Làng bát cảnh Trường Lưu – Hà Tĩnh
( Bài viết của Trần Huy Tảo đăng trên báo Văn Nghệ - Chuyên đề"Các làng quê Việt Nam nổi tiếng")
Hoa tiên truyện , Nguyễn Huy Hổ (tác giả Mai Đình mộng ký), Nguyễn Huy Quê hương các nhà thõ Nguyễn Huy Oánh, Nguyễn Huy Tự (tác giả Hào, Nguyễn Huy Vinh... những tác giả lớn của Văn phái Hồng Sơn.
Làng bát cảnh với thư viện, xưởng in sách và chế độ học điền có cách nay năm thế kỷ.
Từ ngã ba Đồng Lộc anh hùng, theo tỉnh lộ số 12 đi về hướng đông bắc 9 km là đến địa phận làng Trường Lưu - một làng cổ danh tiếng ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.
Cý dân làng Trường Lưu thời Lý - Trần là dân các thôn thỏ Kẻ Tràng, Kẻ Bỉm, Kẻ Đò sống ven sông Phúc Giang dưới chân núi Trà Sơn. Nửa cuối thế kỷ XV, vào thời vua Lê Thánh Tông mới di dân về định cư ở các ngọn đồi Phượng Lĩnh, Bình Cương cạnh sườn phía tây núi Nhục Sạc (núi Cài) lập ra làng mới là Trường Lưu.
Làng Trường Lưu có lịch sử hơn 5 thế kỷ, song nổi tiếng khắp nước là từ khi thám hoa Nguyễn Huy Oánh (1713- 1789) về hưu dày công xây đựng thành một làng có tám cảnh đẹp.
Nếu nói rằng văn hoá làng là một đặc thù riêng của nền văn hoá Việt Nam xuất hiện vào cuối thế kỷ XVIII, thì công đầu thuộc về nhà văn hoá kiệt xuất Nguyễn Huy Oánh, mà làng Trường Lưu là một minh chứng hùng hồn cho nhận định đó.
Năm 1779, khi Nguyễn Huy Oánh đang giữ chức Thượng thư bộ Công, ông đã chán ghét triều đình Lê - Trịnh, nên lấy cớ cao tuổi, sức yếu để xin về hưu ở quê nhà là làng Trường Lưu tổng Lai Thạch phủ Đức Quang, tỉnh Nghệ An (nay là xã Trường Lộc, huyện Can Lộc tỉnh Hà Tĩnh). Khác với các bậc khoa hoạn thường tình khi về hưu chỉ lo hưởng chữ nhàn, vui thú ơn vua lộc nước ban thưởng, Nguyễn Huy Oánh về hưu lúc tuổi đã xế chiều song ông vẫn miệt mài cống hiến công sức, trí tuệ, tiền của để xây dựng quê hương thành một làng văn hoá vào loại tiếng tăm bậc nhất ở xứ Nghệ cuối thế kỷ XVIII.
Nguyễn Huy Oánh không chỉ là bậc đại khoa, một ông quan nhất phẩm triều đình, ông còn là một nhà giáo mẫu mực từng giữ chức "Tế tửu quốc tử giám", người đã từng dạy dỗ chúa Trịnh Sâm và vua Lê Dục Tông thuở thiếu thời. Ông cũng là bậc hiền triết thông tuệ cả nho, y, lý, số và là nhà khoa học, nhà trước tác hơn 40 đầu sách có giá trị trong kho tàng Hán Nôm của quốc gia. Vì vậy khi về hưu ở quê nhà ông đã dồn tâm huyết vận động trong họ, ngoài làng xây dựng quê hương giàu đẹp trở thành một làng văn hoá, làng "bát cảnh" tiếng thơm khắp xứ Nghệ. Ông đã mở trường học lấy tên là Thạc Đình học hiệu thu hút hàng trăm sĩ tử trong Nam, ngoài Bắc về Trường Lưu học hành. Học trò ông đã có 30 người đậu Tiến sĩ và hàng trăm người đậu tú tài, cử nhân. Nhiều ông nghè xuất thân từ Thạc Đình học hiệu như Phạm Nguyễn Du, Phạm Quý Thích đã để lại tiếng thơm trong sử sách nước nhà. Bên cạnh Thạc Đình học hiệu Nguyễn Huy Oánh lập ra Phúc Giang thư viện chứa hàng ngàn pho sách Hán, Nôm - có giá trị của nền văn hiến Việt Nam và Trung Hoa xưa. Đặc biệt ở Phúc Giang thư viện Nguyễn Huy Oánh tổ chức xưởng in sách Hán Nôm. Xưởng này đã in ấn hàng chục vạn trang sách Hán Nôm có giá trị. Ngày nay con cháu họ Nguyễn Huy ở làng Trường Lưu còn giữ được hơn 200 bản khắc gỗ của Nguyễn Huy Oánh dùng in sách cuối thế kỷ XVIII. Vì vậy Phúc Giang thư viện là một công trình tàng trữ sách vào loại sớm và lớn bậc nhất ở nước ta, và đầu tiên có ở xứ Nghệ.
