Suy ngẫm về 4 vấn đề trọng yếu trong giáo dục của Đông các Đại học sỹ Cao Xuân Dục (Baonghean.vn) - Hội thảo “Danh nhân Đông các Đại học sỹ Cao Xuân Dục” vừa được tổ chức tại Tp. Vinh (Nghệ An) đã quy tụ được 35 tham luận đi sâu tìm hiểu và khai thác đầy đủ các khía cạnh và vấn đề liên quan đến cuộc đời, sự nghiệp và trước tác của danh nhân. Xét trên khía cạnh một nhà giáo dục, chúng tôi nhận thấy những vấn đề Đông các Đại học sỹ đặt ra đã ngót một thế kỷ nhưng đến nay vẫn còn nguyên giá trị, rất đáng để những người làm công tác hoạch địch giáo dục hôm nay lưu tâm.
"Núi vẫn đôi mà anh mất em..." (Baonghean) Qua sách báo, tôi biết Trung tá Đặng Văn Việt (SN 1920), quê làng Nho Lâm, xã Diễn Thọ, huyện Diễn Châu, Nghệ An. Trong kháng chiến chống Pháp, đồng bào Cao-Bắc-Lạng vinh phong gọi ông là "Đệ tứ lộ đại vương", quan quân Pháp gọi ông là "Hùm xám Đường số 4", ông nổi tiếng cầm quân trăm trận trăm thắng, tỷ lệ thắng trận rất cao, tỷ lệ thương vong cho cả đôi bên rất thấp. Cụ Việt là "vàng ròng" được trui rèn trong lửa cứu nước.
Những giá trị văn hóa nội sinh của cư dân Bãi Cọi Nghi Xuân là một vùng đất địa linh nhân kiệt, non nước, sơn thủy hữu tình với những danh lam, thắng cảnh đã được tạo hóa ban tặng gắn liền với nhiều tên tuổi danh nhân hiền tài đã từng làm rạng danh quê hương, đất nước, lẫy lừng năm châu bốn bể. Đặc biệt, Nghi Xuân là một miền quê đang ẩn chứa trầm tích một kho tàng văn hóa vật thể và phi vật thể vô giá. Trong đó, Di tích khảo cổ học Bãi Cọi là một trong những địa chỉ văn hóa cổ được tích tụ bằng trí lực sáng tạo từ những lớp tiền nhân sơ sử để lại cho thế hệ hôm nay và mai sau thật đáng trân trọng, tự hào.
Quần thể lèn Hai Vai (Baonghean) - Trên Quốc lộ 1A từ ngã ba Thị trấn Diễn Châu ngược về phía Tây theo Quốc lộ 7A 8km, bạn sẽ đặt chân lên khu vực lèn Hai Vai – một di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Lèn Hai Vai là một khối đá tự nhiên khổng lồ có chiều dài 800m, nơi rộng nhất 120m, nơi cao nhất 141m. Lèn gồm nhiều đỉnh, trong đó có đỉnh chính, ngọn lớn có tên là lèn Hai Vai (Lưỡng Kiên Sơn, hay lèn Dặm) và ngọn nhỏ (Hổ Lĩnh Sơn) nổi hẳn lên giữa cánh đồng mênh mông thuộc địa phận 3 xã: Diễn Bình, Diễn Minh, Diễn Thắng.
Nhạc sỹ Ngọc Thịnh đạt giải Nhì Giải thưởng Âm nhạc 2012 Hội Nhạc sĩ Việt Nam vừa công bố giải thưởng năm 2012 cho các lĩnh vực thanh nhạc, khí nhạc, hợp xướng, chương trình biểu diễn và lý luận phê bình. Nhạc sỹ Ngọc Thịnh - Chi hội trưởng Chi hội nhạc sỹ Việt Nam tại Hà Tĩnh, Trưởng phòng Nghiệp vụ Văn hóa (Sở VHTT&DL Hà Tĩnh) giành giải nhì ở lĩnh vực thanh nhạc.
Nhạc sỹ Hồng Đăng: Người viết nhạc cho phim nhiều nhất (Baonghean) - Nhạc sỹ Hồng Đăng đã sáng tác trên 700 tác phẩm âm nhạc với nhiều thể loại như ca khúc, hợp xướng, khí nhạc, nhạc phim và sân khấu. Đặc biệt ông đã viết nhạc sử dụng cho 70 bộ phim truyện Việt Nam, trong đó có các ca khúc nổi tiếng như: Hoa Sữa- phim “Hà Nội mùa chim làm tổ”; Lênh đênh - phim “Đời hát rong” và Biển hát chiều nay - cho nhiều bộ phim về biển...
Chuyện về Thiếu tướng Hoàng Kiện (Baonghean) - Ngay từ khi còn ở cấp tá, Hoàng Kiện đã được Bác Hồđể ý và nêu gương trong toàn quân đội với câu nói: “Tướng Thanh, tá Kiện” (tướng Thanh: Đại tướng Nguyễn Chí Thanh). Ông là Thiếu tướng Hoàng Kiện (1921-2000), nguyên : Phó viện trưởng học viện Quân sự cấp cao, Viện trưởng Học viện Hậu cần, Phó Tư lệnh Bộ Tư lệnh 559 (Trường Sơn), Phó Tư lệnh Quân khu 4, Tham mưu trưởng Mặt trận Tây Nguyên, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Phòng không.
