Trang chủ Liên hệ       Thứ năm, Ngày 23/01/2025
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
  -  Đất và người Xứ Nghệ
  -  Dân ca Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Truyền thống Nghệ Tĩnh > Đất và người Xứ Nghệ >
  Rạng danh người Quỳnh Đôi Rạng danh người Quỳnh Đôi , Người xứ Nghệ Kiev
 
Cuốn sách Rạng danh người Quỳnh Đôi (Phan Hữu Thịnh và Hồ Sỹ Bằng biên soạn) vừa mới ra mắt bạn đọc vào dịp đầu năm 2013.


Bìa trước cuốn sách


Xin trân trọng giới thiệu bài viết của TS. Hồ Đức Phớc – Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An về cuốn sách này:
                                                                                      
Làng Quỳnh Đôi xưa thuộc sách Hoàn Hậu ở vùng địa đầu Hoan Diễn.
Xã Quỳnh Đôi nay thuộc huyện Quỳnh Lưu địa đầu Xứ Nghệ.
Chung quy Làng Quỳnh, là nơi có thế đất tốt, được tiền nhân có con mắt tinh đời lựa chọn, là tên gọi thân thiết quen thuộc đã hơn sáu thế kỷ thăng trầm tồn tại.
Sự nổi tiếng của làng Quỳnh là bởi kỳ tích dựng làng của bao lớp người lao động; bởi đông đảo các bậc khoa bảng danh giá; bởi các vị quan chức văn võ thanh liêm dũng khí; bởi gốc gác xa gần của các vị Hoàng Đế cách tân, anh hùng; bởi là quê của một Tham tụng (Tể tướng) lừng danh và một Bà Chúa Thơ Nôm tài hoa hiếm có... Những nhân liệu quý báu đó đã thai nghén để ra đời được cuốn sách Rạng danh người Quỳnh Đôi này, từ ngòi bút của nhiều bậc cao minh đàm luận.

Cũng như các vị tiền bối đã viết sách về làng, giờ đây, hai vị cao niên của làng là Phan Hữu Thịnh và Hồ Sĩ Bằng đã dụng công sưu tầm suốt hơn hai mươi năm những bài đăng tải trên các sách báo rồi tuyển chọn, biên soạn thành sách. Tôi nghĩ, hẳn là hai ông mong muốn người đọc không chỉ là những người hiểu biết làng Quỳnh, mà chủ yếu là thế hệ trẻ đang bước vào đời, là các thế hệ tương lai trong làng ngoài làng, sẽ bắt gặp những ý nghĩ, những cầu mong hy vọng tâm huyết của người làm sách, khi tôn vinh gương sáng. Điều đó, và những ánh xạ đẹp đẽ của nó, sẽ có ích biết chừng nào khi đông đảo người đọc thức nhận được những giá trị và những sắc thái độc đáo của văn hóa làng Quỳnh.
Người làng Quỳnh đặc biệt quan tâm tri ân ông bà tiên tổ, thờ cúng gia tiên, bảo tồn mồ mả cha ông, thanh danh gia tộc và lấy sự thành đạt của con cháu làm niềm vui lớn nhất. Truyền thống đó được hình thành và gìn giữ, nâng niu một cách tự giác suốt dọc thời gian lịch sử của làng. Còn cộng đồng nhiều dòng họ thì được hình thành tự phát theo chiều ngang. Tìm nơi “đất lành chim đậu”, các dòng họ quần tụ về đây đời nối đời bởi thế đất linh của làng. Văn hóa dòng họ truyền đời bồi đắp tinh hoa. Cả hai chiều, cả dọc lẫn ngang, đã hun đúc cho dân làng phong cách sống thanh bạch - giản dị, trung thực - khảng khái, hiếu học, trọng đạo lý, giàu tình thương - dệt nên lịch sử làng với sức sống kết gắn nhà - làng - nước keo sơn lâu dài.
Tuy nhiên, trải hơn sáu thế kỷ khai phá bồi đắp, đồng đất làng Quỳnh cũng không thể rộng thêm được nữa khi dân làng ngày một đông đúc hơn. Chính từ thế khó này mà  người làng Quỳnh đã phải tự vượt lên giới hạn đồng đất quê nhà bằng chính trí tuệ và tài năng của mình; Việc học hành đã trở thành một nhu cầu, một sự thôi thúc từ tự phát đến tự giác. Học hành là một công việc đặc biệt của người làng Quỳnh. Nhờ học hành mà người làng Quỳnh đã tiếp thu và truyền bá được những kiến thức cần thiết, có vai trò động lực thúc đẩy mọi hoạt động kinh tế - xã hội của làng, từ mở mang ngành nghề, làm quan, làm thầy học, thầy thuốc, đến làm văn chương học thuật, buôn bán, v.v... Làng Quỳnh nhờ đó mà vượt qua đói nghèo trở nên một làng văn hóa nổi tiếng xưa nay, đóng góp đáng kể nhân tài nhiều mặt cho quê hương, đất nước. Đó là đỉnh cao được nhiều thời thừa nhận.
Sinh mệnh một làng xã, một quốc gia sẽ không có ý nghĩa phát triển nếu không ý thức được khả năng tự bảo vệ. Người làng Quỳnh ngời sáng tinh thần yêu làng, yêu nước, kiên quyết chống ngoại xâm. Ngẫu nhiên và đáng suy nghĩ thay vị khai cơ làng Quỳnh Hồ Hồng là liệt sĩ đầu tiên của làng. Con cháu nam nhi sau này noi theo tấm gương hy sinh cao cả ấy, lớp lớp người lập chiến công. Phụ nữ làng Quỳnh thời nào cũng có nhiều công lao xứng đáng làm hậu phương vững chắc cho chồng con đánh giặc giữ nước, chịu đựng nhiều đau thương mất mát, vượt lên để đóng góp thành quả nhiều mặt cho làng, cho nước.
Sức sống làng làm nảy sinh ra sắc thái văn hóa làng. Và sắc thái văn hóa làng đến lượt thúc đẩy sự tồn tại và phát triển làng lên một trình độ mới. Từ đó, văn hóa làng đơm hoa kết trái, sinh thành những nhân vật tiêu biểu, tiếp tục làm rạng danh cho làng. Sự phát triển của làng Quỳnh đi theo đường xoáy trôn ốc như vậy là điềm lành, là phúc ấm hợp lý như một qui luật. Và cuốn sách này đã nêu cái phần tinh hoa đó từ trên một cái nền sắc thái văn hóa đặc biệt của làng Quỳnh, vô cùng quí giá.
Năm 2013 tới, làng Quỳnh sẽ kỷ niệm 635 năm thành lập làng.
Tôi hết sức phấn khởi và vinh dự được viết Lời giới thiệu cuốn sách này. Về phần riêng, cũng như nhiều con em khác của quê hương, tôi tự hào là hậu duệ  gần đời của cụ Cử nhân Chí sĩ yêu nước Hồ Đức Thạc (hay còn gọi là ông Cử Hiệp) khi được cầm bút tri ân tiên tổ với niềm tin làng Quỳnh - làng Văn hóa, xã Anh hùng, chắc chắn sẽ cùng với nhiều làng xã khác của tỉnh nhà vững bước tiến lên mãi, đóng góp vào công cuộc xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước Việt Nam yêu quí của chúng ta.

