĐỂ LÀM THƠ” - NGUYỄN VĨNH NGUYÊN thực hiện Báo Lâm Đồng: Người ta nói rằng, nghệ sĩ đa tài ở ta có thể đếm trên một bàn tay và Nguyễn Trọng Tạo là “ngón đeo nhẫn áp út”. Anh làm thơ, viết văn, sáng tác nhạc, vẽ tranh, làm bìa sách, viết phê bình, làm báo… và đều có giải thưởng ở tất cả các lĩnh vực ấy. Người ta nói, anh làm gì cũng có Quốc ấn. Lại còn là Ủy viên Hội đồng thơ Hội Nhà văn ViệtNam, Thư ký tòa soạn tạp chí Âm Nhạc, Trưởng ban báo Thơ của báo Văn Nghệ… Tình cờ gặp anh đang uống bia hơi Hà Nội tại Quán Xanh cạnh Rạp Xiếc, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện chớp nhoáng với anh.
TỪ HAI TRÁI TIM THA HƯƠNG XỨ NGHỆ- NGÔ MINH Người làm bài hát bao giờ cũng mong ước có nhiều người hát. Về điểm này tôi thấy ca khúc “Khúc hát sông quê” của nhà thơ – nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo và nhà thơ Lê Huy Mậu là một minh chứng. Qúa nửa đời phiêu dạt/ con lại về úp mặt vào sông quê/ ơi con sông dạt dào như lòng mẹ… Âm nhạc đã dắt lời thơ đi vào lòng người và ở lại đó, lay động xao xuyến. Nhất là đối với người tha hương lâu ngày. Thời buổi hiện đại này ai mà chẳng là người tha hương? Ai mà chẳng có tuổi thơ ngóng mẹ chợ về với xu bánh đa vừng nơi bến sông thân thuộc. Có lẽ vì thế mà ai cũng tìm thấy mình trong từng nét nhạc, lời ca. Đi Nam về Bắc, tôi thấy suốt chục năm nay không có bài hát nào đạt đến sự mê say “phổ cập” như vậy. Cũng như mọi người, cả nhà tôi đều mê hát Khúc hát sông quê…
21 lần thi, 82 tuổi mới đậu TT - 21 lần đi thi, đến năm 82 tuổi mới đậu cử nhân. Đó là thí sinh đặc biệt nhất của lịch sử thi cử Việt Nam, ông tên Đoàn Tử Quang (1818-1928), quê ở làng Phụng Đạt, xã Phụng Công, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh (nay thuộc xã Đức Hòa, Đức Thọ, Hà Tĩnh).
Nhớ lắm Cửa Lò Câu ca ấy cứ ngân nga trong tâm trí chúng tôi trên con đường hành trình trở về quê Bác. Nhắc đến Nghệ An, người ta không chỉ nhớ đến mảnh đất địa linh nhân kiệt, nơi sinh ra các anh hùng dân tộc, quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh, mà cũng là mảnh đất sơn thuỷ hữu tình, nước biếc, non xanh.
Người “giữ lửa” họ Đồng Rời quân ngũ, trở về đầm mình trong lời ru quê hương nơi miền gió cát thôn Vĩnh Tiến, xã Thạch Bàn, huyện Thạch Hà, một địa danh chỉ được biết đến bởi lam lũ đói nghèo, chưa nắng đã hạn, chưa mưa đã lũ, chưa gió đã bão, bệnh binh Đồng Văn An được coi như người “giữ lửa” của họ Đồng ở đây.
Phát hiện một số văn tự cổ thời Lê, Nguyễn ở Can Lộc Theo Trung tâm dữ liệu Di sản Văn hóa - Ban Quản lý di tích Đại thi hào Nguyễn Du, trong quá trình thực hiện chuyên đề nghiên cứu về văn tự cổ, nhóm khảo cứu thuộc Trung tâm này đã phát hiện thêm một số văn tự cổ thời Lê và thời Nguyễn ở xã Kim Lộc, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh).
Tu sửa nhà bia tưởng niệm các liệt sĩ Cầu Nhe Hướng tới kỷ niệm 65 năm ngày thương binh liệt sỹ 27-7, Sở GTVT Thành phố Hải Phòng phối hợp với UBND huyện Can Lộc và UBND xã Vĩnh Lộc vừa khởi công tôn tạo, tu sửa Nhà bia tưởng niệm các liệt sỹ hy sinh tại Cầu Nhe xã Vĩnh Lộc.
Những người đi tìm đồng đội (Baonghean.vn) - Sau gần 42 năm chiến dịch K5 (chiến dịch giúp bạn Lào trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước) kết thúc, đất nước đã thay da đổi thịt, nhưng vẫn còn có những liệt sỹ hy sinh chưa được đưa về với đất mẹ...
