Trang chủ Liên hệ       Thứ bẩy, Ngày 23/11/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
  -  Đất và người Xứ Nghệ
  -  Dân ca Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Truyền thống Nghệ Tĩnh > Đất và người Xứ Nghệ >
  Xuân trên quê hương Mai Hắc Đế Xuân trên quê hương Mai Hắc Đế , Người xứ Nghệ Kiev
 

 

Tháng Giêng trở về trong nỗi chờ mong của người dân Mai Phụ (Lộc Hà) như một điểm hẹn tâm linh. Muôn nhịp đập trái tim hướng về ngôi đền nhỏ nép mình lặng lẽ bên dòng cửa Sót thuộc làng Mai Lâm để tưởng nhớ đến ngày kỵ của Mai Hắc đế - vị anh hùng dân tộc đã có công đánh đuổi quân xâm lược nhà Đường...

Xuân trên quê hương Mai Hắc Đế
Đền thờ Vua Mai ở xã Mai Phụ- Lộc Hà

Dòng chảy lịch sử mải miết trôi qua 1.300 năm kể từ ngày cuộc khởi nghĩa Hoan Châu do Mai Thúc Loan khởi xướng thành công, cởi bỏ ách đô hộ lầm than cho những người dân nô lệ. Dẫu không có chuỗi hoạt động nổi bật kỷ niệm 1.300 năm khởi nghĩa và 1.290 năm ngày mất của ông như ở Nam Đàn (Nghệ An) - nơi ông lớn lên và ghi dấu sự nghiệp của mình, nhưng trên quê hương Mai Phụ - nơi hoài thai người anh hùng áo vải, hoạt động kỷ niệm ngày mất của ông vẫn được chính quyền, nhân dân tổ chức trang nghiêm. Anh Võ Văn Hiếu - Trưởng ban Văn hóa xã Mai Phụ cho biết: “Kể từ khi khánh thành đền thờ và đón nhận bằng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh đền vua Mai năm 2011, đây là năm đầu tiên xã tổ chức lễ tế một cách bài bản, có đầy đủ các ban lễ nghi, chủ tế, bồi tế... Với nguồn kinh phí ít ỏi chỉ đủ để biện mâm hoa quả và cỗ chay đơn sơ đạm bạc, nhưng trong tâm khảm của mỗi dân nghèo nơi đây vẫn luôn đầy ắp lòng thành kính”.

Tương truyền, Mai Hắc đế đã được hoài thai trên mảnh đất Mai Lâm - ngôi làng cổ xưa nhất của đất Hoan Châu đã tồn tại cách đây khoảng 13 thế kỷ. Vì mang thai không có chồng nên mẹ ông đã phải lưu lạc lên vùng đất Ngọc Trừng - huyện Nam Đường (nay thuộc xã Nam Thái - huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An). Mồ côi từ tấm bé, Mai Thúc Loan đã được một người trong làng mang về nuôi dạy và gả con gái là Tô Ngọc làm vợ. Ngoài nổi tiếng là khỏe mạnh và thông minh, ông còn là đô vật có tiếng của vùng Sa Nam thời bấy giờ (Nam Đàn ngày nay).

Thế kỷ thứ XIII, nước ta bị nhà Đường cai trị, người dân ở các châu, hoan lầm than dưới sự bóc lột bằng chế độ thuế và chế độ cống nộp sản vật. Cũng là một nông dân lao động, cũng từng nếm trải nỗi tủi nhục, cơ cực trong những lần làm phu cống vải nên ông rất thấu hiểu nỗi thống khổ của nhân dân. Ý chí đánh đuổi quân xâm lược nhà Đường cũng đã được nhen nhóm từ đấy. Mùa hạ năm Quý Sửu (713), cuộc khởi nghĩa Hoan Châu chính thức bùng nổ trên đường Mai Thúc Loan cùng đoàn phu đi cống vải tại dốc Trương Bàng - một địa danh nằm ở phía Bắc huyện Nam Đàn. Trước khí thế vùng lên của dân phu, quân áp tải nhà Đường đã bị thương vong và tháo chạy thục mạng. Trong thế chủ động và bầu máu nóng của lòng yêu nước, thương dân, Mai Thúc Loan đã chỉ huy nghĩa quân xông lên đánh trả đoàn quân tiếp viện và thừa thắng đánh chiếm cả trụ sở Hoan Châu ở Sa Nam rồi lần lượt giải phóng luôn cả Châu Diễn, Châu Ái rộng lớn. Sau sự kiện này, ông được nhân dân suy tôn làm hoàng đế - Mai Hắc đế (vua đen họ Mai).

Sau khi lên ngôi, ngoài lo việc triều chính, ông đã cho xây dựng căn cứ địa tại Sa Nam và chọn Vệ Sơn làm nơi đóng đại bản doanh. Khi đã có binh hùng tướng mạnh lại được sự liên kết của Lâm Ấp và Chân Lạp cùng sự ủng hộ của người dân vùng Đường Lâm - Ba Vì - Hà Tây, Bình Hà - Hải Dương... ông đã kéo quân ra đánh chiếm phủ Tống Bình (Hà Nội) giải phóng đất nước ra khỏi ách đô hộ của nhà Đường. Thất bại thảm hại, nhưng vua Đường vẫn ôm mộng thôn tính đất Vạn An nên 10 năm sau (722), 30 vạn quân xâm lược nhà Đường đã trở lại xâm lược nước ta. Quân vua Mai thất thủ đành phải rút chạy vào rừng, vua Mai cũng mất trong những ngày khói lửa, binh đao ấy.

