Giữ ngọn nguồn câu ví quê hương Những câu hát ví, giặm Xứ Nghệ được sinh ra từ chính trong đời sống sinh hoạt, lao động hàng ngày của cha ông ta. Trải qua bao biến đổi của đời sống, câu hát như sông nước ấy cũng lúc vơi, lúc đầy giữa đời thường. Lưu giữ ngọn nguồn câu hát ấy một cách bền sâu nhất không ai khác chính là những nghệ nhân dân gian. Và sự hình thành các CLB dân ca ví, giặm đã tạo môi trường để những câu hát cổ được ngân lên giữa đời sống hiện đại...
Hồ Đức Việt, niềm tự hào của quê hương (Baonghean) - Sinh ra và lớn lên trong một gia đình hiếu học, giàu truyền thống yêu nước và cách mạng, ngay từ thuở nhỏ, đồng chí Hồ Đức Việt - Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Trưởng Ban Tổ chức T.Ư Đảng... đã thấm nhuần truyền thống tốt đẹp của gia đình, quê hương và dòng họ. Không chỉ nổi tiếng bởi học hành giỏi giang, một thời được Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nghệ An phát động phong trào “thi đua học tập, đuổi kịp và vượt Hồ Đức Việt”, ông còn góp phần làm rạng danh quê hương Nghệ An, một vùng đất khoa bảng từ bao đời nay...
Gặp mặt, giao lưu “Vì quê hương thân yêu” (Baonghean.vn) - Vừa qua, tại Thủ đô Hà Nội, Quỹ Tâm Tài Nghệ An phối hợp với Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Nghệ An đã tổ chức buổi gặp mặt, giao lưu “Vì quê hương thân yêu”.
Ông chủ lò gạch người Nghệ trên đất Lào (Baonghean) - Giữa đất Viêng Chăn (Lào) có một chủ doanh nghiệp người dân tộc Thái duy nhất về sản xuất gạch tuynel được người dân Lào yêu mến vì đã tạo việc làm ổn định cho họ. Vốn xuất thân từ huyện miền núi rẻo cao đặc biệt khó khăn của Nghệ An, ông là một tấm gương quyết chí làm giàu.
Ông Thông, đó là nhà thơ Hoàng Trung Thông (1925 – 1993). Nhân kỷ niệm hai mươi năm ông mất, tôi nhớ ông bằng một vài kỷ niệm về ông và đôi điều chiêm nghiệm từ ông.
Hồ Đức Việt học giỏi, đa tài trong mắt thầy cũ - Theo lời kể của những người bạn cùng lớp, thầy cô giáo trực tiếp dạy Hồ Đức Việt ở Trường cấp 3 Quỳnh Lưu, Nghệ An thời đó, có thể thấy ông nổi tiếng là một học sinh xuất sắc thời đi học.
Tản mạn một thời Hồ Đức Việt Làm báo Đoàn cũng lâu lâu nên quen nhiều vị cán bộ Đoàn. Có vị quen. Có người thì biết... Rồi cũng chứng kiến những đầu ra hanh thông may mắn cùng là trắc trở của nhiều vị... Trong số biết đó có Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn Hồ Đức Việt.
Rêu đá và cổ tích về một đặc sản (Baonghean) -Gần đây, người ta ngợi ca món rêu đá của người Thái vùng cao có thể giúp sống lâu. Điều này chưa hề rõ thực hư, chỉ biết loài thực vật này chỉ ưa nguồn sông suối trong lành, nước trong và chảy xiết, môi trường thanh sạch. Khi Thu về, thường là tháng 9 âm lịch, khí trời mát, cái lạnh đã về trên mặt sông. Lúa trên nương đang dần chắc hạt. Đó là lúc rêu bắt đầu mọc lên xanh rì trên lớp đá, dưới lòng sông suối.
Nhà văn hóa người Nghệ được vua Khải Định ban thơ Ngự chế (Baonghean) - Cao Xuân Dục là danh sĩ đời vua Duy Tân, tự Tử Phát, hiệu Long Cương, quê xã Tịnh Kháng, huyện Đông Thành, phủ Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Năm 1877, ông đỗ cử nhân, làm đến Thượng thư bộ Học, Tổng tài Sử quán, tước An Xuân Tử. Ông là một nhà sử học, một nhà nghiên cứu địa phương xuất sắc và bề thế nhất của nước nhà. Ông đã để lại rất nhiều bộ thư tịch có giá trị của riêng mình và cũng góp phần biên tập nhiều bộ chính sử quan trọng của triều Nguyễn.
