Trang chủ Liên hệ       Thứ năm, Ngày 23/01/2025
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
  -  Đất và người Xứ Nghệ
  -  Dân ca Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Truyền thống Nghệ Tĩnh > Đất và người Xứ Nghệ >
  Nguyễn Đăng Ngô - người anh hùng trong lòng đồng đội Nguyễn Đăng Ngô - người anh hùng trong lòng đồng đội , Người xứ Nghệ Kiev
 

 

Được Đại tá Nguyễn Tiến Thích – Chủ tịch Hội CCB, nguyên Chỉ huy trưởng BCH quân sự huyện Can Lộc giới thiệu, những ngày cuối tháng 4/2013, rẽ eo Truông Kén theo con đường tránh ngã ba Đồng Lộc mới mở, chúng tôi không khó để tìm đến nhà CCB, thương binh ¼ Nguyễn Đăng Ngô. Tập hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân đang chờ xét duyệt. nhưng với lịch sử của F341 – Quân đoàn 4, đặc biệt là những đồng đội cùng tham gia chiến đấu phá tan phòng tuyến Xuân Lộc ngày ấy luôn xem ông là một vị Anh hùng.

Lập công trận đầu khi hơn 4 tháng tuổi quân

Nguyễn Đăng Ngô - người anh hùng trong lòng đồng đội
Nguyễn Đăng Ngô

Sinh ngày 10/4/1956, Nguyễn Đăng Ngô là con đầu trong gia đình nông dân nghèo có 6 anh chị em ở Xóm 1 – Đồng Lộc – Can Lộc – Hà Tĩnh. Thấy con thông minh, sáng dạ, dù nghèo nhưng ông bà Tri (phụ mẫu thân) vẫn cố gắng rau cháo để con được theo nghiệp đèn sách. Nhà Nguyễn Đăng Ngô chỉ cách Ngã ba Đồng Lộc chưa đầy 1km theo đường chim bay và cách cầu Tùng Cóc khoảng 50m. Từ nhỏ việc chạy bom, tránh đạn và vượt điểm lửa đến trường đã tôi luyện nên một Nguyễn Đăng Ngô gan dạ, kiên cường và có lòng căm thù giặc cao độ. Ngày 11/12/1974, tuy người nhỏ con, sức khỏe yếu nhưng Nguyễn Đăng Ngô đã xung phong tòng quân trong đợt chi viện chuẩn bị cho công cuộc giải phóng Miền Nam, thống nhất Tổ quốc.

Đúng 18 tuổi 8 tháng, ông được khoác trên mình màu áo lính, sau 3 tháng huấn luyện tân binh, Nguyễn Đăng Ngô cùng đồng đội được biên chế vào A2-B3-C2-D7-E266 – F341 – QK4. Đầu năm 1975, Sư đoàn hành quân vào miền Đông Nam Bộ bằng xe cơ giới và được bổ sung cho lực lượng chủ công hướng Đông Bắc chiến dịch Hồ Chí Minh. F341 được giao nhiệm vụ phá tan phòng tuyến phòng ngự cốt tử của địch - Thị xã Xuân Lộc – Long Khánh.

Nguyễn Đăng Ngô được giao giữ khẩu trung liên với hơn 500 viên đạn. Đến đêm 8/4/1975, đơn vị đã cơ động hành quân tiếp cận cửa mở vòng ngoài mục tiêu Dinh tỉnh trưởng Long Khánh. 4h sáng ngày 9/4/1975, khi công sự vừa hoàn thành thì giờ G đã đến. Trận mở đầu của một chiến sĩ binh nhất mới hơn 4 tuổi quân nhưng chiến công thì không hề nhỏ:

5h40 phút, sau loạt pháo của tiểu đoàn, trung đoàn, sư đoàn nã cấp tập mục tiêu đầu cầu, Nguyễn Đăng Ngô xung phong lên trước cửa mở bắn tan 2 ổ đại liên địch, tiêu diệt 7 tên tại hướng chính cạnh trường Bồ Đề. 6 giờ truy kích hạ gục 2 tên trên đường Hoàng Diệu. 6h30 phút, leo theo ống nước lên tầng 2 ngôi nhà cạnh nhà thờ xóa sổ ụ hỏa lực của địch bằng lựu đạn khi trước đó nó đã gây nhiều tổn thất cho quân ta. Qua 3 hành động mở màn, ông được Chính trị viên và Đại đội trưởng nêu gương, biểu dương trước đại đội.

