Đã trở thành một phong tục đẹp, dịp Tết Quý Tỵ, nhiều đoàn khách trong và ngoài nước đã về thăm, dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu Di tích Kim Liên (Nam Đàn) - một trong bốn khu di tích quan trọng bậc nhất về Chủ tịch Hồ Chí Minh trên toàn quốc.
Ngắm vẻ đẹp mùa xuân thanh bình bên bờ sông Lam Bộ ảnh được độc giả Trần Đăng Lưu thực hiện tại đoạn sông Lam chảy qua địa phận các xã Đồng Văn, Thanh An, Thanh Chi (Thanh Chương, Nghệ An).
Trung Lương tế Đức tổ Thánh thợ rèn Cứ ngày 7 tháng Giêng âm lịch, tại cụm di tích lịch sử văn hóa Tiên Sơn, phường Trung Lương (thị xã Hồng Lĩnh) lại tổ chức Lễ tế Đức tổ thánh thợ rèn.
Hát sắc bùa Kỳ Thư - Tục xông đất năm mới độc đáo và ý nghĩa Đến Kỳ Thư vào một ngày đầu xuân, được chứng kiến lễ khai bút đầu năm của các thành viên trong Hội thơ Đường Hoành Sơn, được nghe các cụ ngâm thơ, bình thơ, kể những tích truyện xa xưa mới thấy hết cái phong phú, nhiều màu sắc của văn hoá dân gian được lưu truyền trong những vùng thôn quê.
“Việt Nam trên ngọn sóng thời cuộc” qua lăng kính nhà báo Hồ Quang Lợi (Baonghean) -Dù anh đã rời nghiệp báo hơn 3 năm nay, nhưng những người làm báo chúng tôi vẫn muốn mãi gọi anh là nhà báo - đó là nhà báo Hồ Quang Lợi. Tên anh đã hằn sâu trong ký ức của độc giả Báo Quân đội Nhân dân - cây bút bình luận sắc sảo của nền báo chí Việt Nam đương đại; Tổng Biên tập nhiệt huyết của Báo Hà Nội Mới - tờ báo đảng Thủ đô. Tập Thời luận mà anh cho ra mắt bạn đọc vào cuối năm 2012 với tựa đề: “Việt Nam trên ngọn sóng thời cuộc” do Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân ấn hành, đã khái quát phần nào tình hình Việt Nam trong bối cảnh quốc tế và trong nước đầy biến động, nhất là những năm đầu đổi mới của Việt Nam.
Mộ Bà ngày xuân (Baonghean.vn) - Với nhiều người từ mọi miền quê của tổ quốc, được viếng mộ Bà Hoàng Thị Loan - thân mẫu Hồ Chủ tịch vào những ngày đầu năm mới là một niềm vui, niềm hạnh phúc…
(Dân Việt) - Miền tây xứ Nghệ chủ yếu là đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống, trong đó có tộc người Ơ Đu. Do biến thiên của lịch sử và xu thế kinh tế hội nhập đã làm cho bản sắc văn hóa tộc người này có nguy cơ biến mất.
Náo nhiệt Lễ hội đua thuyền truyền thống ở phường Trung Lương Cứ mỗi độ Xuân về nhằm các ngày mùng 3 và 4 Tết nguyên đán, phường Trung Lương (thị xã Hồng Lĩnh) lại tổ chức Lễ hội đua thuyền truyền thống. Đây là một nét đẹp văn hóa đang được các thế hệ con cháu ở Trung Lương gìn giữ và phát huy.
Tình quê của người con xa xứ Do hoàn cảnh gia đình và điều kiện công tác, bác sĩ Nguyễn Khắc Viện không được sống nhiều năm ở quê hương. Từ nhỏ, ông đã theo thân phụ xuống Vinh học tiểu học, rồi vào Huế, ra Hà Nội, trước khi sang Pháp du học (1937). Sau 26 năm sống ở trời Tây, về nước năm 1963, ông lại công tác ở Hà Nội cho đến lúc qua đời (10/5/1997).
Thành Vinh, ngày đầu năm mới (Baonghean.vn) - Qua một năm với bao thăng trầm, vui buồn, thành Vinh bước vào năm mới với một tâm thế, dáng vẻ mới. Nhưng ngày đầu năm, Vinh cũng như biết bao thành phố, thôn quê trên khắp đất Việt mến yêu, cũng đột nhiên lặng lẽ, thanh thản và yên bình đến lạ kỳ. Dường như, tất cả những lo toan thường nhật, suy tính mưu sinh đã tạm lắng lại, với một một thành phố bình yên, bình yên quá đỗi. Vinh đột ngột trở về với cõi ban sơ thánh thiện, trong sâu thẳm tâm thức của một thành phố có trên 200 năm tuổi. Để rồi, Vinh lại chuẩn bị cho chặng đường của 364 ngày kế tiếp với biết bao dự định và mong ước.
Nếu như “nghề học” đã đưa xã Quỳnh Đôi (Quỳnh Lưu) trở nên nổi tiếng về khoa cử và đi vào dân ca như “ Bắc Hà: Hành Thiện/Hoan Diễn: Quỳnh Đôi” thì Lễ khai bút đầu năm xưa và nay ở làng Quỳnh vẫn luôn nhắc nhở về truyền thống tốt đẹp của quê hương, thúc dục cháu con luôn cố gắng học tốt, giúp đời.