Hơn ngàn năm đã trôi qua, khởi nghĩa Hoan Châu cùng với khí phách kiên cường, quật khởi của Mai Thúc Loan đã viết nên trang sử nối tiếp truyền thống hào hùng trong lịch sử chống giặc ngoại xâm giành độc lập của nước ta trong thời kỳ Bắc thuộc. Truyền thống ấy cũng đã trở thành sức mạnh to lớn được các thế hệ người dân Mai Phụ phát huy trong công cuộc đấu tranh, bảo vệ và xây dựng quê hương. Tiếp bước tiền nhân, trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, lớp lớp người dân Mai Phụ đã hăm hở lên đường quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh. Trong số đó, đã có 107 người mãi mãi không trở về, hàng trăm người đã để lại một phần xương máu của mình trên các chiến trường ác liệt.

Trong thời kỳ mới, với quyết tâm vươn lên thoát khỏi đói nghèo, với sự cần cù sáng tạo trong lao động sản xuất, những người con trên quê hương Mai Phụ đã vượt qua mọi khó khăn, chinh phục thiên nhiên xây dựng đời sống ấm no. Đặc biệt, ở làng biển Mai Lâm – địa danh gắn với dòng họ Mai, nơi lưu giữ những kỷ niệm thời con gái của mẹ vua Mai cũng đã vươn lên bằng những bước tiến vững chắc từ nội lực. Đời sống của bà con đã bước sang trang mới. Tình làng nghĩa xóm, khối đoàn kết lương giáo ngày càng được thắt chặt đã tạo nên ngọn lửa ấm tình nghĩa trong cộng đồng, trở thành sức mạnh để các chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước đi vào cuộc sống và phát huy hiệu quả.

Xuân trên quê hương Mai Hắc Đế

Một mùa xuân mới đã trở về trên quê hương vua Mai với biết bao niềm tin và hy vọng. Nhưng trong sâu thẳm tâm hồn của người dân vẫn bâng khuâng một nỗi niềm. Ông Cao Đình Thường – Trưởng ban nghi lễ đền vua Mai, trăn trở: “Công đức, vai trò của Mai Thúc Loan đối với sự nghiệp giải phóng, bảo vệ độc lập dân tộc đã rõ. Phải chi ngôi đền trên quê gốc của vua Mai cũng nhận được sự quan tâm đúng mức của các cấp, ngành liên quan trong công tác quy hoạch, mở rộng khuôn viên, mua sắm thêm một số đồ tế lễ, quảng bá di tích. Bởi đây không chỉ là địa chỉ văn hóa tâm linh mà còn thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, tưởng nhớ vị anh hùng của dân tộc; là địa chỉ đỏ góp phần giáo dục truyền thống cho thế hệ mai sau về niềm tự tôn dân tộc, lòng tự hào về quê hương và tôn vinh những người có công với đất nước”.

Như sự hò hẹn của đất trời, sau những ngày tết ấm áp, trong ngày giỗ vua Mai tiết trời nơi vùng biển cửa bỗng dưng đổi khác khi những làn mưa xuân lất phất mang theo cái lạnh đột ngột trở về. Theo quan niệm của người dân nơi đây, đó là một điềm lành. Và dưới sự phù trì bảo hộ của anh linh vua Mai, chắc rằng năm mới hứa hẹn thêm nhiều thắng lợi mới trên quê hương.

THÚY NGỌC

theo hà tĩnhonline


  Các Tin khác
  + Vượt lũy tre làng, nữ giám đốc HTX ở Hà Tĩnh đưa nước mắm biển Thiên Cầm xuất ngoại (12/11/2024)
  + Một cây cổ thụ là cây trôi đã sống 800 tuổi ở Hà Tĩnh được công nhận cây Di sản Việt Nam (26/09/2024)
  + Đến Hà Tĩnh, ngắm bình minh trên biển Hoành Sơn (17/09/2024)
  + Bản sắc SLNA - sự khác biệt tuyệt vời ở V.League 2024/2025 (31/08/2024)
  + Làng Đỏ - nơi”căm thù như biển lửa, đã đứng lên”… (31/08/2024)
  + Đại gia Trần Quang Luận và hệ sinh thái Thanh Thành Đạt nổi danh xứ Nghệ (15/08/2024)
  + Khát vọng Thanh Chương (11/08/2024)
  + Hà Tĩnh gặp mặt chúc mừng học sinh đoạt HCB Olympic Toán học quốc tế (02/08/2024)
  + Cầu Nhe - nơi ghi dấu tinh thần quả cảm của 53 liệt sỹ (23/07/2024)
  + Vô xứ Nghệ thăm quê Bác (13/07/2024)
  + Về lại Nậm Nơn (02/07/2024)
  + 48 giờ ở Nghệ An (17/06/2024)
  + Bến Thủy - cây cầu thế kỷ của xứ Nghệ (09/06/2024)
  + Đôi vợ chồng "thổi hồn" vào dân ca ví, giặm (06/06/2024)
  + 9 điểm du lịch hấp dẫn không thể bỏ qua khi đến miền Tây xứ Nghệ (26/05/2024)
  + Trần Đình Sơn - "cánh chim đầu đàn” của điền kinh Hà Tĩnh (25/05/2024)
  + Nghệ An: Cả làng kiếm bộn tiền từ con đặc sản "cưỡi máy bay xuất ngoại” (20/05/2024)
  + Chiêm ngưỡng hàng cây xà cừ cổ thụ trên quê hương Bác (20/05/2024)
  + Đổi thay trên quê hương Bác (20/05/2024)
  + Sáng tháng Năm về thăm quê Bác (16/05/2024)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 2
Total: 65113563

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July