Tuy mới 12 tuổi nhưng Nguyễn Thị Hồng Oanh - học sinh lớp 6A trường Trung học cơ sở Diễn Lâm - Diễn Châu được nhiều người biết đến bởi năng khiếu bẩm sinh về hát dân ca xứ Nghệ. Năng khiếu cộng với tình yêu thích đối với câu hát quê hương nên Oanh trở thành hạt nhân trong phong trào đàn hát dân ca của huyện Diễn Châu.
Ví, giặm tự tình sống mãi giữa hồn quê (Baonghean.vn) - Đêm 23/6, dòng người đổ về Quảng trường Hồ Chí Minh để đắm mình trong không gian ví giặm sâu lắng, nồng ấm tình đời, tình người… Những lời ca, giai điệu vang lên tạo nên những xúc cảm đặc biệt với người nghe.
Nhớ sao câu hò thời thơ ấu (Baonghean)Thủa ấy, cách đây hơn bốn chục năm rồi, tôi mới lên tuổi 9-10đã theo các anh chị và nhiều bạn bè cùng trang lứa ngày một buổi đến trường, một buổi đi chăn bò, cắt cỏ, hái củi giúp gia đình. Các anh chị lớn tuổi hơn, cỡ 14-15, có người đã vào các tổ do HTX lập ra như tổ làm thủy lợi, tổ nuôi bèo hoa dâu... Đó là thời kỳ xây dựng HTX mạnh nhất, cũng là thời kỳ giặc Mỹđánh phá ra miền Bắc ác liệt nhất.
Hát ví - Lê Đức Thăng HÁT ví - Có khi chỉ gọi là ví, là một hệ thống làn điệu tiêu biểu nhất của dân ca Nghệ Tĩnh. Tiêu biểu bởi vì đây là một điệu dân ca phổ biến nhất, nhiều nơi hát nhất, ở khắp các vùng trong xứ Nghệ, từ Hoàng Mai đến Kỳ Anh, từ Hương Sơn, Đức Thọ đến Can Lộc, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, từ Anh Sơn, Đô Lương đến Nam Đàn, Hưng Nguyên, từ Yên Thành, Diễn Châu vào Nghi Xuân - Nghi Lộc. Đây là loại hình dân ca được rất nhiều phường hội tham gia. Những phường lao động như quay xa dệt vải có ví phường vải, phường đò dọc có ví đò đưa, phường nông nghiệp có ví phường cấy, ví đồng ruộng, phường thủ công có ví phường nón, phường võng, phường vàng, phường đi rú có ví trèo non, các cháu mục đồng có ví chăn trâu v.v…
Chảy bỏng tình yêu nguồn cội... Được tổ chức lần đầu tiên, liên hoan dân ca ví, dặm toàn tỉnh với sự tham gia của 12 CLB dân ca đến từ các huyện, thị, thành đã gặt hái được những thành công nhất định. Tại sân khấu này, người ta đã thấy sự hồi sinh mãnh mẽ của các loại hình dân ca cổ Hà Tĩnh trong trái tim nhân dân và cả trong sinh hoạt thường nhật. Không chỉ có thế, liên hoan còn tạo động lực thúc đẩy nhiều hoạt động ở cơ sở nhằm khôi phục, phát huy những giá trị văn hóa, nghệ thuật của dân ca ví, dặm Xứ Nghệ….
Nhạc sĩ An Thuyên:Thực chất các làn điệu dân ca ví, giặm được xây dựng trên cái trục 3 nốt nhạc Mi - La - Đô - An Thuyên VHNA: Nhạc sĩ An Thuyên, từ những năm cuối thập kỷ 60 (TK XX) là cán bộ của Ty Văn hóa Nghệ An và đã được trực tiếp tham gia công tác sưu tầm nghiên cứu dân ca dưới sự chỉ đạo của các vị lãnh đạo ngành lúc bấy giờ. Sau khi nhập ngũ ông tiếp tục con đường âm nhạc của mình với nhiều thành tựu góp phần làm nên đời sống âm nhạc nước nhà trong khoảng 2 thập kỷ nay. Trong các sáng tạo của mình, di sản âm nhạc và văn học của dân ca Nghệ Tĩnh là điểm tựa, là chất liệu cho các tác phẩm của ông. VHNA đã có cuộc trao đổi với ông về dân ca Nghệ Tĩnh, những gắn bó và cảm nhận của ông với dân ca Nghệ Tĩnh.
