Trang chủ Liên hệ       Thứ hai, Ngày 23/12/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
  -  Pháp luật và cuộc sống
  -  Giáo dục
  -  Sân khấu - Điện Ảnh - Thời Trang-Ca Nhạc
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Văn hóa - Xã hội >
  Sống khổ trên vùng chồng lấn Quảng Nam - Kon Tum: [Bài 1] Ngôi làng cô độc giữa đại ngàn Sống khổ trên vùng chồng lấn Quảng Nam - Kon Tum: [Bài 1] Ngôi làng cô độc giữa đại ngàn , Người xứ Nghệ Kiev
 
Sky Nguyen  
Giao thông cách trở khiến cho thôn 3 ở xã Trà Vinh gần như tách biệt với bên ngoài. Những năm qua, người dân phải sống trong cảnh khó khăn, vất vả đủ bề.
Sống khổ trên vùng chồng lấn Quảng Nam - Kon Tum: [Bài 1] Ngôi làng cô độc giữa đại ngàn
 Đường từ trung tâm xã Trà Vinh vào thôn 3 chỉ dài gần 10km nhưng phải đi mất hơn 1 tiếng mới tới nơi. Ảnh: L.K.

LTS: Hàng chục năm qua, người dân ở thôn 3 (xã Trà Vinh, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam) dù có hộ khẩu ở tỉnh Quảng Nam nhưng lại sinh sống, sản xuất trên vùng đất thu‌ộc đị‌a giới của xã Đăk Nên (huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum). Việc chồng lấn này đã khiến cho các địa phương không thể đầu tư cơ sở hạ tầng để người dân phát triển kinh tế, đảm bảo các nhu cầu thiết yếu của cuộc sống. Đến nay, vấn đề này vẫn chưa có phương án giải quyết dứt điểm khiến cho đời sống của bà con rất khó khăn.

Gian nan đường về làng nhỏ

Xã Trà Vinh nơi có vùng địa giới chồng lấn với tỉnh Kon Tum cách trung tâm tỉnh lỵ của tỉnh Quảng Nam khoảng 130km. Để đến được đây, chúng tôi phải vượt qua con đường núi quanh co, đèo cao dốc đứng với nhiều đoạn còn thi công nham nhở.

Xuất phát từ TP Tam Kỳ từ 5h sáng, đến gần quá trưa mới đến được trung tâm của xã Trà Vinh. Ông Nguyễn Công Tạ, Bí thư Đảng ủy xã Trà Vinh niềm nở đón chúng tôi trước sân trụ sở và không quên dặn dò: “Các anh tranh thủ vào với bà con sớm chứ mùa này đến trưa lại mưa, đường sá khó đi lắm, người không quen sợ không đi nổi”.

Qua vài câu chào hỏi vội, vị Bí thư Đảng ủy xã cử một số anh em dẫn đường cùng chúng tôi vào thôn 3. Nơi đây cách trung tâm xã tầm 10km, kết nối qua con đường đất độc đạo rộng tầm 2m. Gọi là đường nhưng thực ra trước kia cũng chỉ là lối mòn người dân tự mở. Đến gần đây, nhờ nguồn vốn xã hội hóa, đoạn đường này mới được mở rộng, cải tạo thêm chút ít cho xe máy có thể ra vào được.

Di chuyển được bằng xe máy nhưng cũng không phải dễ, mặt đường hầu như từ đầu đến cuối đều lởm chởm những hòn đá núi to nhỏ đủ kích cỡ. Một số đoạn khác đường sình lầy với chi chít những sống trâu sâu đến hơn cả gang tay. Chiếc xe máy “nhảy ngựa” liên tục, thỉnh thoảng lại nghe tiếng đá va đập vào thân xe côm cốp.

Bất chợt bị sa lầy, tôi trả về số 1, kéo ga hết cỡ nhưng chiếc xe vẫn không hề nhúc nhích. Phía bên dưới, lốc máy nóng hầm hập, bốc lên mùi khét lẹt. Anh bạn đồng nghiệp ngồi phía sau nhảy xuống, chật vật mãi, cả 2 mới đưa được chiếc xe ra khỏi điểm mắc kẹt. Điểm cuối con đường, chúng tôi phải vượt qua cái cầu treo dài tầm 50m, nằm lơ lửng cách mặt suối khoảng 15m.

Ngôi làng nằm biệt lập giữa núi rùng với đa số là người đồng bào Ca Dong sinh sống. Ảnh: L.K.