Nguyễn Huy Oánh còn bỏ tiền ra tậu gần 20 mẫu ruộng loại tốt lập ra học điền để khuyến khích con em trong họ ngoài làng có điều kiện học hành theo đòi khoa cử, và vì thế cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX, họ Nguyễn Huy ở Trường Lưu ngoài ba anh em cha con Nguyễn Huy Oánh, Nguyễn Huy Quýnh, Nguyễn Huy Tự có học vị Tiến sĩ còn có hơn 30 người đậu cử nhân, tú tài và hàng trãm sinh đồ khác. Làng Trường Lưu từ đây được hãnh diện mang tên là làng khoa bảng, làng quan vì có nhiều người đậu đạt và ra làm quan.
Nguyễn Huy Oánh còn vận động dân làng góp công sức đào giếng Thạc khơi dòng nước mạch thơm, mát, lập ra vườn hoa bên sườn núi Phượng Sơn rộng hơn 2 hecta đào hồ rộng 1 hecta thả sen, làm cho Trường Lưu quanh năm có hoa nở. Ông còn cắt đất vua ban khi về hưu lập ra chợ Quan giúp dân làng và các làng trong tổng Lai Thạch, Nga Khê có nơi giao lưu buôn bán...
Từ đó làng Trường Lưu trở thành một làng bát cảnh đầy thơ mộng: "Quan thị triêu hà, Phượng Sơn tịch chiếu, Cổ miếu âm dung, Liên trì nguyệt sắc, Thạc tỉnh hương truyền, Nguyễn trang hoa mỹ, Hân thiên tự chung, Nghĩa thương mộc đạc".
Tám cảnh đẹp ấy, xưa nay người làng Trường Lưu thường đọc nôm na thành vần điệu là:
Ráng bạc chợ Quan lúc tảng sáng
Nắng viền núi Phượng lúc hoàng hôn
Chùa hân buổi sớm hồi chuông gọi
Kho nghĩa chiều hôm tiếng mõ dồn
Rậm rạp bóng cây che miếu cổ
Lung lay bóng nguyệt chiếu hồ sen
Nguyễn trang hoa đẹp nhin ưa mắt
Giếng Thạc dòng thơm uống tỉnh hồn
Qua "bát cảnh" chúng ta thấy hiện lên một làng quê mộc mạc, trù phú, êm ả, ẩn chứa bao nét đẹp thiên nhiên và toả hương thơm của văn hoá làng. Làng có trường học, có thư viện, có chùa có miếu cổ cây cao bóng cả, có vườn hoa, hồ sen bốn mùa ngát hương thơm, có giếng khơi trong mát đủ nước sạch cho dân làng. Đặc biệt làng có kho nghĩa thương do dân chắt chiu, dành dụm góp thóc lại đế xoá đói, giảm nghèo, tương trợ lẫn nhau lúc giêng hai giáp hạt, khi mùa màng thất bát... Chính vì ý nghĩa văn hoá sâu đậm của một làng bát cảnh do công đầu thuộc về Nguyễn Huy Oánh, năm 1783 triều vua Cảnh Hýng nhà Hậu Lê đã sắc phong cho ông tước thần là "Uyên phổ hoằng dụ đại vương". Trong lịch sử ngàn năm của chế độ phong kiến Việt Nam đã mấy ai khi còn sống mà được nhà vua ban tặng tước "đại vương" như Nguyễn Huy Oánh ở Trường Lưu. Ông sở dĩ được nhà vua ban thưởng hậu đãi như vậy vì đã có công "lấy văn trồng người mở kế trăm năm" ở làng "bát cảnh" Trường Lưu.
Làng Trường Lưu xưa nay còn được coi là cái nôi số 1 của hát ví phường vải nghệ Tĩnh. Với nhiều sự tích đầy tính nhân văn mà nổi bật nhất là những sự tích, mối tình sâu lắng của đại thi hào Nguyễn Du với hai cô gái hát ví phường vải đẹp người, đẹp nết, đẹp giọng có tài bắt bẻ, ứng xử rất văn hoá là o Uy và ả Sạ. Nguyễn Du đã bày tỏ nỗi nhớ nhung, luyến tiếc và mối tình đằm thắm với các cô gái Trường Lưu ấy bằng các áng văn sâu đậm tình người Văn tế sống Trường Lưu nhi nữ - và trong Thác lời trai phường nón Tiên Điền (Nghi Xuân), Gửi gái phường vải Trường Lưu (Can Lộc).