Đào Văn Lôi nhân vật lịch sử của xứ Nghệ (Baonghean) - Trong Đại Việt sử ký toàn thư, kỷ nhà Lý có ghi, tháng 11 năm 1029 vua Lý Thái Tông phong Đào Văn Lôi là Tả phúc tâm. Với chức vị ấy, ông là một trong những người gần gũi với vua và có thể tham gia vào nhiều quyết định quan trọng của triều đình. Vậy Đào Văn Lôi là ai? Quê quán ở đâu và sự nghiệp ra sao? Đó hẳn còn là một bí ẩn đối với hầu hết mỗi chúng ta...
Tản mạn với Bí thư Tỉnh ủy Trương Đình Tuyển (Baonghean) - Tôi vẫn muốn được gọi ông là Bí thư Tỉnh uỷ, vì với người dân Nghệ An, ông là một Bí thư Tỉnh uỷ để lại rất nhiều ấn tượng về tính cương trực, thẳng thắn, quyết đoán trong công việc và liêm khiết, giản dị trong cuộc sống, dù thời gian ông về làm bí thư chỉ chưa đầy 3 năm.
Tiền tướng, tư nhân hầu Hồ Phi Tứ (Baonghean) -Hồ Phi Tứ, con Hồ Phi Phú, cháu Quỳnh Quận Công Hồ Phi Tích người làng Quỳnh Đôi, Quỳnh Lưu. Hồ Phi Phú lấy vợ người họ Đậu là con quan Hiến phó xứ Hải Dương Đậu Đăng Tiêu; người làng Nhân Sơn (nay là xã Quỳnh Hồng, Quỳnh Lưu), sinh hạ được 3 người con trai: Hồ Phi Phúc, Hồ Phi Tứ, Hồ Phi Diễn. Hồ Phi Phú mất sớm, cả mấy mẹ con dời về bên ngoại ở làng Nhân Sơn. Khi cả 3 anh em đã trưởng thành và có vợ con, người anh trai đầu là Hồ Phi Phúc sinh ra Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ dời cư vào Thái Lão, Hưng Nguyên, rồi lại chuyển cư vào Bình Định. Sau đó, Hồ Phi Diễn chuyển ra ở phường Khán Xuân (Hà Nội) cùng với con gái là nữ sỹ Hồ Xuân Hương, còn Hồ Phi Tứ cùng vợ con ở lại Nhân Sơn phụng dưỡng mẹ già.
(Dân trí) - Chiến tranh đã cướp đi của ông đôi mắt nhưng những đau khổ, vùi dập của cơm áo gạo tiền đã biến ông từ một gã mù hành khất trở thành một nhà văn. Con đường đến với nghiệp văn chương của ông cũng lắm gian nan như chính cuộc đời của ông vậy.
Hang Bua: Truyền thuyết và lễ hội - Mai Hương Hang Bua (tiếng Thái gọi là thẳm Bua) là một thắng cảnh đẹp của miền Tây Nghệ An, trên dãy núi đá vôi “Phà Én” thuộc bản Na Nhàng (Hồng tiến), xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu, cách TP Vinh 170 km về phía Tây Bắc. Tên hang được gọi theo tên bản nên có tên là hang Bua. Hang Bua được hình thành trong quá trình kiến tạo địa tầng cách đây hàng triệu năm, từ thuở thời đất mới khai thiên lập địa. Xưa kia, nơi đây là vùng đất trù phú, người dân được thần núi che chở nên cuộc sống yên bình, no ấm, hạnh phúc.
Bồng bềnh Hương Tích Hàng năm, chẳng cần đợi đến ngày chính lễ, cứ vào dịp Tết cổ truyền là các thiện nam tín nữ từ tứ xứ lại không hẹn mà về đi lễ chùa Hương. Giữa yên tĩnh núi đồi, trong khí thiêng của miền đất Phật lòng người như cũng được siêu linh, tịnh độ... Và ấy cũng là thời khắc vào mùa lễ hội của chốn được mệnh danh là Hoan châu đệ nhất danh lam này…
Lễ hội Xăng Khan nét đẹp văn hóa của người Thái Miền tây Nghệ An Từ xa xưa tất cả các bản làng của người Thái đều tổ chức lễ hội Xăng Khan - có thể nói đây là ngày hội có nhiều ý nghĩa cộng đồng rất lớn của đồng bào Thái ở miền tây Nghệ An. Lễ hội Xăng Khan - là ngày vui của bản Mường nói chung và họ hàng nhà các ông mo nói riêng.
Nhà giáo ưu tú nguyện suốt đời học và làm theo gương Bác Nhiều năm qua, ngành GD&ĐT tỉnh ta liên tục xuất hiện rất nhiều tấm gương tập thể và cá nhân điển hình về phong trào "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh". Trong đó, nhà giáo ưu tú Trần Đình Sửu - Trưởng phòng GD-ĐT huyện Can Lộc là một nhân tố điển hình trong phong trào với nhiều việc làm hết sức thiết thực, được cán bộ và nhân dân trên địa bàn ngưỡng mộ, noi theo.