9h30, nhận thấy một số hộ dân tiểu thương nghèo ở gần chợ không kịp sơ tán, bị mắc kẹt giữa hai làn đạn, ông đã xung phong đưa 18 người vào rừng cao su an toàn, trong đó, ông phải cõng trên lưng một người đàn ông khuyết tật. Đến hơn 11h trưa, ông lại lập nên một chiến công nữa khi đưa được 5 thương binh nặng ra khỏi trận địa ác liệt.

17 tiếng đồng hồ, một mình diệt 36 tên, đẩy lùi một đại đội địch

Nhắc đến Nguyễn Đăng Ngô, đại tá Nguyễn Văn Dần – nguyên Trưởng phòng Quân lực QK4 – Nguyên đại đội trưởng C1 – D7 – E266 – F 341 – QK4 kể: “ Trong trận đầu tiên của Sư đoàn vượt cửa mở đánh chiếm dinh tỉnh trưởng Long Khánh ngày 9/4/1975 hôm ấy, Nguyễn Đăng Ngô đã lập nên một kì tích, xứng danh anh hùng khi một mình cầm cự, giữ chân, đẩy lùi được cả một đại đội địch giúp cho đơn vị giảm bớt thương vong, củng cố đội hình chiến đấu”. Về chiến công đặc biệt này, ông Nguyễn Đăng Ngô kể: “ Khoảng hơn 1 giờ chiều (9/4/1975), sau khi cõng số thương binh nặng bàn giao xong, tôi quay lại đơn vị thì gặp cả một đại đội địch bất ngờ đánh chọc sườn tiểu đoàn 7. Tình thế đặc biệt nguy hiểm khi toàn tiểu đoàn đang giằng co quyết liệt với xe tăng địch phía trước. Tôi bình tỉnh tháo nắp ba quả lựu đạn vừa thu được của địch. Lắp một băng đạn mới vào khẩu trung liên chờ sẵn.

Địch tiến vào 30 mét, 20 mét rồi 10 mét, tôi tung ba quả lựu đạn vào tốp đi đầu. 5 tên chết ngay tại chổ, bọn phía sau bỏ chạy, tôi vơ vội khẩu trung liên bên cạnh quét theo một loạt đạn dài. Hai tên địch nữa ngả nhào xuống bãi cỏ. Tôi khom mình chạy dưới giao thông hào chuyển nhanh sang vị trí mới. Bọn địch từ xa bắn quyết liệt vào chổ tôi vừa đứng. Lại một tốp khác xông lên.Từ vị trí mới tôi dùng trung liên quét mạnh vào tốp địch vừa xuất hiện, 2 tên địch bị trúng đạn đổ sập bên gốc cây. Tôi cơ động nhanh sang chỗ khác, lập tức từng loạt đạn AR15 cắm phầm phập vào chổ tôi vừa đứng bắn. Đứng đây tôi dùng trung liên tỉa từng loạt ngắn. Hình như chúng tưởng lực lượng ta đông nên không giám liều mạng xông lên nữa. Một số tên từ xa bỏ chạy. Vài thằng bị thương gần đó la rất to. Thấy một tốp hành động lừng khừng, hình như chúng muốn quay lại lấy thương binh. Tôi ghì súng vào thành công sự lia một loạt, thêm 3 thằng chạy lảo đảo rồi đổ sập xuống. Chúng lùi ra xa dùng cối cá nhân bắn nát khu vực hào giao thông nơi tôi vừa đứng. Thấy phía tôi căng thẳng ác liệt, địch tập trung lực lượng mạnh, đại đội trưởng Nguyễn Xuân Toản tăng thêm người tới.

Đồng chí Nguyễn Văn Quang a phó của tôi và Nguyễn Đăng Tâm chiến sỹ hoả lực a11. Hai đồng chí vừa tiếp cận vị trí đã bị hàng chục quả M79 bắn tới tấp vào chổ đó. Đồng chí Tâm bị thương ở gáy. Tôi nhoài người đến lôi Tâm vào một đoạn băng bó cho Tâm. Tâm bị thương nặng, tôi dùng hết hai cuộn băng mà máu vẫn ứa ra. Tôi bảo Quang cố gắng cõng Tâm về phẩu tiểu đoàn, tôi một mình còn chiến đấu được. Quang cõng Tâm bò dưới làn đạn địch qua một trảng trống phía sau về tiểu đoàn. Về đến tiểu đoàn nghe nói Quang cũng bị thương nhưng nhẹ hơn Tâm”.

