Lời tự thuật của Hữu Loan về bài thơ Màu tím hoa sim "Tôi sinh ra trong một gia đình nghèo, hồi nhỏ không có cơ may cắp sách đến trường như bọn trẻ cùng trang lứa, chỉ được cha dạy cho dăm chữ bữa có bữa không ở nhà. Cha tôi tuy là tá điền nhưng tư chất lại thông minh hơn người. Lên trung học, theo ban thành chung, tôi cũng học tại Thanh Hoá, không có tiền ra Huế hoặc Hà Nội học. Đến năm 1938, lúc đó cũng đã 22 tuổi, tôi ra Hà Nội thi tú tài, để chứng tỏ rằng con nhà nghèo cũng thi đỗ đạt như ai. Tuyệt nhiên tôi không có ý định dấn thân vào chốn quan trường. Ai cũng biết thi tú tài thời Pháp rất khó khăn. Số người đậu trong kỳ thi đó rất hiếm, hiếm đến nỗi 5-6 chục năm sau những người cùng thời còn nhớ tên những người đậu khoá ấy, trong đó có Nguyễn Đình Thi, Hồ Trọng Gin, Trịnh văn Xuấn, Đỗ Thiện và ... Tôi - Nguyễn Hữu Loan.
Thơ ngay ở trái tim mình... Trong gần hai mươi năm thân thiết với Nguyễn Anh Nông, một nhà thơ quân đội đang tại ngũ, tôi nhận thấy trái tim anh là một trái tim dành cho thơ đích thực. Điều này không dễ nhận ra đâu, nhất là trong ngày hôm nay, ngày mà các vấn đề về văn học nghệ thuật, đặc biệt là thơ, đang hết sức khó nhận diện. Thơ dở trèo lên, la làng, phách lối, úm ba la khiến những người viết chân chính không khỏi thở dài ngán ngẩm. Đông, rất đông người tưởng chừng như được sinh ra để làm thơ một cách bất tận và bất cẩn xúm xít tuôn ra những vần thơ vô lối không hiểu để làm gì trong khi thực ra thơ đích thực hoàn toàn khác.
Người thầy của một nhà văn đoạt Giải thưởng Hồ Chí Minh - Bùi Công Minh VanVN.Net - Người thầy cũ trong câu chuyện này là một thầy giáo bình thường như hàng vạn thầy cô giáo khác trên khắp cả nước. Ông đang nghỉ hưu tại quê nhà trong một gia đình mà cả vợ và con gái đầu đều là nhà giáo. Chẳng mấy ai biết tới ông, nhưng học trò của ông lại quá nổi tiếng, đã có tên trong sách giáo khoa, đã nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật năm 2012. Câu chuyện bắt đầu từ người học trò ấy...
Tình cờ,
hôm ra sân bay đón Đoàn Ca nhạc sang Nga biểu diễn, tôi gặp
nhân viên nhà hàng Hương Giang nhận một lúc gần chục kiện hàng nào
là đồ lưu niệm Việt Nam,
nào là đèn lồng, mành trúc, nón lá,
và tranh sơn mài trang trí thửa từ Huế đưa sang dành cho lễ khánh thành. Ngạc nhiên hơn, nhà hàng tuyển sang một đầu bếp có tiếng về phương diện làm các món bún,
bánh và phở nhằm mục tiêu truyền bá, tiếp thị những món ăn của
nền văn minh lúa nước tại
châu Âu. Người Nga khi đã kết những món dân dã này thì khó lòng dứt
ra được.
Ở nơi xa Hà Nội - CHU LAI Khi B52 đánh xuống Hà Nội thì tôi đang ở địa bàn ven Sài Gòn thuộc chiến trường đông Nam Bộ. Đây là một vùng cài răng lược rất ác nghiệt, một đơn vị chỉ có thể bám trụ được sáu tháng hay cùng lắm một năm là hết quân, lại phải dắt díu nhau ngược lên rừng già để nằm khểnh cả tháng đón quân ở ngoài kia vào. Chỉ có tiếng vượn hót theo gió ngàn vẳng đến buồn hiu hắt. Lần hết quân này mình còn sống, lần hết quân sau liệu còn không? Thì cũng là hỏi bâng quơ thế thôi chứ chẳng đến nỗi cồn cào vò xé. Bởi nếu trụ lại được ở đây tới ba năm mà chưa chết thì bỗng thành tinh thành cáo khó ngã xuống lắm.
Nghệ nhiều hơn người Nghệ - Lê Huy Mậu VanVN.Net - Nhà thơ Nguyễn Bùi Vợi sinh năm 1933. Quê quán: Cát Văn, Thanh Chương, Nghệ An. Tác phẩm đã xuất bản: Hạnh phúc (thơ, 1956); Câu chuyện tình yêu (thơ, 1957); Con gái cô út Tịch (truyện thơ dài); Quê xanh (thơ, 1974); Anh là chiến sỹ (truyện dài, 1977); Gió nắng (thơ, 1983); Thơ giữa đời thường (thơ, 1986); Truyện vui các nhà văn (1993)… Giải thưởng văn học: Giải thơ báo Người giáo viên nhân dân (1961); Bằng khen của Uỷ ban Thiếu niên và nhi đồng, truyện thơ Con gái cô út Tịch; Giải A, Bộ Lao động – Thương binh – Xã hội, bài thơ Tình yêu là vần mới. Giải thưởng Văn học Công nhân lần thứ tư, 1984; Giải A về thơ Văn học thiếu nhi, 2002.