Gặp mặt cán bộ sỹ quan cấp tướng là con em. dâu rể Hà Tĩnh Sáng 30-6, Tỉnh ủy tổ chức buổi gặp mặt cán bộ sỹ quan cấp tướng là con em, dâu rể quê hương Hà Tĩnh hiện đang công tác và nghỉ hưu. Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Thanh Bình, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Đinh Xuân Việt, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Kim Cự chủ trì buổi gặp mặt.
Lung linh hồn quê Xứ Nghệ Cùng với Xứ Thanh, Xứ Lạng, Xứ Nghệ của dải đất miền Trung cũng rất nổi tiếng về truyền thống văn hóa phong phú, đậm đà bản sắc. Trong đó, dân ca ví, giặm là một nét vẽ phác họa khá đầy đủ về nhân cách, tâm hồn, tình cảm, tập quán, trí tuệ…của cư dân 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh xưa. Dẫu ngày nay, không gian nguyên thể của ví, giặm không còn nhưng hồn quê Xứ Nghệ thì vẫn mãi lung linh, tròn trịa trong từng điệu hát, lời ca được lưu truyền…
Cửa Lò hấp dẫn, sôi động mùa du lịch biển (Baonghean.vn) -Với một bãi biển dài, sạch, nước trong mát, môi trường xanh và đẹp, con người thân thiện, Cửa Lò đang hấp dẫn du khách khắp mọi miền.
Tìm nét riêng của Hà Tĩnh trong văn hoá xứ Nghệ - Vũ Ngọc Khánh Hình như chúng ta đã có dịp khái quát được những nét tính cách của người xứ Nghệ. Những ý kiến sau đây đã được xem như phần lớn nhất trí (không có ý kiến phản bác). Có thể nói đến có ba nhân vật trong một con người xứ Nghệ.
Là một người con của dân tộc Kinh, nhưng sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Hạnh Tiến, xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu, nơi được xem là một trong những bản, làng còn lưu giữ được những nét văn hoá truyền thống của đồng bào Thái. Tuổi thơđã gắn liền với những câu lăm, điệu suối, ông là người Kinh duy nhất của xã Châu Tiến am hiểu và sử dụng được các loại nhạc cụ của đồng bào Thái thành thạo. Đó là ông Lê Thái Châu.
Ví, giặm tự tình sống mãi giữa hồn quê (Baonghean.vn) - Đêm 23/6, dòng người đổ về Quảng trường Hồ Chí Minh để đắm mình trong không gian ví giặm sâu lắng, nồng ấm tình đời, tình người… Những lời ca, giai điệu vang lên tạo nên những xúc cảm đặc biệt với người nghe.
Nhớ sao câu hò thời thơ ấu (Baonghean)Thủa ấy, cách đây hơn bốn chục năm rồi, tôi mới lên tuổi 9-10đã theo các anh chị và nhiều bạn bè cùng trang lứa ngày một buổi đến trường, một buổi đi chăn bò, cắt cỏ, hái củi giúp gia đình. Các anh chị lớn tuổi hơn, cỡ 14-15, có người đã vào các tổ do HTX lập ra như tổ làm thủy lợi, tổ nuôi bèo hoa dâu... Đó là thời kỳ xây dựng HTX mạnh nhất, cũng là thời kỳ giặc Mỹđánh phá ra miền Bắc ác liệt nhất.
Hát ví - Lê Đức Thăng HÁT ví - Có khi chỉ gọi là ví, là một hệ thống làn điệu tiêu biểu nhất của dân ca Nghệ Tĩnh. Tiêu biểu bởi vì đây là một điệu dân ca phổ biến nhất, nhiều nơi hát nhất, ở khắp các vùng trong xứ Nghệ, từ Hoàng Mai đến Kỳ Anh, từ Hương Sơn, Đức Thọ đến Can Lộc, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, từ Anh Sơn, Đô Lương đến Nam Đàn, Hưng Nguyên, từ Yên Thành, Diễn Châu vào Nghi Xuân - Nghi Lộc. Đây là loại hình dân ca được rất nhiều phường hội tham gia. Những phường lao động như quay xa dệt vải có ví phường vải, phường đò dọc có ví đò đưa, phường nông nghiệp có ví phường cấy, ví đồng ruộng, phường thủ công có ví phường nón, phường võng, phường vàng, phường đi rú có ví trèo non, các cháu mục đồng có ví chăn trâu v.v…
Chảy bỏng tình yêu nguồn cội... Được tổ chức lần đầu tiên, liên hoan dân ca ví, dặm toàn tỉnh với sự tham gia của 12 CLB dân ca đến từ các huyện, thị, thành đã gặt hái được những thành công nhất định. Tại sân khấu này, người ta đã thấy sự hồi sinh mãnh mẽ của các loại hình dân ca cổ Hà Tĩnh trong trái tim nhân dân và cả trong sinh hoạt thường nhật. Không chỉ có thế, liên hoan còn tạo động lực thúc đẩy nhiều hoạt động ở cơ sở nhằm khôi phục, phát huy những giá trị văn hóa, nghệ thuật của dân ca ví, dặm Xứ Nghệ….