Xanh xanh rừng bần (Baonghean) Cữ này, đi từ Bến Thủy xuôi Cửa Hội theo đường ven sông Lam, đến quãng cách Thành phố Vinh khoảng 8 km về phía Đông Bắc, ta bắt gặp màu xanh của một loài cây đang mùa phô lộc nõn. Cây chen cành ken lá mà vươn lớn, sum suê dồn nén sức sống bền bỉ nơi cửa sông, thành rừng, thành “bức lũy xanh” tự thuở nào?
Hậu phương quân đội 40 năm đi tìm hài cốt người yêu QĐND - Dù mới chỉ là một lời thề hẹn trước khi anh vào chiến trường, nhưng khi nhận tin anh hy sinh, chị đã tự coi mình là con dâu của gia đình anh. Hằng năm, cứ đến ngày anh hy sinh và ngày 27-7, chị đều làm giỗ anh chu đáo. Những lúc nhớ anh, chị vẫn giở sổ viết những dòng nhật ký đẫm nước mắt. Hơn thế nữa, chị đã tự thân lặn lội hàng vạn cây số trong mấy chục năm trời để tìm hài cốt người yêu của mình.
Chân dung ba anh em họ Phạm - Nguyễn Thúc Chuyên Ba anh em họ Phạm này là con cụ Phạm Văn Bật, người làng Thái Hà, xã Việt Yên hạ (Đức Phong/Tùng Ảnh), huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Ba người con trai của cụ sinh liền kề nhau được cụ đặt tên theo thứ tự là: Phạm Văn Ngôn, Phạm Văn Thản, Phạm Đương Nhân.
Hà Tĩnh - thành phố bình minh
Chẳng
biết là do trung tâm tỉnh lỵ thời vua Minh mạng lập tỉnh (1831) có con
sông Hà Hoàng chảy phía Đông Bắc hay do cái vùng đất từ bao đời luôn
mang vẻ trầm mặc yên tĩnh mà Hà Tĩnh trở thành tên của một vùng đất có
núi Hồng dựng tầm vóc, sông La bồi đắp nên tâm hồn. Trung tâm tỉnh lỵ,
tỉnh thành Hà Tĩnh ( năm 1833) và Thị xã Hà Tĩnh sau này (1924) tuy
không lớn nhưng đã ghi dấu những đau thương anh dũng và sáng ngời nhân
văn của biết bao thế hệ người Thành Sen.Thành phố Hà Tĩnh đến ngày
15-6-2012 vừa tròn 5 tuổi nhưng đã mang trong mình khí chất sông núi và
những trầm tích văn hóa suốt dọc chiều dài 180 năm.
Một áng hùng văn trên vách núi (Baonghean)LTS: Ma nhai kỷ công bi văn là tấm bia do Hoàng giáp Nguyễn Trung Ngạn soạn và khắc lên vách núi Thành Nam, kỷ niệm chiến công của Thái thượng hoàng Trần Minh. Đây là một trong những tấm văn bia “độc nhất vô nhị” trên đất nước ta, tốn nhiều “giấy dó mực Tàu” của nhiều sử gia thời phong kiến. Dù đã qua gần 7 thế kỷ, bài văn khắc trên núi đá năm nào như vẫn còn tươi nét bút. Tháng 7/2011, Văn bia này được Bộ VH-TT&DL công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia...
Chân dung Hồ Xuân Hương qua 31 bài thơ tình của Tốn Phong - Phạm Trọng Chánh Tiếc rằng cách đây hai trăm năm, Hồ Xuân Hương không như nàng Tiểu Thanh nhờ một họa sĩ truyền thần vẽ lại chân dung nàng truyền lại cho đời sau. Tiếc rằng không có một nhạc sĩ yêu nàng như Fédéric Chopin mười năm yêu George Sand truyền lại cho đời những Dạ khúc, những Sonate, Préludes bất tử.