Do sử dụng nhiều năm, một số thanh ván trên mặt cầu đã mục nát. Để đảm bảo an toàn, 1 lần chỉ cho phép 1 người và 1 xe đi qua. Vậy nhưng, ai lần đầu đi trên cây cầu này cũng không tránh khỏi cảm giác thót tim trước sự chao nghiêng, rung lắc dữ dội, chỉ cần 1 chút không cẩn thận có thể trượt ngã xuống suối bất cứ lúc nào.

Dù quãng đường chỉ dài khoảng 10km, nhưng phải mất hơn 1 giờ đồng hồ vật vã, đoàn chúng tôi mới đến được thôn 3. Anh Nguyễn Văn Hai, Phó công an xã Trà Vinh cho hay, mất chừng đó thời gian cũng là tốt lắm rồi chứ trước đây còn khó khăn gấp bội. Nếu không phải là người địa phương, không quen đường thì có khi phải mất hơn nửa ngày mới tới nơi.

Thôn 3 chính là vùng địa giới hành chính bị chồng lấn giữa tỉnh Quảng Nam và tỉnh Kon Tum nhiều năm nay. Tại đây, hầu hết người dân là đồng bào Ca Dong sinh sống. Ngôi làng của họ nằm bình yên ở vùng lưng chừng đồi, xung quanh là những dãy núi cao dựng đứng, ngát màu xanh cây lá.

Toàn thôn chỉ có duy nhất một con đường chính dẫn ra trung tâm. Từ dưới sườn dốc ngược lên, những ngôi nhà bằng gỗ, mái lợp tôn, nền đất hoặc mành tre được người dân dựng lên làm chỗ che nắng, trú mưa và sinh hoạt cho cả gia đình.

Ranh giới giữa những căn nhà là những dãy đá núi tự nhiên. Cứ cách đoạn lại bắt gặp những tảng đá lớn nhô cao, thực tế khó khăn này khiến cho cả toàn thôn không có nổi một con đường nhỏ nào để đi lại. Từ nhà này qua nhà khác phải men theo những lối nhỏ sát bên các vách đá, bên kia là bờ vực cao thấp khác nhau.

Những nỗi niềm chất chứa

Những bậc cao niên nhất trong thôn cũng không ai nhớ rõ cha ông của mình đã đến đây định cư từ bao giờ. Có người bảo rằng, làng này có từ thời Tây Sơn. Khi đó, một vài tráng sĩ của vua Quang Trung sau khi giải ngũ, nhận thấy vùng đất này yên bình đã quyết định về đây lập ấp, lấy vợ, sinh con, sống cuộc đời cách xa thế sự, làm bạn với núi rừng, muông thú.

Chị Hồ Thị Hạnh (bên phải) kể về những hoàn cảnh bất hạnh ở trong thôn. Ảnh: L.K.

Hàng trăm năm trôi qua, xã hội đã có nhiều thay đổi nhưng ngôi làng nay hiện nay cũng vẫn vậy. Người dân vẫn sống cuộc sống khá biệt lập với bên ngoài khi việc giao thương, đi lại vẫn còn muôn vàn khó khăn. Người trong làng bảo rằng, nhiều khi có dịp xuống trung tâm xã, huyện, thấy xã hội ngày càng phát triển, nhìn lại bà con mình vẫn còn vất vả quá cũng thấy mủi lòng. Mơ ước về sự đổi thay có lẽ còn quá xa vời.

Ngồi trước mái hiên căn nhà gỗ, mặt hướng về phía núi, chị Hồ Thị Hạnh (SN 1981) buồn rầu bảo, cuộc sống của bà con trong làng cũng chỉ phụ thuộc vào trời. Trời thương thì còn có ăn còn không thì đành chịu. Gia đình chị có 4 con bò là tài sản lớn nhất nhưng không may bị dịch bệnh chết cách đây 2 năm.

“Bò thả ở ngọn núi cách nhà khá xa nên khi phát hiện sự việc thì cũng đã muộn, đành vứt bỏ. Mà có phát hiện bệnh thì cũng đành chịu chứ thuốc men đâu ra mà cứu chữa. Ở đây nuôi con gì cũng khó, trước đây còn đỡ chứ mấy năm nay dịch bệnh liên miên. Giờ chỉ còn trông chờ vào mấy sào lúa rẫy, cả gia đình rau cháo qua ngày”, chị Hạnh tâm sự.

Cũng theo lời của chị Hạnh, sống cách biệt với bên ngoài khiến cho không ít trường hợp của người dân trong thôn lâm vào tỉnh cảnh vô cùng bất hạnh, đặc biệt là khi ốm đau, bệnh tật. Đã không ít lần, chị cùng với mọi người chứng kiến bà con của mình không may rời xa cuộc sống trước sự bất lực của tất cả mọi người.