Nguyễn Đăng Ngô - người anh hùng trong lòng đồng đội
Trở lại chiến trường xưa (Nguyễn ĐăngNgô, thứ 3, bên phải sang)

Ông kể tiếp: “ Khoảng 15 giờ 30 phút tôi củng cố công sự, lợi dụng khói bụi, trườn ra nhặt thêm 2 khẩu AR15, 5 băng đạn, 1 khẩu M79 15 quả đạn, 12 trái lựu đạn US. Theo giao thông hào tôi chuyển đến một vị trí chiến đấu mới, chổ đó có một lô cốt cũ gần một cái cống. Cống chui qua, chui lại được, nối với một đoạn mương dài, sâu lút đầu, có nhiều chỗ lồi lõm rất thuận lợi cơ động và phòng thủ đánh địch.Cả buổi chiều và đêm hôm đó, cuộc chiến đấu không cân sức vẫn tiếp tục. Đó là khi tôi nằm im chờ cho một tốp khoảng vài chục tên mất cảnh giác mò vào sát công sự, tôi quẳng liên tục 5 quả lựu đạn Mỹ, 6 thằng chết ngay tại chổ. Bọn phía sau nháo nhác. Tôi đứng lên lia mấy loạt trung liên, thêm 3 thằng nữa ngả sấp xuống. Với một phát đạn M79, tôi tiêu diệt thêm 3 tên trước khi lô cốt bị đạn pháo địch đánh sập. Tôi bị thương nhưng không rời vị trí chiến đấu mà vẫn tiếp tục tiêu diệt thêm nhiều tên địch sau đó. Sáng hôm sau (10/4/1975), được đồng đội tiếp ứng, tôi được đưa về trạm phẩu. Thấy ổn, tôi nhanh chóng trở lại vị trí chiến đấu. Trận này, tôi được tiểu đoàn trưởng biểu dương và nêu gương toàn sư đoàn”.

Phát huy tinh thần ngoan cường trước quân thù, từ ngày 11/4 đến giờ phút toàn thắng trưa ngày 30/4/1975, trong nhiều trận đánh, Nguyễn Đăng Ngô còn tiêu diệt thêm được 13 tên địch ngoan cố. Chỉ 10 phút sau khi lá cờ cách mạng tung bay trên nóc Dinh Độc Lập, Nguyễn Đăng Ngô và đồng đội đã có mặt ở trước sân dinh với nhiều nhiệm vụ quân quản quan trọng sau đó.

Xứng danh anh hùng

Chiến công của Nguyễn Đăng Ngô là những thành tích đặc biệt xuất sắc của một chiến sĩ mới hơn 4 tháng tuổi quân, với thành tích tiêu diệt được 59 tên địch, phá hủy 3 ổ đại liên, thu 6 súng các loại, bảo vệ 8 thương binh nặng, cứu 18 dân thường, mang ra khỏi trận địa 3 liệt sĩ, bị thương 2 lần không rời vị trí chiến đấu. Đặc biệt trong đó có 17 giờ chiến đấu độc lập chủ động tấn công địch, đẩy lùi 7 đợt phản công, loại khỏi vòng chiến đấu của một đại đội thuộc tiểu đoàn 2, chiến đoàn 52 ngụy. Nguyễn Đăng Ngô đã được bầu là cá nhân điển hình và được các cấp từ đại đội đến sư đoàn chọn báo cáo tại các Đại hội thi đua quyết thắng của sư đoàn vào tháng 12/1975. Ông được thưởng 2 Huân chương chiến công và Bằng khen của Trung đoàn. Là một trong những chiến sĩ vinh dự được đón nhận lẵng hoa của Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng tại sân bay Tân Sơn Nhất.