Mối tình Hồ Xuân Hương và Hiệp trấn Sơn Nam Hạ Trần Quang Tĩnh - Phạm Trọng Chánh Trong Lưu Hương Ký có một bài thơ chữ Hán tuyệt bút của Hồ Xuân Hương, đó là bài thơ Dữ Sơn Nam Hạ Hiệp trấn Quan Trần Hầu. Bài họa nguyên vận Quan Hiệp trấn Sơn Nam Hạ Trần Quang Tĩnh. Bài thơ dùng điển tích lạ và tài tình, chỉ dùng ít chữ mà tả được những tâm sự, tình ý uẩn khúc của nàng, đúng như lời khen của Cư Đình: “Học rộng mà thuần thục, dùng chữ ít mà đầy đủ, từ mới lạ mà đẹp đẽ, thơ đúng phép mà văn hoa, thật là một bậc tài nữ”.
Trong 38 nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu văn học trên toàn quốc được
nhận Giải thưởng Nhà nước đợt này (2012), riêng Nghệ An đã có 4 tác giả:
Nguyễn Trọng Tạo, Cao Tiến Lê, Thái Bá Lợi, Phan Hồng Giang. Dịp này,
chúng tôi đã có cuộc trao đổi với nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo để hiểu thêm
về con đường sáng tạo của một nhà thơ xứ Nghệ.
Về ngôi mộ Hoàng bảng Đại tướng quân Hà Tông Chính - Bách Khoa Trong đợt khảo sát địa danh và nhân vật lịch sử trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh, nhóm nghiên cứu di sản văn hóa đã trực tiếp khảo sát ngôi mộ cổ liên quan đến nhân vật lịch sử cuối thế kỷ 14 đầu thế kỷ 15 ở phường Nguyễn Du.
Một người Nghệ, tác giả bài thơ “Đế hệ thi” triều Nguyễn (Baonghean) - Sau khi lên ngôi, vua Minh Mạng có cho soạn bài “Đế hệ thi” và 10 bài “Phiên hệ thi” để đặt chữ lót trước tên cho con cháu trực hệ vua (đế hệ) cùng con cháu của mười hoàng tử anh em (phiên hệ). “Đế hệ thi” được soạn theo thể thức thơ tứ tuyệt có nội dung một bài thơ hoàn chỉnh.
Dân ca Nghệ Tĩnh - một mảng tâm hồn của dân tộc TÔi cứ nghĩ mãi về một câu chuyện có thật là Bác Hồ muốn được nghe một khúc hát dân ca, một câu hò ví giặm trước lúc đi xa “Qua bên kia bầu trời”. Vì sao một ước mơ nhỏ nhoi, trong giờ phút lâm chung của Bác lại là muốn nghe một điệu hát dân ca?
Hồ Xuân Hương và quan Hiệp Trấn Sơn Nam Thượng Trần Ngọc Quán - Phạm Trọng Chánh Trần Ngọc Quán quê Nghệ An, trước làm quan Cai Bạ doanh Quảng Đức (Chức vụ đứng đầu một doanh, tỉnh Thừa Thiên ngày sau). Tháng 2 năm Ất Hợi (1815) được bổ nhậm chức Hiệp Trấn Sơn Nam Thượng (Đại Nam Thực Lục 1/50/7a). Trấn này gồm hai tỉnh Hà Nội và Hưng Yên ngày sau và trị sở ở Châu Cầu (Phủ Lý).
