Nhân Kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Đại tướng Võ Nguyên Giáp, lãnh đạo tỉnh Quảng Bình đã đến dâng hương tại Nhà lưu niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp và viếng khu mộ Đại tướng tại Vũng Chùa - Đảo Yến.
Múa rom vong (hay múa lâm thôn) có vị trí quan trọng trong các cuộc sinh hoạt tập thể, gắn với cuộc sống đời thường, gắn với các lễ hội cổ truyền của dân tộc Khmer như: Chôl Chnăm Thmây, Sen Dolta, Oc Oom Booc... Đây là một di sản được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia từ năm 2019.
(NSHN) - Bao quanh bởi những dãy
đá vôi, đồng đất An Phú của huyện Mỹ Đức xưa kia chỉ cấy được một vụ
lúa, giờ đây, nhiều hộ dân chuyển sang trồng sen lấy hạt. Khác với nhiều
đầm sen ở Hà Nội, hoa sen ở An Phú nở muộn hơn, đẹp nhất là khoảng thời
gian cuối tháng 6 đến đầu tháng 9 hằng năm. Với gần 200ha sen xen giữa
những dãy núi đá vôi trùng điệp, không gian nơi đây càng trở nên đặc
biệt. Thời điểm này, có thể nói, An Phú là vựa sen lớn nhất của Thủ đô.
Chồng công tác ở Biên phòng cửa khẩu cảng Đà Nẵng gửi thư vợ mình đang công tác ở Công an quận Cẩm Lệ, ngày đêm chống dịch Covid-19, bức thư xúc động vào ngày truyền thống Công an nhân dân.
(HNMCT) - Chùa Ái Mộ (Thiên Định
tự) nằm cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 3km, thuộc địa bàn tổ 5,
phường Ngọc Lâm (quận Long Biên). Đây là công trình Phật giáo được khởi
dựng từ rất sớm.
Tết Ngô còn có tên gọi khác là tết "Mùa mưa"-
tết cổ truyền lớn nhất trong năm của đồng bào Cống ở Lai Châu. Hiện nay,
người Cống ở Lai Châu có khoảng hơn 2000 người tập trung ở hai huyện
Nậm Nhùn và Mường Tè. Tuy dân số không nhiều, nhưng đồng bào Cống vẫn
giữ được những giá trị văn hóa riêng và Lễ hội Tết Ngô là một trong
những nét văn hóa đặc sắc từ ngàn xưa còn lưu lại .
Nguyên là một cán bộ khoa học kỹ thuật quân sự
và là người yêu thích, say mê lịch sử dân tộc, từng có nhiều sáng chế
cải tiến trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng, nhưng Đại tá, cựu chiến
binh Nguyễn Hồng Phong lại được nhiều người biết đến hơn với công trình
chế tác mô hình các loại súng thần công của Việt Nam. Không chỉ đơn
thuần có giá trị trưng bày, lưu niệm, sản phẩm của ông còn mang ý nghĩa
giáo dục truyền thống lịch sử, khơi dậy niềm tự hào dân tộc và chứa đựng
nét tài hoa của các nghệ sĩ, nghệ nhân đất Việt.
Thờ cúng tổ tiên là tín ngưỡng truyền thống
trong cộng đồng người Giáy thể hiện lòng biết ơn của các thế hệ sau đối
với thế hệ đã khuất trong gia đình, dòng họ.
Có một phiên chợ mà việc bán mua chẳng quan trọng, nhưng ấm đượm vẻ đẹp trên cao nguyên Hà Giang. Đó là chợ tình Khâu Vai, hay còn gọi là chợ Phong Lưu, mỗi năm tổ chức một lần vào ngày 27/3 âm lịch. Phiên chợ độc đáo đã góp phần giúp đời sống người dân xứ đá trở nên sinh động, gìn giữ được nét văn hóa đặc sắc nơi đây.
40 năm kế thừa và phát triển phương pháp chữa
bệnh cổ truyền của dòng họ, Lương y Nguyễn Thái Hà là người có nhiều
cống hiến cho y học cổ truyền Việt Nam cũng như tạo nên dấu ấn của Y học
Sao Phương Đông trong công tác chữa bệnh cho cộng đồng. Ông hiện là
Viện trưởng Viện Nghiên cứu Ứng dụng Y học dân tộc và Dưỡng sinh Việt,
Chủ tịch Hội đồng quản trị Y dược học Sao Phương Đông.