Ông Nguyễn Văn Thắng – Nguyên trưởng ban tuyên huấn Trung đoàn 266 lúc đó, hiện là Trưởng ban liên lạc CCB Sư đoàn 341 – QK4 tại Hà Tĩnh kể: “ Sau đại thắng, Nguyễn Đăng Ngô và Phạm Văn Lái là 2 điển hình cá nhân của Sư đoàn xứng đáng được phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND. Tuy nhiên, do chỉ tiêu mỗi Sư đoàn chỉ được chọn 1 cá nhân nên Phạm Văn Lái là người được chọn phong tặng đợt 1, còn Nguyễn Đăng Ngô chỉ được tặng danh hiệu “Chiến sĩ quyết thắng” và dự kiến sẽ được phong tặng vào đợt 2. Tuy nhiên, do sau đó (1977) Nguyễn Đăng Ngô được cử đi học sĩ quan trường Lục quân ở Sơn Tây, vết thương tái phát, không đảm bảo sức khỏe, ông phải xuất ngủ với mức thương binh 2/4 (sau này thăng hạng ¼). Việc xét tặng danh hiệu cao quý cho Nguyễn Đăng Ngô đành lỗi hẹn.

Nguyễn Đăng Ngô - người anh hùng trong lòng đồng đội
PCT nước Nguyễn Thị Doan thăm trao quà, học bổng cho Nguyễn Đăng Phước (con trai út Nguyễn Đăng Ngô)

Đại tá Nguyễn Tiến Thích – Chủ tịch Hội CCB, nguyên Chỉ huy trưởng BCH quân sự huyện Can Lộc cho biết: “ Theo đề nghị của nhiều CCB của Sư đoàn 341, từ năm 2007 đến nay, đồng chí Nguyễn Đăng Ngô, các cấp có thẩm quyền đã cơ bản hoàn thành hồ sơ đề nghị phong tặng danh hiệu Anh hùng cho anh ấy. Danh hiệu cao quý đó sẽ là sự ghi nhận xứng đáng cho một cá nhân thực sự xứng đáng với những thành tích nổi bật. Nhưng với riêng lịch sử Sư đoàn 341, mỗi CCB, cán bộ chiến sĩ từ trước đến nay luôn gọi anh ấy là Anh hùng Nguyễn Đăng Ngô. Anh ấy đã là một vị anh hùng trong lòng đồng đội”.

Tháng 4/2013

NGUYỄN QUỐC HIỆP

theo hà tĩnhonline


  Các Tin khác
  + Sắc xuân trên Thành Vinh (21/01/2025)
  + Làng gì mà ngày nào cũng phát ra tiếng kêu tại Hà Tĩnh? (14/01/2025)
  + Bế mạc Lễ hội Du lịch và Ẩm thực Sen Nghệ An năm 2024 (02/12/2024)
  + Vượt lũy tre làng, nữ giám đốc HTX ở Hà Tĩnh đưa nước mắm biển Thiên Cầm xuất ngoại (12/11/2024)
  + Một cây cổ thụ là cây trôi đã sống 800 tuổi ở Hà Tĩnh được công nhận cây Di sản Việt Nam (26/09/2024)
  + Đến Hà Tĩnh, ngắm bình minh trên biển Hoành Sơn (17/09/2024)
  + Bản sắc SLNA - sự khác biệt tuyệt vời ở V.League 2024/2025 (31/08/2024)
  + Làng Đỏ - nơi”căm thù như biển lửa, đã đứng lên”… (31/08/2024)
  + Đại gia Trần Quang Luận và hệ sinh thái Thanh Thành Đạt nổi danh xứ Nghệ (15/08/2024)
  + Khát vọng Thanh Chương (11/08/2024)
  + Hà Tĩnh gặp mặt chúc mừng học sinh đoạt HCB Olympic Toán học quốc tế (02/08/2024)
  + Cầu Nhe - nơi ghi dấu tinh thần quả cảm của 53 liệt sỹ (23/07/2024)
  + Vô xứ Nghệ thăm quê Bác (13/07/2024)
  + Về lại Nậm Nơn (02/07/2024)
  + 48 giờ ở Nghệ An (17/06/2024)
  + Bến Thủy - cây cầu thế kỷ của xứ Nghệ (09/06/2024)
  + Đôi vợ chồng "thổi hồn" vào dân ca ví, giặm (06/06/2024)
  + 9 điểm du lịch hấp dẫn không thể bỏ qua khi đến miền Tây xứ Nghệ (26/05/2024)
  + Trần Đình Sơn - "cánh chim đầu đàn” của điền kinh Hà Tĩnh (25/05/2024)
  + Nghệ An: Cả làng kiếm bộn tiền từ con đặc sản "cưỡi máy bay xuất ngoại” (20/05/2024)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 2
Total: 66564458

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July