Phan Thái Ất - Người chiến sỹ cách mạng trung kiên (Baonghean.vn) - Tại Hiệu Yên Xuân (Di tích Lịch sử -Văn hóa quốc gia) thuộc địa bàn xã Lĩnh Sơn (Anh Sơn) có trưng bày ảnh những chiến sỹ cách mạng thế hệ đầu tiên của huyện Anh Sơn. Nằm ở hàng đầu tiên là ảnh một thanh niên có khuôn mặt phúc hậu, vầng trán cao và ánh mắt cương nghị. Đó là Phan Thái Ất (1894-1967) - Bí thư đầu tiên của Chi bộ Yên Xuân, sau này là Bí thư Tỉnh ủy đầu tiên của tỉnh Quảng Ngãi.
Thành sơn phòng Phú Gia [Hà Tĩnh] Từ xa xưa, vùng Tiêm - Da đã được coi là đất xung yếu phía Đông Nam Nghệ An. Đây vốn là đất Tồn bồn - man (hay Bồn man) phụ thuộc Ai Lao. Sau khi Lê Thái Tổ mở nước (1428), thổ ty mới sang triều cống. Mùa thu năm Thái Hòa thứ 6 đời Lê Nhân Tôn (1428), Bồn man sang cống và xin cho nội thuộc nước ta, vua mới xuống chiếu đổi làm châu Quy Hợp.
Đại thi hào Nguyễn Du được vinh danh là Danh nhân văn hóa Thế giới (SGGPO).- Chiều 20-5, Trưởng Ban quản lý Khu di tích quốc gia Nguyễn Du (xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh), ông Hồ Bách Khoa cho biết, Ban Chấp hành UNESCO họp ở Paris vừa nhất trí thông qua Nghị quyết số 192 EX/32 trình Đại Hội đồng UNESCO biểu quyết vinh danh Đại thi hào Nguyễn Du là Danh nhân văn hóa thế giới.
Núi Chung - mạch nguồn thiêng liêng (Baonghean) - Từ quê nội làng Sen và quê ngoại Hoàng Trù nhìn qua cánh đồng, núi Chung hiện ra giữa sắc vàng của ánh nắng hè và sắc vàng của lúa chín. Màu xanh của núi đã làm dịu đi cái nắng gay gắt, cháy bỏng của đất trời xứ Nghệ. Về với Kim Liên lần này, chúng tôi quyết định dành thời gian ghé sang núi Chung, nơi thuở thiếu thời Chủ tịch Hồ Chí Minh từng chơi trò trận giả và gửi ước mơ, hoài bão theo cánh diều.
“Bác mãi là nguồn cảm hứng sáng tạo” (Baonghean) - Ngôi nhà nhỏ nép sau những bóng cây dây leo mềm mại trên đường Nguyễn Sỹ Sách( T.P Vinh) của họa sỹ-nhà điêu khắc Trần Minh Châu rất nhiều tranh và tượng. Đón tôi là một ông già đầu bạc trắng có nụ cười hiền hậu. Đôi bàn tay ông còn đang vương màu vẽ. Theo bước chân ông, tôi leo lên cầu thang hẹp tới căn phòng tầng thượng, nơi ông giới thiệu là “xưởng vẽ” của mình. Tôi thấy bức tranh đang dang dở của ông, ông tạm đặt tên là“Bác Hồ căn dặn thầy thuốc”. tôi đã thấy một niềm đam mê nghệ sỹ: Vẽ, rồi ngắm, lại vẽ… Nét cọ miệt mài.
Về thăm làng Chùa - quê ngoại của Bác Hồ (VOV) – Làng Kim Liên (Làng Sen) là quê nội của Bác Hồ nhưng làng Hoàng Trù, tức làng Chùa, quê ngoại mới là nơi Người chào đời.
"Đại thi hào Nguyễn Du và không gian văn hóa Hồng Lam" Sáng 18/5, Trường ĐH KHXH&NV (ĐH Quốc gia Hà Nội) phối hợp với Sở VHTT&DL Hà Tĩnh tổ chức Hội thảo khoa học "Đại thi hào Nguyễn Du và không gian văn hóa Hồng Lam" tại huyện Nghi Xuân. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Nguyễn Thiện, lãnh đạo trường ĐH KHXH & NV, Sở VHTT&DL, các GS, TS đầu ngành cùng đại diện dòng họ Nguyễn Tiên Điền tham dự.
Trường cấp ba Trần Phú "được mùa" học sinh giỏi Trường THPT Trần Phú (Đức Thọ) là một trong những đơn vị có truyền thống dạy tốt - học tốt, nhất là trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi để tạo nguồn đào tạo tài năng cho quê hương, đất nước...
Làng Mó - Làng Văn hóa thuần Thổ Làng Mó, xã Nghĩa Xuân ở ngay đầu huyện Quỳ Hợp. Ngôi làng bình yên nằm giữa bạt ngàn nương mía, sắn, ngô… và những rặng tre xanh rậm rì. Chẳng ai còn nhớ rõ làng có từ năm nào? Cách đây hàng trăm năm, đã có người đến đây sinh sống, rồi dần dần hình thành nên làng bản