Ngọt ngào ví dặm (Baonghean) - Ngày cuối tuần, chìm mình trong một đêm rất sâu của loáng thoáng chút gió mùa hiếm hoi thành phố biển nơi phương Nam vốn đầy nắng, rồi chợt miên man trải lòng mình trong những giai điệu da diết của câu ví dặm "Giận thì giận mà thương thì thương", chợt thấy mình trở nên yếu đuối đến lạ thường. Ừ, thì có sao đâu khi biết, có một cõi rất sâu, rất riêng từ tâm thức vỡ òa hai tiếng "quê hương". Câu ví dặm đưa mình về lại những ngày xưa, trong thoang thoảng mùi rạ mới, trong mênh mông sợi khói chiều hôm lan tỏa ấm áp trên mỗi mái nhà. Có lẽ, những khát khao thầm kín nhất nhưng cũng mãnh liệt nhất của con người là được thanh thản, bình yên trong những phút giây như thế này để lắng nghe, không chỉ bằng đôi tai mà bằng cả trái tim mình những âm vọng được lọc qua bề dày của thời gian, tỏa đến thẳm sâu tâm hồn mình.
Phong thái bi trí dũng nơi bậc túc nho La Sơn Phu Tử Xứ Nghệ là đất học, là cái nôi nuôi dưỡng văn học. Xứ Nghệ còn là nơi hun đúc những nhà tư tưởng bậc thầy thời chữ Nho như La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp, Nam Sơn phu tử Nguyễn Đức Đạt,... và trong thời đại ngày nay nhà Đông phương học nổi tiếng Cao Xuân Huy, đặc biệt là nhà văn hóa lớn Hồ Chí Minh.
Người ra đi, nghĩa tình ở lại Thế là Tiên sinh đã ra đi! Nhận được điện thoại của người em:”Cậu Nguyễn Thúc Chuyên đã mất hồi sáng nay (7/11/2012) anh ạ”,Tôi thẩn thờ, thảng thốt không nói nên lời. Dù không là ruột thịt,dù Tiên sinh hơn tôi mười bảy tuổi nhưng từ lâu chúng tôi đã gắn bó với nhau như những kẻ tri âm ,tri kỷ.
Kỷ niệm về bác Nguyễn Thúc Chuyên Tôi được tiếp kiến bác Nguyễn Thúc Chuyên từ những năm cuối của thế kỷ XX khi bác đến đọc sách tại Thư viện tỉnh Nghệ An. Tôi kính mến và rất nể phục bác ở chỗ, bác luôn tỏ là người rất khiêm tốn, dung dị, hòa nhã, cầu thị.
Hành khúc người chiến sỹ quê hương Bác Hồ (Baonghean.vn) - Trong những ngày này, LLVT Nghệ An đang ra sức thi đua lập thành tích cao nhất chào mừng Đại hội Thi đua quyết thắng giai đoạn 2009-2012 và chào mừng 40 năm ngày chiến thắng lịch sử “Điện Biên Phủ trên không”. Từ không khí đó, tiếng hát người lính từ khắp mọi miền quê xứ Nghệ đã hội tụ về thành Vinh trong chương trình Liên hoan nghệ thuật quần chúng LLVT tỉnh với chủ đề “Hành khúc người chiến sỹ quê hương Bác Hồ”.
Thác thuộc địa bàn huyện Quế Phong, cách thành phố Vinh khoảng 170km về phía tây bắc. Thác Xao Va cao, rộng, mỗi chiều chừng 30 đến 35m, nước từ trên cao mạnh mẽ dội xuống vách đá hai bên và chân thác tung bọt trắng xoá phả vào quý khách một cảm giác mát mẻ, tươi mới lạ thường.
Người trong cõi nhớ.. Lần đầu tiên tôi đến thăm Khu lưu niệm cụ Nguyễn Du là vào một mùa thu đầy gió. Hôm ấy vườn Nguyễn vắng hoe, sân gạch vương đầy lá muỗm, mái ngói đượm u hoài và tôi như đứa học trò đi tìm những điều rộng mở sau trang sách… Từ độ ấy tôi gọi cụ là người trong cõi nhớ…
Khai trương Sàn giao dịch thương mại điện tử tỉnh Nghệ An (Baonghean.vn) - Sáng nay 19/11, tại TP.Vinh, Sở Công thương tổ chức Lễ khai trương Sàn giao dịch thương mại điện tử tỉnh Nghệ An. Đồng chí Thái Văn Hằng - Uỷ viên BTV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh tới dự, cùng đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành cấp tỉnh và các doanh nghiệp trên địa bàn.
2 nữ giáo viên Nghệ An được Bộ GDĐT biểu dương (Baonghean.vn) -Vừa qua, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Giáo dục Đào tạo tổ chức Hội nghị “Gặp mặt, biểu dương nữ nhà giáo tiêu biểu đang công tác tại vùng biên giới, hải đảo, vùng cao, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn” nhân kỷ niệm 30 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam ( 20/11/1982-20/11/2012).
(Dân trí)- Nhân dịp kỷ niệm 247 năm ngày sinh Đại thi hào dân tộc Nguyễn Du, Bộ VHTT-DL sẽ trao cho Khu lưu niệm Đại thi hào Nguyễn Du Bằng di tích quốc gia đặc biệt. Nhân dịp này, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam cũng sẽ trao bằng xác lập 5 kỷ lục của Truyện Kiều.