Một ký ức K5 (Baonghean) Năm 1968, miền Tây Nghệ An - tuyến biên giới tiếp giáp với tỉnh Xiêng Khoảng và huyện Mường Mày tỉnh Bô-ly-khăm-xay, là địa bàn cực kỳ nóng bỏng... Theo yêu cầu của nước bạn Lào, các đơn vị chủ lực Quân khu 4 đã tiến hành nhiều trận chiến đấu đánh tan lực lượng phỉ Vàng Pao và phái hữu dọc đường 7 trên đất bạn, khai thông tuyến đường huyết mạch từ Việt Nam sang chiến trường Cánh đồng Chum, Xiêng Khoảng.
“Để có được thành công hôm nay, tôi cũng từng phải đi làm thuê để có tiền mua sách vở” (Baonghean) Giáo sư - Tiến sỹ khoa học, Nhà thực vật học hàng đầu Việt Nam Nguyễn Nghĩa Thìn sinh năm 1944, ở xã Thanh Chi, huyện Thanh Chương. Ông hiện là giảng viên cao cấp của Đại học quốc gia Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng ngành sinh học Đại học Quốc gia Hà Nội, Phó Chủ tịch Hội Thực vật Việt Nam. Giáo sư Nguyễn Nghĩa Thìn đã có cuộc trò chuyện thân mật cùng phóng viên Báo Nghệ An về chuyện đời, chuyện nghề và quê hương.
Đại tá, thạc sỹ Trần Văn Phác: Làm khoa học phải có đam mê (Baonghean) “Làm khoa học phải say mê, kiên trì và tận tụy với công việc. Là sỹ quan, người chiến sỹ trên mặt trận nghiên cứu khoa học công nghệ, tôi cảm thấy rất tự hào đã góp phần công sức, trí tuệ của mình cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” - Đó là chia sẻ của Đại tá, Thạc sỹ Trần Văn Phác - người vinh dự được nhận giải thưởng Hồ Chí Minh năm 2012.
Người “giữ lửa” ... rong con mắt của nhiều người thì công tác phụ nữ không phải là một công việc dễ dàng mà ai cũng có thể làm tốt được. Nhưng có một điển hình phụ nữ đã làm rất tốt vai trò không hề đơn giản ấy tại một địa bàn phần đa là những giáo dân sinh sống. Người ta gọi chị một cách trân trọng là "người giữ lửa"…
Sông Lam, dòng chảy những chiến công (Baonghean) - Tôi có may mắn từng được lên tận miền biên giới, nơi dòng Nậm Nơn và Nậm Mộ chảy vào đất Việt. Và nhiều lần đến với Cửa Rào, nơi hợp lưu của hai con sông ấy để “sinh thành” nên dòng Lam, biểu tượng của văn hóa xứ Nghệ. Và từng được dạo chơi ở vùng Cửa Hội, nơi dòng sông hòa vào biển lớn. Nếu ai có dịp xuôi ngược dòng Lam, hẳn sẽ rất đỗi tự hào về sông nước quê hương, là dòng chảy của thời gian và chứa đựng bao trầm tích lịch sử - văn hóa…
Làng Trường Lưu và dòng họ Nguyễn Huy Hoa tiên truyện , Nguyễn Huy Hổ (tác giả Mai Đình mộng ký), Nguyễn Huy Quê hương các nhà thõ Nguyễn Huy Oánh, Nguyễn Huy Tự (tác giả Hào, Nguyễn Huy Vinh... những tác giả lớn của Văn phái Hồng Sơn.
Để kịp thời động viên, chúc mừng các tướng lĩnh là con em quê hương, mới đây, Ban Thường vụ Huyện ủy Thanh Chương đã tổ chức gặp mặt nhân dịp những người con quê hương vừa được Chủ tịch nước phong hàm cấp tướng.
Nhà báo Hồng Phương - Đi xa để trở về (Baonghean) - Tôi từng biết đến ông là một nhà báo giỏi nghề, “yêu nghề đến kỳ lạ, trách nhiệm đến cùng với từng bài viết, con chữ, tấm ảnh của mình và đồng nghiệp” (chữ dùng của nhà báo Phạm Quốc Toàn, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam), biết ông đã từng là phóng viên kỳ cựu của Báo Quân đội nhân dân, nguyên Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà báo TP. Hồ Chí Minh, Tổng biên tập tạp chí Nghề báo. Thế nhưng, có những điều vô cùng giản dị đã làm nên con người cũng như tác phẩm của nhà báo quê Nghệ này, thì đến giờ tôi mới biết...
Đậm dấu ấn văn hóa Sáng nay mùa xuân đã về trên hồng tươi những cành đào lấm chấm nụ. Năm cũ khép lại trong nụ cười mãn nguyện của cán bộ ngành văn hóa khi những thành công, niềm vui lớn theo nhau tìm về…
Nhớ anh bằng cả niềm tin mến (Baonghean) - Đã 3 năm, tôi mới có dịp quay trở lại vùng đất Thanh Liên (Thanh Chương) thăm chị, vợ của liệt sỹ, anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ đổi mới Lê Văn Phượng. Ba năm trôi qua, nỗi đau mất đi người chồng yêu thương, vắng đi chỗ dựa tinh thần vững chắc chưa lúc nào nguôi, nhưng vì các con nên chị đành chôn chặt trong lòng. Chị tự nhủ mình, hãy vì anh, hãy noi gương anh mà vươn lên, vượt qua mọi sóng gió nuôi các con ăn học, trưởng thành...