                                                            
Vinh, ngày 15 tháng 11 năm 2012
                                                                        TS. Hồ Đức Phớc
                                                            (Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An)


Video  giới thiệu về cuốn sách: 


  Các Tin khác
  + Sắc xuân trên Thành Vinh (21/01/2025)
  + Làng gì mà ngày nào cũng phát ra tiếng kêu tại Hà Tĩnh? (14/01/2025)
  + Bế mạc Lễ hội Du lịch và Ẩm thực Sen Nghệ An năm 2024 (02/12/2024)
  + Vượt lũy tre làng, nữ giám đốc HTX ở Hà Tĩnh đưa nước mắm biển Thiên Cầm xuất ngoại (12/11/2024)
  + Một cây cổ thụ là cây trôi đã sống 800 tuổi ở Hà Tĩnh được công nhận cây Di sản Việt Nam (26/09/2024)
  + Đến Hà Tĩnh, ngắm bình minh trên biển Hoành Sơn (17/09/2024)
  + Bản sắc SLNA - sự khác biệt tuyệt vời ở V.League 2024/2025 (31/08/2024)
  + Làng Đỏ - nơi”căm thù như biển lửa, đã đứng lên”… (31/08/2024)
  + Đại gia Trần Quang Luận và hệ sinh thái Thanh Thành Đạt nổi danh xứ Nghệ (15/08/2024)
  + Khát vọng Thanh Chương (11/08/2024)
  + Hà Tĩnh gặp mặt chúc mừng học sinh đoạt HCB Olympic Toán học quốc tế (02/08/2024)
  + Cầu Nhe - nơi ghi dấu tinh thần quả cảm của 53 liệt sỹ (23/07/2024)
  + Vô xứ Nghệ thăm quê Bác (13/07/2024)
  + Về lại Nậm Nơn (02/07/2024)
  + 48 giờ ở Nghệ An (17/06/2024)
  + Bến Thủy - cây cầu thế kỷ của xứ Nghệ (09/06/2024)
  + Đôi vợ chồng "thổi hồn" vào dân ca ví, giặm (06/06/2024)
  + 9 điểm du lịch hấp dẫn không thể bỏ qua khi đến miền Tây xứ Nghệ (26/05/2024)
  + Trần Đình Sơn - "cánh chim đầu đàn” của điền kinh Hà Tĩnh (25/05/2024)
  + Nghệ An: Cả làng kiếm bộn tiền từ con đặc sản "cưỡi máy bay xuất ngoại” (20/05/2024)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 1
Total: 66561468

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July