Bà Tú Lường - Phạm Thị Tảo (Baonghean) - Việt Nam nói chung, xứ Nghệ nói riêng hiếm người phụ nữ được dân tôn làm Thần Thành Hoàng, lập đền thờ tại làng, xã mình. Thế mà ở làng Phương Lịch, nay là xã Diễn Hoa, huyện Diễn Châu, có bà Tú Lường - Phạm Thị Tảo đã được nhân dân làng chùa Me (nay là làng Đạo Lý, xã Lý Thành, huyện Yên Thành) tôn làm Bản Cảnh Thành Hoàng và lập đền thờ Bà từ năm Nhâm Thân (1932)…
Tư Chu - "vị tướng" biệt động Sài Gòn huyền thoại
Ra
đi ở tuổi 86, cả cuộc đời ông hầu như gắn bó với mảnh đất Sài Gòn. Từ
nhân vật Tư chung trong bộ phim nổi tiếng “Biệt động Sài Gòn” cho đến
khi vĩnh biệt cõi đời này, trong tâm khảm những người đồng đội sinh tử
một thời, ông mãi mãi là một vị tướng biệt động Sài Gòn, mặc dù cấp bậc
của ông là Đại tá.
1. Tốn Phong họ Phan, cùng họ với nữ sĩ Phan My Anh. Giáo sư Hoàng Xuân Hãn, đoán tên là Huân, nghĩa là Nam Phong. Gió nam, hay Tốn Phong nhưng chữ phong trong bài tựa Lưu Hương Ký lại có nghĩa là núi. Tốn Phong tên thật là Phan Nam Sơn chăng? Tiếc là chưa tìm được gia phả để truy nguyên Tốn Phong là Phan Huy Huân hay Phan Nam Sơn. Trong bài tựa cho Lưu Hương Ký, Tốn Phong còn xưng danh hiệu Nham Giác Phu, nghĩa là Người ẩn trong núi mà hiểu sự đời. Bài thơ số 10 trong 31 bài thơ tặng Hồ Xuân Hương, Tốn Phong cho địa chỉ:
Thơ La Sơn phu tử viết về quê hương - Phạm Tuấn Vũ Nguyễn Thiếp (1723-1804) tự là Khải Xuyên, hiệu là Lạp Phong cư sĩ, quê ở làng Mật Thôn, xã Nguyệt Ao, huyện La Sơn (nay thuộc huyện Đức Thọ) tỉnh Hà Tĩnh. Ông được đương thời tôn xưng là La Sơn phu tử. Phu tử là danh hiệu xưa kia dành cho người được coi là bậc thầy thiên hạ. Nguyễn Thiếp “thiên tư sáng suốt, học rộng hiểu sâu” và đỗ đạt sớm: hai mươi tuổi đỗ hương giải (đỗ đầu thi Hương), hai mươi sáu tuổi đỗ tam trường (đỗ ba kỳ trong bốn kỳ của thi Hội). Ông làm huấn đạo (quan coi việc học hành của phủ, huyện) sau làm tri huyện, tất cả trong vòng mười năm, sau đó về ẩn dật.Theo các nhà nghiên cứu, thơ La Sơn phu tử được giới thiệu xưa nay chưa phải là toàn bộ thơ của vị danh sĩ đất Lam Hồng. Vậy mà ta thấy trong số đó đã có nhiều bài viết về quê hương, một bài báo ngắn không thể kể ra hết được.
Đền Cửa Lũy - niềm tự hào của vùng đất Anh Sơn (Baonghean.vn) - Ở xã Hoa Sơn, huyện Anh Sơn có ngôi đền nép mình dưới chân một ngọn núi đá với dáng vẻ rêu phong trầm mặc. Trước mặt ngôi đền là dãy núi đá chạy dọc theo phía Tây. Có lẽ, nằm ở vị trí nối liền giữa hai dãy núi như một thành lũy thiên tạo nên ngôi đền ấy có tên là Cửa Lũy?
Đảo Ngư - Điểm du lịch hấp dẫn (Baonghean) - Tàu quân sự 11-14-04 rời bán đảo Lan Châu, đưa chúng tôi ra với đảo Ngư, hòn đảo anh hùng trong những năm chiến tranh chống Mỹ, ra với ngôi chùa tọa lạc trên đảo từ cách đây 700 năm. Những cảm nhận vẫn còn nguyên như lần đầu...