Khai hội Lễ hội đền Lê Khôi Sáng ngày 19/06, UBND huyện Thạch Hà đã tổ chức khai hội Lễ hội đền Lê Khôi, kỷ niệm 566 năm ngày mất của Chiêu Trưng Đại vương Lê Khôi - người có công trong chống giặc Minh xâm lược và chấn hưng bờ cõi phía nam đất nước.
Nhạc sĩ Nguyễn Tài Tuệ sinh năm 1936 tại Thanh Văn, Thanh Chương, Nghệ An. Năm 1955, ông rời quê hương ra Hà Nội để bước vào con đường văn chương với mục đích sau này làm giáo viên dạy văn. Nhưng ông đã dần nhận ra con đường âm nhạc mới là khát vọng của mình và ông đã trở thành một nhạc sĩ với nhiều nhạc phẩm nổi tiếng như Xa Khơi, Mơ Quê….
Các sáng tác của ông có một điểm đặc biệt là đều mang âm hưởng dân gian, từ điệu ví dặm quê nhà Nghệ Tĩnh đến ca dao Nam Bộ. VHNA với ông đã có cuộc trò chuyện về sự ảnh hưởng của văn hóa dân gian Nghệ Tĩnh đến con đường sáng tác của ông, và những trải nghiệm về sáng tác âm nhạc…
Các làn điệu dân ca Nghệ Tĩnh và sự phát triển các làn điệu mới hiện nay - Thuý Hoa Bởi vậy, qua sưu tầm các làn điệu dân ca cổ, người ta đã phát hiện được có gần 20 điệu ví (ví phường vải, phường nón, phường cấy, ví trèo non, ví đi củi…), 9-10 điệu giặm (giặm vè, giặm kể, giặm cửa quyền, giặm ru, giặm xẩm….), 14-15 điệu hò (hò đầm đất, hò xeo gỗ, hò khoan đi đường, hò dô, hò leo núi…). Chúng tôi cũng nghĩ rằng, xét từ góc độ âm nhạc, dân ca hò, ví, giặm Nghệ Tĩnh có khá nhiều làn điệu.
Đôi điều về dân ca Nghệ Tĩnh - Thái Kim Đỉnh ĐỐI với âm nhạc, tôi là “môn ngoại hán”, là người đứng ngoài cửa. Nhưng là người làm công tác sưu tầm, nghiên cứu văn học dân gian, nên với dân ca, tôi tự coi mình là người trong nhà vì ở dân ca lời hát không kém phần quan trọng so với làn điệu, hơn nữa lời hát là yếu tố đầu tiên, yếu tố xuất phát. Mà lời hát, tức là phần văn học, thì có liên quan đến công việc của tôi, do đó, tôi muốn được trao đổi đôi điều.
Nỗi niềm sông Lam (Baonghean) Những ngày hè nóng bức, chúng tôi thực hiện chuyến hành trình ngược vùng đất Phủ Tương xưa (gồm các huyện Con Cuông, Tương Dương và Kỳ Sơn ngày nay), nơi thượng nguồn của dòng sông Lam, biểu tượng của văn hóa xứ Nghệ. Con sông ấy vẫn mải miết xuôi dòng để hòa mình với đại dương bao la nhưng dường như nó đang chứa chất một nỗi niềm sâu kín mà không phải ai cũng dễ dàng nhận ra.
Xanh xanh rừng bần (Baonghean) Cữ này, đi từ Bến Thủy xuôi Cửa Hội theo đường ven sông Lam, đến quãng cách Thành phố Vinh khoảng 8 km về phía Đông Bắc, ta bắt gặp màu xanh của một loài cây đang mùa phô lộc nõn. Cây chen cành ken lá mà vươn lớn, sum suê dồn nén sức sống bền bỉ nơi cửa sông, thành rừng, thành “bức lũy xanh” tự thuở nào?
Hậu phương quân đội 40 năm đi tìm hài cốt người yêu QĐND - Dù mới chỉ là một lời thề hẹn trước khi anh vào chiến trường, nhưng khi nhận tin anh hy sinh, chị đã tự coi mình là con dâu của gia đình anh. Hằng năm, cứ đến ngày anh hy sinh và ngày 27-7, chị đều làm giỗ anh chu đáo. Những lúc nhớ anh, chị vẫn giở sổ viết những dòng nhật ký đẫm nước mắt. Hơn thế nữa, chị đã tự thân lặn lội hàng vạn cây số trong mấy chục năm trời để tìm hài cốt người yêu của mình.
