Bén duyên với tranh dân gian Đông Hồ từ khi 14
tuổi, đến nay đã hơn 50 năm gắn bó với nghề, nghệ nhân Nguyễn Thị Oanh
vẫn không ngừng học hỏi, gìn giữ và phát triển dòng tranh dân gian của
dân tộc.
(HNM) - Sinh ra ở làng nghề Bát
Tràng (huyện Gia Lâm) trong gia đình bốn đời gắn bó với nghề sản xuất đồ
gốm, Nghệ nhân ưu tú Tô Thanh Sơn sớm “bén duyên” với nghề truyền thống
của quê hương. Theo năm tháng, người và gốm gắn kết, hòa quyện với nhau
trong từng động tác, để rồi những sản phẩm gốm - đứa con tinh thần, lần
lượt ra đời, nhận được sự đánh giá cao của khách hàng, giới làm nghề...
Ở các làng quê xứ Bắc, rất ít nơi còn duy trì
được nghệ thuật tuồng cổ. Tuy nhiên tại làng Thổ Hà (xã Vân Hà, huyện
Việt Yên, tỉnh Bắc Giang), tuồng cổ vẫn được coi là “đặc sản” văn hóa
của làng.
Bản Lao Xa, xã Sủng Là là cái nôi của nghề
chạm bạc truyền thống của người Mông trên Cao nguyên đá Đồng Văn (Hà
Giang). Những đồ trang sức bằng bạc được làm ở Lao Xa không chỉ để
người Mông trong vùng làm đẹp và thể hiện sự giầu sang trong những
dịp lễ, Tết, mà còn được dùng như một vật bảo vệ sức khoẻ, mang
lại hạnh phúc.
Tên tuổi của Kiến trúc sư (KTS) Hồ Thiệu Trị
không chỉ gắn liền với công trình trùng tu Nhà hát lớn tại Hà Nội những
năm 1995 – 1997 mà còn có nhiều công trình kiến trúc khác như Bảo tàng
Lịch sử Việt Nam, Trung tâm Triển lãm và Hội nghị quốc tế Tp.HCM, các
trung tâm hành chính tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Long An, Hậu Giang,…
Tiếng khèn của người Mông không chỉ được sử dụng
tại gia đình vào những ngày đặc biệt mà nó còn cất lên trong những dịp
hội hè, trong những buổi giao lưu thắm tình bè bạn. Trong đời sống văn
hoá, tâm linh, tiếng khèn, cây khèn đi theo suốt cuộc đời của mỗi người
Mông, hiện diện trong lúc vui nhất, lúc buồn nhất của mỗi gia đình.
Vùng đất Tây Nguyên với các sắc thái văn hóa vô
cùng phong phú và đa dạng, được biểu hiện qua kho tàng văn học truyền
miệng, nghệ thuật cồng chiêng, hệ thống lễ hội và các di sản văn hóa vật
thể vô cùng đặc sắc, phong phú.
(HNMO) - Mùa xuân năm 1975, dưới
sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương,
quân và dân ta mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy đập tan chính quyền,
quân đội Sài Gòn, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
Chiến công vĩ đại ấy đã để lại cho cách mạng Việt Nam nhiều bài
học quý báu, trong đó có bài học về phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết
toàn dân tộc suốt chiều dài cuộc kháng chiến và xây dựng đất nước ngày
nay.
Cây me là phòng tuyến cuối cùng của Graham Martin. Ông ta từng nói với nhân viên rằng, cây me mà đổ thì thanh thế của nước Mỹ cũng tàn theo và ông ta sẽ không chấp nhận cả hai chuyện đó.
"Tôi cũng không hiểu nổi làm sao người dân Sài Gòn chuẩn bị cờ đỏ sao vàng nhanh và nhiều đến thế. Cờ ở trên ban công, trên cánh cửa, nơi công sở và cả trên tay trai gái trên đường...".
Khi đất nước tạm thời bị chia cắt thành 2 miền Nam - Bắc, ông Hường và biết bao người dân sống bên vĩ tuyến 17 vẫn quyết tâm bám giữ làng, kiên cường chiến đấu để bảo vệ quê hương đến ngày thống nhất.
Xã Hữu Khánh, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn xưa
nay được biết đến với địa danh “xứ sở của những tòa lâu đài đất”. Bởi
cho đến nay, Hữu Khánh vẫn còn giữ được gần 1.000 ngôi nhà trình tường
cổ bằng đất sét. Tuy nhiên, điều lo lắng là, qua thời gian những ngôi
nhà trình tường này đang bị xuống cấp trầm trọng; nếu không có các biện
pháp bảo tồn khẩn cấp thì trong tương lai gần “những tòa lâu đài đất”
này, sẽ chỉ còn trong hoài niệm của nhiều người.
Ngày 24.4, tàu V630 đến cảng đầu tiên, bỗng 1 chiếc ca nô đánh tín hiệu: Chú ý! Nguy hiểm! Nghe thông báo, thuyền trưởng Viên thấy bàng hoàng và lạnh toát cả người.
(HNMCT) - Viện Nghiên cứu Kinh
thành vừa công bố những nghiên cứu bước đầu về hình thái kiến trúc cung
điện thời Lý và khẳng định, cung điện Việt Nam xưa tráng lệ, quy mô
không kém cố cung của các nước châu Á khác. Đây là dấu ấn quan trọng, mở
ra cơ hội nghiên cứu chuyên sâu về các triều đại khác, đồng thời lan
tỏa niềm tự hào đến đông đảo người dân...
Lễ bỏ mả (pơ thi) là nghi lễ quan trọng của đồng
bào Gia Rai để giải phóng cho người sống khỏi mọi ràng buộc với người
chết. Sau nghi lễ này, người chết sẽ thực sự về với xứ sở của các thần.
Không gian tĩnh lặng, hương trầm bảng lảng, các
ngôi Đền cổ kính càng trở nên uy nghi, tôn nghiêm chất chứa linh khí đất
trời, công đức tổ tiên từ ngàn năm trước. Để phòng chống dịch COVID-19,
Giỗ Tổ Hùng Vương năm nay chỉ tổ chức phần Lễ, không tổ chức phần Hội.
Hơn 30 năm nay, người dân Phố cổ vẫn quen với
dáng dấp một bà cụ tóc bạc, tỉ mẩn từng đường kim mũi chỉ bên chiếc máy
may cũ, may nên những tà áo dài Việt Nam được khách hàng cả trong và
ngoài nước đặc biệt yêu thích. Bà Lê Thị Quyến (23 Lương Văn Can, Hà
Nội), hơn 70 năm gắn bó với nghề may áo dài, vẫn luôn gìn giữ những kỹ
thuật may truyền thống của làng tổ nghề may áo dài Trạch Xá (Thanh Oai,
Hà Nội).