Đời sống của người dân ở thôn 3, xã Trà Vinh vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn. Ảnh: L.K.

“Ở đây đường sá xa xôi cách trở, từ làng ra đến trung tâm y tế huyện mất hàng chục cây số, người bệnh khó có thể chở bằng xe máy nên phải cõng hoặc khiêng bộ bằng võng, đi mất vài giờ đồng hồ mới tới nơi. Vừa rồi trong thôn cũng có 2 trường hợp, một người không hiểu sao tự nhiên co giật, do không biết làm cách nào để cứu chữa nên 2 tiếng sau thì mất.

Còn trường hợp khác là thanh niên còn trẻ, vô tình bị trượt chân ngã, sau đó cũng không qua khỏi. Nếu được chăm sóc y tế kịp thời, biết đâu họ đã không phải chết…”, chị Hạnh bỏ lửng câu nói rồi ngồi nhìn về phía những ngôi nhà của những nạn nhân vừa kể với sự trầm tư. Chẳng biết đến bao giờ, cuộc sống của bà con nơi đây mới đổi khác, để họ không phải ngậm ngùi chứng kiến những tình cảnh đau thương như vậy nữa.

Bao đời nay, người dân ở thôn 3, xã Trà Vinh sống nhờ núi, nhờ rừng che chở. Những cây rừng, con suối vẫn đang từng ngày nuôi lớn hàng thế hệ con người nơi đây. Nhưng lúc tai ương, hoạn nạn họ vẫn rất cần sự trợ giúp từ bên ngoài. Vậy mà đến nay, vì điều kiện khó khăn nên các chính sách hỗ trợ vẫn chưa đáng kể. Bà con cần lắm những sự đổi thay để đời sống bớt cơ cực, vất vả hơn.

Nguồn Tin:  nongnghiep
https://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=3599266

  Các Tin khác
  + Bán vé tàu Tết và tổ chức chạy thêm chặng dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (06/12/2024)
  + Thủ tướng phê duyệt danh sách thành viên Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp (06/12/2024)
  + Chủ tịch nước Lương Cường: Xây dựng ngành tòa án tinh - gọn - mạnh (02/12/2024)
  + An Giang: Rắn độc bò vào nhà dân vì nhiều người phóng sinh trăn, rắn trên núi? (02/12/2024)
  + TPHCM xin ý kiến việc đặt tên lãnh đạo Đảng, Nhà nước cho các đoạn quốc lộ (02/12/2024)
  + Thị sát thực tế, Chủ tịch Hà Nội "chốt" thời hạn hồi sinh sông Tô Lịch (02/12/2024)
  + Thầy bói online nở rộ, người dân tiền mất tật mang, ĐBQH chất vấn Bộ trưởng giải pháp nào để xử lý (12/11/2024)
  + Chủ tịch Quốc hội đề nghị các Bộ trưởng, Trưởng ngành thực hiện tinh thần "nói đi đôi với làm và làm ngay" (12/11/2024)
  + An Tây trước khi liên quan ma túy: Kiếm tiền tỷ từ mạng xã hội, sống sang chảnh (11/11/2024)
  + Thủ tướng đề nghị Trung Quốc hỗ trợ vốn, công nghệ xây 3 tuyến đường sắt (07/11/2024)
  + Rủi ro "mất tích" của phi công khi cố đưa máy bay Yak-130 xa khu dân cư (07/11/2024)
  + Quảng cáo thực phẩm chức năng như thần dược: Sai sự thật, bất chấp đạo đức (07/11/2024)
  + Quá khứ vào tù ra tội của trùm giang hồ Bình "Kiểm" (06/11/2024)
  + Công an tỉnh Tây Ninh hỗ trợ Campuchia khống chế đám cháy ở casino (05/11/2024)
  + Hai bệnh viện chục tỷ bỏ không, ĐBQH đề nghị đưa vào sử dụng ngay (05/11/2024)
  + Đại biểu Quốc hội nói về sàn Temu hoạt động "bát nháo", giá vàng nhảy múa (24/10/2024)
  + Quy trình bầu Tổng Bí thư, Bộ Chính trị, Ban Bí thư theo Quy định mới của Đảng (23/10/2024)
  + Công an triệu tập 5 người dân ở Đà Lạt đăng tin xuyên tạc về Đoàn mô tô hộ tống và Kỵ binh (13/10/2024)
  + Phó Chủ tịch Quốc hội: Nên giảm bớt xây dựng công trình hoành tráng rồi một năm chỉ sử dụng đôi lần (08/10/2024)
  + Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu "điểm sáng" của nền kinh tế sau bão lũ (07/10/2024)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 4
Total: 65996436

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July