Chân dung ba anh em họ Phạm - Nguyễn Thúc Chuyên Ba anh em họ Phạm này là con cụ Phạm Văn Bật, người làng Thái Hà, xã Việt Yên hạ (Đức Phong/Tùng Ảnh), huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Ba người con trai của cụ sinh liền kề nhau được cụ đặt tên theo thứ tự là: Phạm Văn Ngôn, Phạm Văn Thản, Phạm Đương Nhân.
Hà Tĩnh - thành phố bình minh
Chẳng
biết là do trung tâm tỉnh lỵ thời vua Minh mạng lập tỉnh (1831) có con
sông Hà Hoàng chảy phía Đông Bắc hay do cái vùng đất từ bao đời luôn
mang vẻ trầm mặc yên tĩnh mà Hà Tĩnh trở thành tên của một vùng đất có
núi Hồng dựng tầm vóc, sông La bồi đắp nên tâm hồn. Trung tâm tỉnh lỵ,
tỉnh thành Hà Tĩnh ( năm 1833) và Thị xã Hà Tĩnh sau này (1924) tuy
không lớn nhưng đã ghi dấu những đau thương anh dũng và sáng ngời nhân
văn của biết bao thế hệ người Thành Sen.Thành phố Hà Tĩnh đến ngày
15-6-2012 vừa tròn 5 tuổi nhưng đã mang trong mình khí chất sông núi và
những trầm tích văn hóa suốt dọc chiều dài 180 năm.
Một áng hùng văn trên vách núi (Baonghean)LTS: Ma nhai kỷ công bi văn là tấm bia do Hoàng giáp Nguyễn Trung Ngạn soạn và khắc lên vách núi Thành Nam, kỷ niệm chiến công của Thái thượng hoàng Trần Minh. Đây là một trong những tấm văn bia “độc nhất vô nhị” trên đất nước ta, tốn nhiều “giấy dó mực Tàu” của nhiều sử gia thời phong kiến. Dù đã qua gần 7 thế kỷ, bài văn khắc trên núi đá năm nào như vẫn còn tươi nét bút. Tháng 7/2011, Văn bia này được Bộ VH-TT&DL công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia...
Chân dung Hồ Xuân Hương qua 31 bài thơ tình của Tốn Phong - Phạm Trọng Chánh Tiếc rằng cách đây hai trăm năm, Hồ Xuân Hương không như nàng Tiểu Thanh nhờ một họa sĩ truyền thần vẽ lại chân dung nàng truyền lại cho đời sau. Tiếc rằng không có một nhạc sĩ yêu nàng như Fédéric Chopin mười năm yêu George Sand truyền lại cho đời những Dạ khúc, những Sonate, Préludes bất tử.
Mối tình Hồ Xuân Hương và Hiệp trấn Sơn Nam Hạ Trần Quang Tĩnh - Phạm Trọng Chánh Trong Lưu Hương Ký có một bài thơ chữ Hán tuyệt bút của Hồ Xuân Hương, đó là bài thơ Dữ Sơn Nam Hạ Hiệp trấn Quan Trần Hầu. Bài họa nguyên vận Quan Hiệp trấn Sơn Nam Hạ Trần Quang Tĩnh. Bài thơ dùng điển tích lạ và tài tình, chỉ dùng ít chữ mà tả được những tâm sự, tình ý uẩn khúc của nàng, đúng như lời khen của Cư Đình: “Học rộng mà thuần thục, dùng chữ ít mà đầy đủ, từ mới lạ mà đẹp đẽ, thơ đúng phép mà văn hoa, thật là một bậc tài nữ”.
Trong 38 nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu văn học trên toàn quốc được
nhận Giải thưởng Nhà nước đợt này (2012), riêng Nghệ An đã có 4 tác giả:
Nguyễn Trọng Tạo, Cao Tiến Lê, Thái Bá Lợi, Phan Hồng Giang. Dịp này,
chúng tôi đã có cuộc trao đổi với nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo để hiểu thêm
về con đường sáng tạo của một nhà thơ xứ Nghệ.