Khi màn sương đang còn dày đặc, nặng trĩu trên từng ngọn cây, cành lá, khắp các ngả đường, bà con bản Na Cáng (xã Na Ngoi) đã hồ hởi kéo nhau đi xem hội chọi bò. Đây là thú chơi dân gian truyền thống không thể thiếu trong đời sống văn hóa của người Mông ở Kỳ Sơn, thể hiện khát vọng ấm no, đủ đầy của những người dân nơi miền sơn cước. Cùng với hội chọi bò, bà con nơi đây còn gìn giữ được những nét văn hóa đặc trưng của người Mông như tiếng nói, trang phục, tập quán sinh hoạt, kiến trúc nhà ở…
“Hổ phụ sinh hổ tử” Cuộc gặp mặt các giáo sư, trí thức - những người con tiêu biểu của Hà Tĩnh trên mọi miền quê đã trở thành cơ duyên để tôi có dịp gặp gỡ bố con Giáo sư (GS) Phùng Hồ - Phùng Hồ Hải. Dẫu đã bước sang tuổi “thất thập cổ lai hy” nhưng trên gương mặt của GS Phùng Hồ, nét mệt mỏi sau chuyến đi dài dường như đã tan biến bởi niềm vui của ngày sum họp và niềm tự hào khi người con trai của mình nay đã trưởng thành, tiếp bước truyền thống gia đình, góp phần làm rạng danh quê cha đất tổ.
Bài cuối: Xuân Quận công Nguyễn Nghiễm và bài thơ đề Quan Thánh miếu (Baonghean) -Sau khi cử Bùi Thế Đạt ở lại giữ Phú Xuân, các tướng Trịnh tiếp tục tiến quân vào Quảng Nam, đuổi theo chúa Nguyễn, buộc chúa Nguyễn lại phải tháo chạy vào Gia Định. Mảnh đất Quảng Nam trở thành chiến trường giữa quân Trịnh và Tây Sơn. Quân đội hai bên giao tranh quyết liệt từ làng Cẩm Sa đến phố Hội An. Cuối cùng, quân Tây Sơn thua trận, phải rút chạy về Quy Nhơn. Quân Trịnh tiếp tục làm chủ đất Quảng Nam.
Tôi trở lại Sơn Hòa (Hương Sơn) một chiều trở gió. Những mái ngói như thâm nghiêm hơn trong tiếng gió xào xạc từ những lũy tre bao quanh làng mạc, xóm thôn. Ngoài kia sông Phố vẫn êm đềm ôm ấp, vỗ về làng quê…
Huyền thoại gia đình Kiện tướng thể thao Ngô Đức Lợi Tôi ngồi bên quán nước chè vỉa hè Thành phố Hà Tĩnh nhìn người đàn ông thấp đậm đang cần mẫn san từng xẻng đất, chăm sóc bảo dưỡng mặt bằng cho sân bóng đá tỉnh trong cái nắng giao mùa oi bức. Nhìn qua, ít ai biết đó chính là Kiện tướng Marathon Ngô Đức Lợi, từng một thời hoàng kim trên các đấu trường Điền kinh trong nước và quốc tế. Điều đặc biệt hơn, cả gia đình cựu VĐV Điền kinh Ngô Đức Lợi đều là kiện tướng thể thao.
Tiếng thơm của người Nghệ An qua mộc bản triều Nguyễn (Baonghean) - Từ xưa đến nay, Nghệ An là vùng đất “địa linh nhân kiệt”. Vùng đất này nổi tiếng bởi tinh thần hiếu học. Vì vậy, nơi đây có rất nhiều nhân tài. Trong thời kỳ phong kiến, dù ở các triều đại nào, Nghệ An cũng đóng góp cho đất nước những danh nhân kiệt xuất. Đến khi triều Nguyễn trị vì đất nước, nhân tài xứ Nghệ được bổ dụng lại càng nhiều, có hàng chục danh nhân đất Nghệ An được làm việc trong vương triều. Trong 13 vị vua triều Nguyễn, vua Minh Mạng nổi tiếng là một người trọng dụng nhân tài và vị vua anh minh này rất quan tâm đến những nhân tài đất Nghệ An.
Sức vươn mới đô thị trẻ Thái Hòa (Baonghean) - Nằm soi bóng bên dòng sông Hiếu, TX trẻ Thái Hòa hôm nay như một đóa hoa rừng khoe sắc thắm trên dải đất Phủ Quỳ trù phú. Những đường phố rộng rãi khang trang, hàng loạt ngôi nhà cao tầng mọc lên san sát, vẽ nên bức tranh về đô thị trẻ năng động mà hiền hòa, hiện đại sau 5 năm chia tách từ huyện Nghĩa Đàn cũ. TX Thái Hòa giờ đây xứng đáng là đô thị trung tâm của miền Tây xứ Nghệ, là động lực phát triển cho cả vùng Phủ Quỳ rộng lớn, vốn mang trong mình nhiều tiềm năng.
