Trang chủ Liên hệ       Thứ bẩy, Ngày 23/11/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
  -  Đất và người Xứ Nghệ
  -  Dân ca Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Truyền thống Nghệ Tĩnh > Đất và người Xứ Nghệ >
  Đò dọc sông Giăng Đò dọc sông Giăng , Người xứ Nghệ Kiev
 

 

(Baonghean) - Con sông nhỏ bắt nguồn từ dãy núi Pù Mát gần biên giới Việt - Lào, hòa vào sông Lam trên phần đất huyện Thanh Chương (Nghệ An), nổi tiếng bởi đặc sản cá mát, loài cá ăn thực vật phù du dưới lòng sông. 

Một thứ nữa khi nói về sông Giăng, là những con đò ngược xuôi trên sông. Nghề chở đò đã thành một phương cách kiếm sống. Tạm gọi đó là nghề đò dọc trên sông Giăng. Trong khi chờ đến ngày đường xe cơ giới vào đến bản, người ta vẫn phải phụ thuộc chủ yếu vào những con đò. Khoảng trên 10 năm nay, người dân bản Xiềng, bản Yên, Nam Sơn... xã Môn Sơn (Con Cuông) sắm hàng chục chiếc xuồng máy loại 13 sức ngựa, chở người và hàng hóa vào 2 bản vùng trong là Cò Phạt và Khe Búng. Từ đó, người dân đỡ vất vả hơn nhiều... 

Chúng tôi đến nơi thì đã có hàng chục chiếc thuyền máy chờ sẵn dưới bến (được tạo thành bởi con đập thủy lợi Phà Lài (bản Xiềng - Môn Sơn), trên thuyền đã đầy ắp hàng hóa. Đang vào mùa hè, thầy cô giáo và học sinh 2 bản Cò Phạt và Khe Búng về vùng ngoài đi học đã nghỉ hè, nên thưa khách. Chủ thuyền, trạc ngoài 20 tuổi môi dày, mắt sáng, dáng người thấp đậm, nước da ngăm đen, tên là Phan Văn Thắng nói: "Tui họ Phan, nhưng là người Thái. Đi thuyền đã 3 năm nay. Ở đây, thường ai cũng chỉ tự học lái chứ không qua trường lớp nào. Thỉnh thoảng, lại có cán bộ bên ngành Giao thông đường thủy vào kiểm tra...".

Rồi anh giải thích thêm, cái nghề này xuất hiện chủ yếu phục vụ nhu cầu vận tải, đi lại của bà con vùng trong. Bây giờ, tại 2 bản Đan Lai đầu nguồn con sông Giăng, đã có những hộ bán tạp hóa, thường xuyên cần phải nhập hàng về. Rồi nhu cầu đi lại. Bởi thế mà, không chỉ có những bản vùng ngoài, bây giờ, tại 2 bản Cò Phạt và Khe Búng, cũng đã có gần chục chiếc thuyền máy. Cứ cách ngày, những chủ thuyền lại đi một chuyến. Mùa này ít mưa, nước cạn, thuyền phải cần đến 2 người lái, một người ngồi đầu lái điều khiển máy, người kia chuyên việc chống thuyền, khá vất vả, bởi có những đoạn suối cạn chỉ ngập đến bắp chân, thuyền mắc cạn. Phải hàng chục lần như vậy, chiếc thuyền của chúng tôi mới vào đến bản Cò Phạt.   



                                                 Thuyền vượt cạn.

Trong một buổi chiều nắng đổ vàng trên rặng núi cuối bản, ông La Văn Yêu, CCB chống Mỹ, từng là đại biểu HĐND cấp huyện của người Đan Lai ở Môn Sơn, kể với chúng tôi: Cái ngày chưa có xuồng máy trên sông Giăng là một giai đoạn gian nan. Mọi thứ vật dụng mua từ bên ngoài đưa vào đều phải gùi trên lưng, từ chiếc kim khâu, mảnh vải, thuốc men, dầu thắp đến những thứ nặng nề như chiếc máy xát lúa. 

Người Đan Lai không có thói quen dùng ngựa thồ, cả xã cũng chỉ có vài con ngựa của bộ đội biên phòng phục vụ tuần tra biên giới. Ngày trước, công văn muốn vào đến nơi phải mất mấy ngày trời. Mỗi khi có giấy mời, cán bộ bản lại chuẩn bị cơm đùm, cơm nắm trước đó 1 hôm để cuốc bộ ra trung tâm xã, đi nhanh cũng mất một buổi sáng.  Dân bản khi cần bán gỗ, nứa hay song mây thì đốn nứa kết bè xuôi dòng chở  ra bán cho đầu nậu. Mỗi chuyến xuôi bè từ khi tinh mơ đến tối mịt mới tới nơi, mùa lũ còn ẩn chứa nhiều hiểm nguy khó lường.

Một thợ rừng sống ở thượng nguồn sông Giăng đã 30 năm, ông Lô Văn Thành, kể về quá khứ làm nghề sơn tràng. Cuối những năm 80 thế kỷ trước, ở phía Tây Bắc Nghệ An có cơn sốt đi tìm đá đỏ Quỳ Châu thì phía Tây Nam sôi động với nghề khai thác song mây. Người ta luồn vào sâu trong khu rừng nguyên sinh, đổ xô vào rừng cắt song mây về bán. Mỗi chuyến đi dài dặc cả vài tháng trời. Vất vả nhưng lại có một sức hút kỳ lạ, nhất là với những người trẻ. Để rồi có người bỏ mạng lại nơi rừng thiêng nước độc. Ngày ấy, rừng núi vẫn dồi dào, nước sông Giăng hung hãn, suốt ngày sục sôi, tung bọt trắng xóa. 