Tiến sỹ Lê Kiên Thành : Cả đất nước vì Sài Gòn. (Dân trí) - Những khó khăn của Sài Gòn trong đại dịch có lẽ mới chỉ bắt đầu, nhưng kể cả khi Sài Gòn khó khăn thêm 1.000 lần nữa, chắc chắn cả nước cũng sẽ sẵn sàng vì Sài Gòn mà cho đi thêm 1.000 lần nữa.
Mỗi tác phẩm đều có cái độc đáo khác nhau, tôi
không thể sáng tác bức thứ hai giống như bức thứ nhất, nên có một số tác
phẩm tôi không bán, mặc dù đời nghệ nhân của tôi cũng không khá giả gì.
Đó là lời tâm sự của ông Đinh Ngọc Đạt (61 tuổi) ở trong khu chợ phố cổ
Hội An, số 13, Trần Quý Cáp (Hội An - Quảng Nam) - Một nghệ nhân có
biệt tài "vẽ" tranh bằng lông gà.
(HNMCT) - Trong hội thơ "Tao Đàn
nhị thập bát tú" có một “vì sao” văn võ song toàn, đó là Dương Trực
Nguyên (1468 - 1509). Vị quan trung quân, ái quốc này sớm đoản mệnh ở
tuổi 42. Di sản thi ca mà ông để lại không nhiều, nhưng vẫn đủ để phác
họa chân dung một nhà thơ yêu nước, người con của quê hương Hòe Thị.
Kpan là tên gọi một loại ghế dài của người Ê-đê,
làm bằng thân cây gỗ, đặt trong nhà dài, làm chỗ ngồi của đội cồng
chiêng trong các dịp lễ hội. Người Ê-đê coi Kpan là chiếc ghế quyền lực,
vì chỉ người giàu có ngôi nhà rất dài mới có ghế Kpan. Và khi cùng ngồi
trên ghế Kpan, mọi hận thù, khoảng cách về địa vị sẽ được xóa đi, chỉ
có tình cảm chân thành đọng lại.
Người Gia Rai quan niệm, thóc do Yàng ban tặng
nên người và thóc không được “ở” cùng nhau. Bởi lẽ đó, sự tồn tại của
kho thóc còn thể hiện sâu sắc triết lý và tín ngưỡng của người Gia Rai.
Miền quê Kinh Bắc xưa, nay là Bắc Giang - Bắc
Ninh được ngăn chia bởi dòng sông Cầu (sông Như Nguyệt), trong đó bờ Nam
thuộc tỉnh Bắc Ninh còn bên này là Bắc Giang. Cư dân hai bên sông cũng
nổi tiếng với những làn điệu dân ca quan họ êm ả, mượt mà, những làng
quan họ cổ “có lề lối” với “khuôn vàng thước ngọc”.
Đất Bình Định - xứ Vijaya xưa - từng là kinh đô
của vương quốc cổ Chăm Pa nên còn lưu giữ được nhiều dấu tích về kiến
trúc của người Chăm xưa, nổi bật là các cụm tháp còn sừng sững sau gần
ngàn năm
(HNMCT) - Đình Giáp Nhất nằm trên
địa bàn phường Nhân Chính (quận Thanh Xuân), là nơi thờ Thành hoàng làng
Phùng Luông - cháu gọi Bố Cái Đại vương Phùng Hưng là chú. Ngoài ra,
đình Giáp Nhất cũng là nơi thờ hoàng hậu Phạm Thị Uyển (vợ của vua Mai
Hắc Đế) cùng hai người em trai là Phạm Miện và Phạm Huy. Cả 3 chị em bà
đều là những danh tướng của Phùng Hưng và là anh, chị, em họ với Phùng
Luông.
Tuổi thơ của mỗi người luôn chứa đựng những hoài
niệm khác nhau, thế nhưng lại có điểm chung đó là từng “ít nhất” một
lần được nghe hát ru. Ai trong gia đình cũng có thể hát ru, nhưng nhiều
và gần gũi hơn cả vẫn là lời ru của bà, của mẹ. Đối với tôi – người con
của đồng bào Tày, lời ru của mẹ giống như một thứ “thuốc ngủ” thần kỳ,
luôn sâu đậm trong suy nghĩ, có lẽ vì điều đó mà tới khi trưởng thành,
có nhiều đêm khó ngủ, tôi vẫn ghé phòng mẹ ỉ ôi “mẹ ơi con khó ngủ quá,
mẹ hát Ứ Noọng Noòn cho con nghe nhé!”.