Nguyễn Bá Tờn - Người cộng sản tận tụy, trung thành, liêm khiết (Baonghean) - Từ năm 1985 đến năm 1990, tôi được lãnh đạo huyện Yên Thành giao trách nhiệm sưu tầm, biên soạn lịch sử huyện Yên Thành. Trong thời gian gần 5 năm cặm cụi gom nhặt tư liệu, gặp gỡ các nhân chứng lịch sử, tôi được tiếp xúc nhiều cán bộ chủ trì huyện và tỉnh qua các thời kỳ, có khi ở các cuộc hội thảo, có khi ở nhà riêng, mỗi người một vẻ, họ để lại trong tôi những ấn tượng riêng.
Người con đất mẹ anh hùng Vùng đất “eo đòn gánh” Hà Tĩnh nổi tiếng khắc nghiệt bởi điều kiện tự nhiên nhưng muôn đời nay rạng danh truyền thống cách mạng với những tên tuổi kiệt xuất, trong đó có cố Tổng Bí thư Hà Huy Tập. 107 mùa xuân đã qua, tưởng nhớ về đồng chí Hà Huy Tập, Tổng Bí thư của Đảng, chúng ta nhớ về một lãnh tụ cách mạng, tài năng, kiên cường, nhà lý luận, cây bút chiến đấu trên mặt trận tư tưởng, chính trị của cách mạng Việt Nam và tấm gương của người chiến sĩ cộng sản anh dũng, chí công vô tư, hy sinh trọn đời vì nước, vì dân.
Người con xứ Nghệ anh dũng hy sinh khi dập lửa cứu rừng Vào lúc 14 giờ 30 phút ngày 22/4 tại khu vực đèo La Hy thuộc xã Hưng Phú, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế xảy ra vụ cháy rừng. Nhận được tin đám cháy xảy ra, ngay lập tức 21 cán bộ, chiến sĩ Ban Chỉ huy Quân sự Nam Đông với đầy đủ trang thiết bị chữa cháy rừng có mặt tại hiện trường.
PGS. TS Nguyễn Thế Hoàng – Người con nặng tình với quê hương Dù rời xa quê hương đã mấy chục năm trời nhưng PGS.TS Nguyễn Thế Hoàng, Phó viện trưởng Viện Chấn thương - Chỉnh hình, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 vẫn luôn đau đáu về miền đất Hà Tĩnh...
Lương y hiến 1 tỷ đồng làm đường (CATP) Ông Nguyễn Trọng Phùng, ở xã Minh Sơn, Đô Lương, Nghệ An, từ trước đến nay được biết đến là một lương y chuyên bốc thuốc cứu người. Hưởng ứng phong trào xây dựng nông thôn mới, vừa qua ông đã bỏ ra hơn 1 tỷ đồng xây dựng con đường liên thôn Trung Minh - Thái Minh khang trang, sạch đẹp, tạo động lực lớn trong phong trào xây dựng nông thôn mới tại địa phương.
Đô Lương: Nơi chắp cánh những ước mơ Nhiều năm liền, ngành Giáo dục Đô Lương luôn được xếp tốp đầu của tỉnh, Phòng GD&ĐT huyện được Đảng, Nhà nước tặng Huân chương Lao động hạng Nhì và 4 tập thể của ngành được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba. Thành tích ấy có sự đóng góp lớn của các thế hệ cán bộ, giáo viên và học sinh Trường THCS Lý Nhật Quang.
“Đất thủ khoa” Đô Lương (Baonghean.vn) - Nhiều khi tôi cứ nhẩm đọc những tên đất, tên làng như Nhân Hậu, Bạch Ngọc, Văn Trường, Văn Lâm, Rú Bút, Hòn Nghiên... và chợt hiểu người quê tôi từ lâu đã biết gửi vào đó vô vàn khát vọng, niềm tin…
Tính cách con người xứ Nghệ Bàn đến phong cách của con người xứ Nghệ, chúng tôi có dịp đưa ra một nhận xét, được giới nghiên cứu tán thành. Đó là hiện tượng có 3 nhân vật trong một con người xứ Nghệ:
Đền Nen - Di tích và lễ hội Đền Nen tại làng Chi Phan, xã Bạng Châu, phủ Hà Hoa xưa, nay là xóm Phúc, xã Thạch Tiến (Thạch Hà) là di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật có giá trị đặc sắc.
Bên Cột mốc số 0 (Baonghean) - Cột mốc số 0 đường Hồ Chí Minh lịch sử nằm ngay Thị trấn Lạt, huyện Tân Kỳ, Nghệ An, được Binh đoàn 559 xây dựng như một tượng đài sừng sững. Một nét đẹp cao vút, khỏe khoắn, oai hùng của lịch sử đất nước gợi lên trong lòng du khách bao niềm cảm xúc.
“Bởi em là gái Nghệ" (Baonghean) - Tình cờ gặp Thảo tại TP Vinh, so với 10 năm trước ở cuộc Sao Mai 2003, Phạm Phương Thảo bây giờ đã là một ca sỹ hàng đầu của dòng nhạc dân gian. Thảo già dặn hơn, lại càng thêm phần đằm thắm và bản tính người Nghệ trong em vẫn thế: thẳng thắn, bộc trực.
Quảng trường Hồ Chí Minh và Tượng đài Bác Hồ là một công trình văn hóa đặc biệt, một tác phẩm có giá trị về tư tưởng và nghệ thuật, thể hiện tấm lòng kính yêu của nhân dân tỉnh Nghệ An và nhân dân cả nước đối với vị lãnh tụ hồ chí minh. Công trình khởi công xây dựng ngày 19/5/2000 nhân dịp kỷ niệm 110 năm ngày sinh của Người và được khánh thành vào ngày 18/5/2003. nơi đây đã trở thành điểm sinh hoạt văn hóa của người dân xứ Nghệ, là điểm đến của du khách muôn phương mỗi khi hành hương về quê Bác.
Khi màn sương đang còn dày đặc, nặng trĩu trên từng ngọn cây, cành lá, khắp các ngả đường, bà con bản Na Cáng (xã Na Ngoi) đã hồ hởi kéo nhau đi xem hội chọi bò. Đây là thú chơi dân gian truyền thống không thể thiếu trong đời sống văn hóa của người Mông ở Kỳ Sơn, thể hiện khát vọng ấm no, đủ đầy của những người dân nơi miền sơn cước. Cùng với hội chọi bò, bà con nơi đây còn gìn giữ được những nét văn hóa đặc trưng của người Mông như tiếng nói, trang phục, tập quán sinh hoạt, kiến trúc nhà ở…