Trong một chuyến xuôi bè nứa chở song mây khi chiếc bè đi qua một thác nước, đòi hỏi người chống bè phải dẻo dai, khéo léo mới có thể đi qua. Lần ấy, lũ lớn về, đầu nguồn lại đang tiếp tục mưa, cậu thanh niên Lô Văn Thành rất tự tin, quyết định xuôi bè về bến, rồi sẽ trở về rừng trước khi trời tối. Chiếc bè lao đi trong dòng nước xiết, Chỉ phút chốc đã đến con thác, rồi bất chợt va phải một tảng đá ngầm. Ông Thành chưa kịp định thần đã bị hắt văng xuống nước. Cố mãi mới bơi vào được bờ, trong khi bè cứ phăng phăng trôi rồi mất hút. Sau chuyến ấy, ông Thành ốm đến nửa tháng, gầy xọp đi. "Từ đó, mình cũng chừa được thói coi thường sông nước" - ông Thành tâm sự - "Lần đó, công cả tháng trời chui rúc trong rừng trôi theo nước...". 

Cho đến bây giờ, khi những chiếc xuồng máy đã trở nên phổ biến trên con sông nhỏ này thì bè vẫn được người ta dùng đến để chở tre nứa, song mây. Đó là những người khai thác nhỏ lẻ, mỗi đợt chỉ vài tạ song mây, chủ yếu là bán nứa. Lần ngược dòng sông Giăng gần đây, thuyền chúng tôi vẫn bắt gặp hàng chục chiếc bè nứa như thế. Những người chèo bè dường như cũng đã quá quen thuộc với ống kính máy ảnh của nhà báo, du khách ngược dòng khám phá sông Giăng. Hầu hết đều tươi cười khi có ánh đèn lóe lên, rồi thản nhiên chống bè đi qua. "Không có gỗ đâu anh ạ. Bộ đội biên phòng chỉ cho người dân chặt nứa, song mây để sinh sống, gỗ bị cấm đã nhiều năm rồi", người chủ thuyền cho biết.

Tôi hỏi thêm: "Đi lâu năm trên con sông hẹp, lại nhiều thác vậy, anh có sợ không?". Người lá đò cười hiền lành: "Con sông giờ nước chỉ xiết vào mùa lũ. Mình cẩn thận một chút là an toàn thôi, bởi không có nhiều thuyền bè qua lại. Nhưng điều quan trọng nhất là không nên uống rượu khi tham gia giao thông. Say mà cầm lái, không đâm vào thuyền người khác cũng va vào đá".

Trong khi nhóm thợ rừng chống thuyền xuôi dòng nước, để "giảm tải" cho con thuyền, chúng tôi phải cuốc bộ ra bản Cò Phạt. Vừa may, buổi chiều hôm đó có chiếc xuồng vào bản, được cầm lái bởi một người dày dạn kinh nghiệm nên vận hành trơn tru.

Nghe nhiều chuyện kể trên sông, chúng tôi càng thấm thía câu nói: "Hãy nói không với bia rượu khi tham gia giao thông!".

 

Hữu Vi 


  Các Tin khác
  + Vượt lũy tre làng, nữ giám đốc HTX ở Hà Tĩnh đưa nước mắm biển Thiên Cầm xuất ngoại (12/11/2024)
  + Một cây cổ thụ là cây trôi đã sống 800 tuổi ở Hà Tĩnh được công nhận cây Di sản Việt Nam (26/09/2024)
  + Đến Hà Tĩnh, ngắm bình minh trên biển Hoành Sơn (17/09/2024)
  + Bản sắc SLNA - sự khác biệt tuyệt vời ở V.League 2024/2025 (31/08/2024)
  + Làng Đỏ - nơi”căm thù như biển lửa, đã đứng lên”… (31/08/2024)
  + Đại gia Trần Quang Luận và hệ sinh thái Thanh Thành Đạt nổi danh xứ Nghệ (15/08/2024)
  + Khát vọng Thanh Chương (11/08/2024)
  + Hà Tĩnh gặp mặt chúc mừng học sinh đoạt HCB Olympic Toán học quốc tế (02/08/2024)
  + Cầu Nhe - nơi ghi dấu tinh thần quả cảm của 53 liệt sỹ (23/07/2024)
  + Vô xứ Nghệ thăm quê Bác (13/07/2024)
  + Về lại Nậm Nơn (02/07/2024)
  + 48 giờ ở Nghệ An (17/06/2024)
  + Bến Thủy - cây cầu thế kỷ của xứ Nghệ (09/06/2024)
  + Đôi vợ chồng "thổi hồn" vào dân ca ví, giặm (06/06/2024)
  + 9 điểm du lịch hấp dẫn không thể bỏ qua khi đến miền Tây xứ Nghệ (26/05/2024)
  + Trần Đình Sơn - "cánh chim đầu đàn” của điền kinh Hà Tĩnh (25/05/2024)
  + Nghệ An: Cả làng kiếm bộn tiền từ con đặc sản "cưỡi máy bay xuất ngoại” (20/05/2024)
  + Chiêm ngưỡng hàng cây xà cừ cổ thụ trên quê hương Bác (20/05/2024)
  + Đổi thay trên quê hương Bác (20/05/2024)
  + Sáng tháng Năm về thăm quê Bác (16/05/2024)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 1
Total: 65119415

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July