Sáng mãi hình ảnh dân quân Làng Đỏ anh hùng (Baonghean) Ơi cô gái sông Lam ta đó, nơi xưa quê em Làng Đỏ, căm thù như biển lửa đã đứng lên...". Hình ảnh đẹp về cô dân quân Làng Đỏ trong những năm tháng chống Mỹ cứu nước được nhạc sỹ Nguyên Nhung phác hoạ qua bài hát "Cô dân quân làng Đỏ"trở thành chứng tích về một thời hào hùng của Trung đội dân quân trực chiến phòng không Hưng Dũng (TP Vinh).
"Nhà thơ tình Nguyễn Đăng Luận vừa viết xong bài: " Giáo sư Đinh Ngọc Lân làng Văn Hào Quỳnh Lưu Nghệ An" cho mục " Truyền thống Nghệ Tĩnh " báo Người Xứ Nghệ Kiev.vn như món quà nhỏ của Nhà thơ tình Việt Nam tặng bà con anh em các cháu Người Nghệ Tĩnh đang xa Tổ quốc Việt Nam yêu dấu của chúng ta" (Lời nhà thơ Nguyễn Đăng Luận)
GS
Đinh Ngọc Lân sinh ngày 11 tháng 7 năm 1929, ông học 6 năm Trường tiểu
học Pháp Việt huyện Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An, 12 tuổi thi đỗ vào trường
Quốc học Vinh ( Nhiều giáo sư danh tiếng như: Phan Thiều, Đặng Thai Mai ,
Nguyễn Xiển, Hoàng Xuân Hãn, nhiều tướng lĩnh, nhà văn, chính trị gia:
Tống Trần Thuật, Hoàng Trung Thông, Nguyễn Mạnh Cầm trưởng thành từ Quốc
học Vinh )
Cô bé "vàng" nơi miền Tây xứ Nghệ (Baonghean) 6 huy chương Vàng, 3 huy chương Bạc và nhiều huy chương Đồng với nhiều giấy khen và bằng khen của huyện và tỉnh là thành tích đáng nể của Nguyễn Thị Nhung ở xã Nghĩa Khánh, huyện Nghĩa Đàn. Gặp Nhung - cô bé có dáng người nhỏ nhắn, tôi càng nể trước những thành tích mà Nhung đạt được ở môn bóng bàn khi mới ở tuổi 21.
(Dân trí) - Sở hữu 1.000 cuốn sách các loại, 100 số tạp chí Liên Xô, 30 cuốn họa báo Trung Quốc xuất bản bằng tiếng Việt, cụ Đậu Xuân Tiêu trân trọng nhất là cuốn “Khuyến học” của tác giả FukuzaWa (Nhật Bản) viết từ năm 1872 - 1876, đến nay vẫn còn nguyên giá trị.
Tập huấn dân ca ví, giặm Xứ Nghệ năm 2012 (Baonghean.vn) - Sáng nay 3/4, tại Trung tâm Bảo tồn và Phát huy di sản Dân ca Xứ Nghệ, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Nghệ An tổ chức tập huấn dân ca ví, giặm Xứ Nghệ năm 2012.
Nhạc sỹ Quang Thuận "Mỗi ca khúc là một nỗi lòng" (Baonghean) - Trong căn phòng nhỏ tràn ngập âm thanh của buổi chiều cuối Xuân, chúng tôi đã được nghe anh hát ca khúc đầu tay "Gửi mùa thu" da diết, nồng nàn, được sáng tác lúc anh đang là sinh viên Nhạc viện Hà Nội...
Tình nguyện hướng về quê hương Đội Sinh viên Tình nguyện (SVTN) đồng hương Nghệ An - Hà Tĩnh của Trường ĐH Kinh tế Quốc dân là mái nhà chung của những SV Nghệ An – Hà Tĩnh đang sống và học tập tại Hà Nội. Bằng những hoạt động tình nguyện đầy ý nghĩa hướng về quê hương, đội đã tích cực đóng góp sức trẻ của mình cho cộng đồng trong hơn 7 năm qua.
Về miền đất mẹ anh hùng Trong những ngày cuối xuân xôn xao gió mới, khi tâm trạng còn chưa nguôi những xúc cảm dành cho người mẹ hiền, chúng tôi có dịp ghé thăm Nam Đàn – quê hương của bao người con anh hùng, lỗi lạc. Đấy cũng chính là dịp chúng tôi có cơ hội nghiêng lòng cùng những người mẹ dịu hiền đã sinh ra và nuôi nấng nên nhân tài cho Tổ quốc…
Tiến sỹ Nguyễn Thái Tự và công trình khoa học đoạt Giải thưởng Hồ Chí Minh (Baonghean) - 50 năm làm công tác nghiên cứu khoa học, với 72 công trình và 10 đầu sách đã được công bố, hàng trăm bài phát biểu tại các cuộc hội nghị, hội thảo trong nước và quốc tế, bài luận tốt nghiệp ra trường khi còn là sinh viên tổng hợp đến công trình khoa học được Giải thưởng Hồ Chí Minh..., tất cả đều nghiên cứu về loài cá nước ngọt. Suốt cuộc đời làm khoa học của mình, TS Nguyễn Thái Tự gắn bó với những cuộc tìm kiếm các loài cá...