Xứng tầm Di tích Quốc gia đặc biệt (Baonghean) - Kim Liên - Nam Đàn, quê hương Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trở thành quê chung không chỉ của mọi người con đất Việt, mà còn là điểm đến ân tình của bạn bè Quốc tế. Trong đời mỗi người dân, ai cũng mong muốn được một lần về với "Hoàng Trù quê mẹ và Làng Sen quê cha", để hiểu hơn về cuộc đời, về nhân cách Bác Hồ. Ngày 10/5/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 548/QĐ- TTg công nhận Khu di tích Kim Liên là Di tích Quốc gia đặc biệt. Những ngày này, cùng với chuẩn bị kỷ niệm 100 năm ngày sinh đồng chí Nguyễn Tiềm - Bí thư Tỉnh ủy đầu tiên của Nghệ An, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Nam Đàn đang chuẩn bị lễ đón nhận danh hiệu cao quý mà Đảng và Nhà nước trao tặng cho Khu di tích Kim Liên.
Bí thư Tỉnh uỷ Nguyễn Tiềm - Người cán bộ xuất sắc của Xô Viết Nghệ-Tĩnh (Baonghean) - Đồng chí Nguyễn Tiềm sinh ngày 10/11/1912 tại xóm Hạ, làng Dương Liễu, tổng Nam Kim, nay là xã Nam Trung, huyện Nam Đàn. Cha là ông Nguyễn Danh Chính, một nhà nho hiếu học, yêu nước, lúc còn trẻ đã nhiều lần đi thi ở trường Nghệ nhưng không đỗ đạt, ở nhà làm ruộng và nuôi dạy con cái. Mẹ là bà Võ Thị Tiếu, một người phụ nữ hiền thục, sớm hôm chăm lo vườn ruộng và canh cửi.
Tổng biên tập Nguyễn Hường: Một thời và mãi mãi... (Baonghean) - Đã hơn nửa thế kỷ trôi qua, Báo Nghệ An đã có những bước tiến dài trong việc cải tiến nội dung, hình thức, nâng cao chất lượng và chỉ số phát hành, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong từng giai đoạn lịch sử. Công lao ấy thuộc về tất cả mọi người đã và đang công tác tại báo, mà trước hết phải kể đến vai trò của nhà báo Nguyễn Hường- Tổng biên tập đầu tiên...
Đặng Thúc Hứa - Người con trung kiên của đất Thanh Chương - Đài Lân ĐẶNG THÚC HỨA người làng Lương Điền, xã Thanh Xuân, huyện Thanh Chương, Nghệ An, là chú ruột của nhà văn hóa nổi tiếng Đặng Thai Mai. Những cống hiến của ông ở hải ngoại cho sự nghiệp cách mạng của đất nước được biết đến từ năm 1908, khi ông xuất dương sang Trung Quốc gặp Phan Bội Châu. Và đặc biệt là giai đoạn từ tháng 06 năm 1909, khi ông cùng Phan Bội Châu về Xiêm cho đến năm 1931, khi ông mất tại Uđon (Xiêm). Những hoạt động cách mạng của Đặng Thúc Hứa trong hơn 20 năm ở Xiêm đã có ý nghĩa tích cực, to lớn chẳng những đối với việc thúc đẩy phong trào yêu nước của Việt kiều mà còn tạo cơ sở tiền đề cho sự ra đời của nhóm thanh niên cộng sản đầu tiên (ở Xiêm) là Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội, tiền thân của Đảng Cộng sản Xiêm (20/04/1930).
(Dân trí) - Tối ngày 27/10, tại Nhà văn hóa lao động tỉnh Nghệ An đã diễn ra Chương trình giao lưu nghệ thuật “Truông Bồn, Huyền thoại và Tri ân”. Chương trình tái hiện một thời đạn lửa trên con đường 15A mà điểm nhấn là Truông Bồn.
Truông Bồn, sáng mãi chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam QĐND - Kỷ niệm 44 năm ngày 13 nam, nữ TNXP hy sinh anh dũng tại Truông Bồn (31-10-1968), UBND tỉnh Nghệ An, Báo Tiền Phong, Bảo hiểm Tiền gửi Việt Nam, Ban Thời sự Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp tổ chức chương trình giao lưu nghệ thuật “Truông Bồn, huyền thoại và tri ân”.
Sáng nay 27/10/2012, UBND tỉnh Nghệ An, Bộ GTVT, T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp tổ chức Lễ khởi công xây dựng Đền thờ, Nhà trưng bày, Đài tưởng niệm Khu Di tích lịch sử Truông Bồn và khởi công Dự án Nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 15A đoạn Km 301+500 đến Km 333+200 tại xã Mỹ Sơn, huyện Đô Lương.
Bản tráng ca bất hủ giữa đại ngàn Đường Trường Sơn 22A bắt nguồn từ Ngã ba Thình Thình tới Đèo Ngang, một trong những tuyến lửa khốc liệt nhất, vĩ đại nhất thời kỳ chiến tranh chống Mỹ. Gắn với lịch sử oai hùng của con đường là sân bay Li Bi huyền thoại cùng tấu lên bản tráng ca bất hủ giữa trùng trùng, điệp điệp Trường Sơn và sông, núi muôn đời!..
Giai thoại về Nguyễn Văn Giai Nguyễn Văn Giai người làng Phù Lưu, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Ông từng đỗ đại khoa và giữ nhiều chức vụ quan trọng của triều đình nước ta dưới thời Lê - Trịnh. Trong hơn 40 năm làm quan ông nổi tiếng là người liêm chính, luôn giữ nguyên kỉ cương phép nước, khiến vua chúa và cả triều đình đều kính nể.