Bao thế hệ người Trường Lưu đã kế không chán câu chuyện Nguyễn Du từ bên đông núi Hồng Lĩnh vượt truông Cộng Khánh và bến Đò Cài để "xăm xăm đè nẻo Lam Kiều lần sang" Trường Lưu hát ví với các o phường vải thâu đêm suốt sáng... Và người Trường Lưu, người Tiên Điền cũng như mọi thế hệ người Việt Nam ai cũng bâng khuâng, suy tư khi đọc lên những câu thơ bất hủ xưa kia Nguyễn Du đã từng viết:
Hồng Sơn cao ngất mấy tầng
Đò Cài mấy trượng là lòng bấy nhiêu!
Câu thơ thật là da diết, đằm thắm, đầy tình nghĩa, nặng lòng với quê hương, sông núi...
Làng Trường Lưu với dòng họ Nguyễn Huy xưa nay rất nổi tiếng có nhiều thi sĩ. Thật vậy hiếm có một dòng họ ở trong một làng có đến hơn mười người là anh em, cha con, chú bác, ông cháu đều là thi sĩ như Nguyễn Huy Oánh, Nguyễn Huy Quýnh, Nguyễn Huy Tự, Nguyễn Huy Hào, Nguyễn Huy Vinh, Nguyễn Huy Phó, Nguyễn Huy Hổ v.v... Đặc biệt hai cha con Nguyễn Huy Tự và Nguyễn Huy Hổ với hai tác phẩm có giá trị là Hoa tiên truyện và Mai Đình mộng ký. Với hai tác phẩm ấy Nguyễn Huy Tự và Nguyễn Huy Hổ đã có vinh dự lớn được Nhà nước tặng danh hiệu cao quý là Danh nhân văn hoá lịch sử cấp quốc gia nãm 1991 và 2001.
Hoa Tiên truyện của Nguyễn Huy Tự được các nhà nghiên cứu văn học đánh giá là "một áng thơ Nôm mở đầu cho dòng thơ nôm lục bát của văn học Việt Nam thế kỷ XVIII, góp phần tích cực tạo cho Nguyễn Du viết nên Truyện Kiều, một kiệt tác của thơ ca Việt Nam. Và tiếp đến con trai Nguyễn Huy Tự là nhà thơ Nguyễn Huy Hổ lại chịu ảnh hưởng của Truyện Kiều của ông chú mẹ mình để sáng tác nên Mai Đình mộng ký một áng thơ Nôm độc đáo đầu thế kỷ XIX.
Hoa tiên, Truyện Kiều, Mai Đình mộng ký là ba tác phẩm văn học tiêu biểu của Văn phái Hồng Sơn ở xứ Nghệ. Đây là một văn phái nổi trội vào loại bậc nhất trong lịch sử văn học Việt Nam. Vì vậy giữa họ Nguyễn Huy Trường Lưu và họ Nguyễn ở Tiên Điền ngoài tình nghĩa thông gia còn sâu đậm tình vãn chương học thuật. Hai làng văn hiến ở hai sườn đông và tây núi Hồng Lĩnh ấy đã tạo nên một Hồng Sơn văn phái mà nhãn quan sắc sảo của Giáo sư Hoàng Xuân Hãn đã phát hiện từ trước 1945.
Phát huy truyền thống văn hoá vẻ vang của làng bát cảnh, ngày nay làng Trường Lưu đang đổi mới, khởi sắc nhiều mặt. Làng được công nhận là làng đạt danh hiệu làng văn hoá vào loại sớm nhất tỉnh Hà Tĩnh... Trường Lưu cũng là làng đầu tiên ở nước ta lập ra ruộng học điền dưới chế độ xã hội chủ nghĩa. Sau 1975 để khuyến khích con em học hành, hợp tác xã nông nghiệp Trường Lưu có nghị quyết hễ con em bất cứ gia đình nào trong làng thi đậu đại học thì hợp tác xã cấp cho một sào ruộng loại tốt để gia đình cày cấy lấy lương thực cho con cháu học hành nên người.
Chế độ học điền ấy gần 30 năm nay vẫn được người Trường Lưu duy trì và phát huy tác dụng.
Trường Lưu đang đâm chồi, nẩy lộc trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá quê hương đất nước.
|