Gìn giữ kho tàng quý giá của đồng bào dân tộc thiểu số Nghệ An (Baonghean.vn) - Với 5 dân tộc thiểu số: Thổ, Thái, Khơ Mú, Ơ đu, Mông cùng chung sống, Nghệ An là một tỉnh có nền văn hóa các dân tộc khá phong phú và đa dạng. Trong đó, kho tàng truyện dân gian thực sự là những viên ngọc quý…
Văn tế cụ Hoàng giáp Nguyễn Khắc Niêm VanVN.Net - Cụ Nguyễn Khắc Niêm (1889 – 1954) đỗ Hoàng giáp tiến sỹ năm Đinh Mùi (1907) khi tròn 18 tuổi; trẻ thứ nhì trong lịch sử khoa cử Việt Nam, sau Trạng nguyên Nguyễn Hiền. Khi vua Thành Thái mời các tiến sĩ tân khoa dự yến, nhân hỏi về kế sách trị quốc, Hoàng giáp Nguyễn Khắc Niêm đọc bài châm mà sau này trở nên nổi tiếng, được Tổng tài Sử quán triều Nguyễn là Cao Xuân Dục đánh giá rất cao…
Nhớ giáo sư Nguyễn Tài Cẩn (Baonghean) - Đã gần một năm trôi qua nhưng ký ức tôi vẫn vẹn nguyên khi nhớ đến ngày GS- TS- Nhà giáo nhân dân Nguyễn Tài Cẩn được đưa về an táng tại quê nhà (ngày 12/4/2011). Sáng hôm ấy, đoạn đường từ Quốc lộ 46 vào Trường Tiểu học Thanh Văn (Thanh Chương), nơi tổ chức lễ truy điệu, các loại xe cộ nối đuôi nhau cùng những dòng người nối tiếp nhau thành một dãy dài. Dường như bạn bè, đồng nghiệp, các thế hệ học trò và người dân xã Thanh Văn đều tạm gác lại công việc thường ngày để về đây tiễn đưa một người con ưu tú của quê hương về nơi yên nghỉ cuối cùng.
Tinh thần hiếu học của người Việt trên đất Nga Sinh ra và lớn lên ở Nga, đầu năm học cấp hai, Nguyễn Huy Trường Nam thi đỗ vào trường Phổ thông số 1543, ngôi trường chuyên hàng đầu của thành phố Moskva. Trường Nam liên tiếp giành nhiều giải cao trong các cuộc thi toán, hình học, tin học... của thành phố và trên toàn nước Nga.
Nghi Xuân: Phát lộ công trình kiến trúc cổ thời Lý, Trần Ông Hồ Bách Khoa, Q. Trưởng Ban Quản lý di tích Nguyễn Du vừa cho biết: các cán bộ chuyên môn của cơ quan này đã phát hiện dấu tích nền móng của một công trình kiến trúc cổ thời Lý Trần tại khu vực Đền Huyện, thuộc xã Xuân Giang - Nghi Xuân (Hà Tĩnh).
Người yêu văn hóa Nghệ (Baonghean) Xa quê hương đã khá lâu, những Xứ Nghệ trong ông, không chỉ là mảnh đất thiêng, là nơi quê cha đất tổ mà còn ẩn trong đó là một niềm tự hào...
Đất nghèo nuôi Tiến sỹ “Xã chúng tôi là xã thuần nông 100% nhưng mà có tới 55 tiến sỹ, và con em học vấn cao thì không đếm hết, đó là cả một quá trình cố gắng học tập và là niềm tự hào lớn lao của bà con!” Ông Đỗ Viết Thống - Chủ tịch xã Kim Lộc, huyện Can Lộc chia sẻ.
VỀ QUÊ THĂM CHÙA CỔ AM - NGUYỄN TRỌNG TẠO Tối 16.3 tôi vừa về đến Diễn Châu thì nghe điện thoại của Phó giám đốc sở VHTT&DL Quỳnh Anh hẹn sáng mai sẽ đón tôi đi thăm chùa Cổ Am. Cổ Am là một ngôi chùa cách nay chừng 600 năm, tọa lạc trên núi Lĩnh Sơn thuộc xã Diễn Minh huyện tôi, nay đã được quy hoạch trong 14 ha để mở rộng và xây dựng thành trung tâm giáo Pháp của khu vực.
Nhớ người viết kịch bản "Chung một dòng sông" (Baonghean) Ngày 15 tháng 3 năm 1953, Bác Hồ ký quyết định thành lập ngành Điện ảnh, nhưng phải 6 năm sau đó, chúng ta mới có bộ phim truyện đầu tiên Chung một dòng sông. Nhà văn Đào Xuân Tùng - một người con xứ Nghệ là một trong những nghệ sỹ lớp đầu đã có công viết kịch bản cho bộ phim quan trọng có tính chất bước ngoặt này của nền điện ảnh nước nhà.