Những “bảo vật” của làng (Baonghean) - Cách di tích lịch sử đình Long Thái (thuộc làng Long Thái, xã Thái Sơn, huyện Đô Lương) khoảng 300m theo đường chim bay, có 3 cây cổ được Hội Sinh vật cảnh Nghệ An xếp vào danh mục cây quý hiếm.
Người con gái thứ 11 của Ngã ba Đồng Lộc QĐND - Du khách về tri ân, tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ TNXP tại Khu di tích lịch sử Ngã ba Đồng Lộc, ai cũng đều biết Đặng Thị Yến, người cán bộ tận tụy, vui vẻ, nhiệt tình và dễ mến đã có công đầu viết thuyết minh cũng như sưu tầm hiện vật cho một khu di tích bề thế, mang đủ đặc thù TNXP. Mọi người quý trọng, gọi chị là “Người con gái thứ 11 của Ngã ba Đồng Lộc”…
Hoa xoan nhuộm tím làng quê Trong làn mưa bụi như sương khói của mùa xuân, hoa xoan nhỏ li ti kết lại từng chùm như những vầng mây bồng bềnh, lững lờ giữa trời tạo nên điểm nhấn riêng có của làng quê Hà Tĩnh.
Người nặng lòng với nông thôn xứ Nghệ Ông Trạc là mẫu người không dễ tiếp xúc, ít nói, ít cười. Từ khi làm Giám đốc Công an tỉnh, Chủ tịch tỉnh rồi Bí thư Nghệ An, hầu như ông không có điều tiếng gì nên dư luận cũng ít xôn xao...
87 tuổi đời, 47 tuổi Đảng, 30 năm phụ trách công tác an ninh ở địa phương, bà đã xuất sắc góp phần giữ bình yên cho khối phố. Đặc biệt, trong những năm chống chiến tranh phá hoại thời kỳ chống Mỹ, bà là trưởng ban bảo vệ dân phố khu phố 3, bảo vệ tài sản, dẫn đường cho hàng ngàn chuyến xe chở hàng ra tiền tuyến.
Danh tướng Hai Mạnh (Baonghean) “Bác Hồ đã đặt tên cho đồng chí Chu Huy Mân là Hai Mạnh (Mạnh chính trị - Mạnh quân sự). Điều đó đã nói lên Đảng, Nhà nước ghi nhận và đánh giá cao đức độ, tài năng, cống hiến của đồng chí trong sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta...” (Đại tướng Võ Nguyên Giáp, lưu bút trong sổ tang của gia đình Đại tướng Chu Huy Mân).
Người Nghệ làm điều hành Quốc Tử Giám Hơn 7 thế kỷ tồn tại, trải qua nhiều triều đại khác nhau, đã có rất nhiều người Nhệ An trực tiếp làm công việc điều hành, quản lý tại Quốc Tử Giám. Văn Miếu Quốc Tử Giám được khởi lập vào thế kỷ XI, là trung tâm giáo dục cấp cao nhất, lớn nhất của thời kỳ phong kiến, đã đào tạo cho đất nước hàng ngàn nhân tài, là nơi hội tụ nguyên khí của quốc gia, nơi hun đúc nên bao truyền thống quý báu cho dân tộc và được coi là trường Đại học đầu tiên của Việt Nam.
"Quê hương, mỗi người chỉ một..." Hà Tĩnh - mảnh đất “nắng lửa mưa chan” trên khúc ruột miền Trung này - luôn đằm sâu trong nỗi nhớ của những đứa con ly hương và vương vấn, níu kéo tâm tư du khách...
Có một Hà Tĩnh tỏa sáng muôn phương Trong một lần về Hà Tĩnh gặp gỡ với khán giả yêu thơ, nhà thơ Trần Đăng Khoa nhận định: Có một Hà Tĩnh tỏa sáng ngay trên chính mảnh đất quê hương và có một Hà Tĩnh tỏa sáng muôn phương. Tôi muốn dùng ý tứ ấy của Trần Đăng Khoa để nói về những người con ưu tú của quê hương Hà Tĩnh, những nhà khoa học, văn nghệ sĩ, trí thức đã chắt lọc tinh chất từ dòng sữa mát lành và truyền thống, khí chất quê hương để góp phần làm rạng danh đất nước trên khắp hành tinh.
NSUT Đình Bảo lặng thầm sống với nghệ thuật - THUÝ HOA Người ta còn nhớ năm 1985, Đoàn dân ca Nghệ Tĩnh dựng vở Mai Thúc Loan, đến đoạn Mai Thúc Loan bị tổng quản tống vào ngục, chưa ai sáng tác được lời hát cho lớp này. Loan - Vải gặp nhau, người trong ngục, kẻ ngoài ngục bao nhiêu đau xót, nhớ thương, lo lắng, bao điều cần dặn dò, hứa hẹn,... một cảm xúc pha trộn nhiều cung bậc trong một hoàn cảnh đầy kịch tính.