Bước chân vào phố cổ Hội An, du khách có thể cảm nhận sâu sắc sự pha trộn đa dạng, đầy nghệ thuật bởi những công trình kiến trúc đặc trưng của các nền văn hóa Nhật Bản, Trung Hoa, Việt Nam và Pháp.
(HNMCT) - Nếu như miền Nam nổi tiếng với các loại mắm thì miền Bắc cũng có những loại tương nổi tiếng như tương Bần (Hưng Yên), tương Cự Đà (Thanh Oai, Hà Nội) hay tương Nam Đàn (Nghệ An) ("nhút Thanh Chương, tương Nam Đàn")... Nhưng các loại tương đó đều khác với tương của quê tôi - làng cổ Đường Lâm (thị xã Sơn Tây, Hà Nội).
(HNMCT) - Thế kỷ XV, Thạch Thất thuộc phủ Quốc Oai của Sơn Tây thừa tuyên. Khi vua Minh Mạng lập tỉnh Sơn Tây, Thạch Thất vẫn thuộc phủ này. Huyện lỵ của Thạch Thất ban đầu đặt ở Chàng Thôn, sau chuyển lên làng Chi Quan phía tả sông Tích. Một thời gian sau lại chuyển lên làng Gia Hòa, nhưng vì bất tiện bởi nằm ở Tây Bắc huyện nên chính phủ lại chuyển về Chi Quan. Năm 1926, một trận hỏa hoạn lớn đã thiêu rụi cả thị trấn nên chính quyền lại cho chuyển sang bên kia cầu Chi Quan và huyện lỵ vẫn ở vị trí đó cho đến nay (huyện lỵ Thạch Thất nay là thị trấn Liên Quan, trong đó có Chi Quan).
(HNMCT) - Trong ký ức của nhiều
người Hà Nội, những chiếc áo dài được cắt may từ cửa hiệu Mỹ Hào (82 phố
Cầu Gỗ, quận Hoàn Kiếm) gắn với những kỷ niệm đặc biệt trong đời như
đám cưới, đám hỏi và các dịp lễ quan trọng khác. Ngày nay, thương hiệu
Mỹ Hào đã có mặt ở khắp các vùng miền trên cả nước, với những cửa hiệu
gắn với chữ “Mỹ”, trở thành niềm tự hào của các thế hệ cháu con làng
Trạch Xá và cả người Hà Nội.
(HNMCT) - Chùa Trích Sài nằm bên
bờ hồ Tây, thuộc địa bàn phường Bưởi (quận Tây Hồ), tên chữ là Thiên
Niên tự, là một trong những ngôi chùa có lịch sử hình thành lâu đời của
Thăng Long - Hà Nội. Theo tài liệu ghi chép, chùa được khởi lập trên đất
làng Trích Sài vào khoảng năm 544 - 548, dưới thời vua Lý Nam Đế (503 -
548), khi đó có tên là chùa Bát Tháp. Chùa được nhà vua cho xây để hai
công chúa Vạn Niên và Vạn Phúc trụ trì, thắp hương niệm Phật sau khi học
pháp thuật trừ diệt hồ ly tinh thường tác oai tác quái, làm hại người
dân trong vùng.
Tòa Cửu phẩm Liên Hoa là một trong những cổ vật
có giá trị đặc biệt, điểm nhấn của ngôi chùa Giám cổ kính ở Hải Dương,
được công nhận là bảo vật quốc gia năm 2015.
Cao nguyên đá vào thu, bầu trời trở nên trong
xanh với những tia nắng hanh hao. Khắp rẻo cao được nhuộm bởi sắc lúa
vàng mê mải, những “bậc thang” vàng óng xen lẫn trong sắc xanh của đồi
chè Shan tuyết. Hoa Tam giác mạch bung những cánh mỏng manh, khoe vẻ đẹp
dịu dàng, e ấp trên các triền đồi. Dưới trời xanh trong vắt, các cô gái
Tày, Nùng, Dao, Mông trong sắc váy thổ cẩm rực rỡ, thoăn thoắt thu
hoạch lúa, hương lúa chín dào dạt hòa cùng khói lam chiều bảng lảng trên
những nếp nhà… Tất cả tạo nên một Hà Giang nồng nàn, quyến rũ trong sắc
thu.
Lễ cúng là dịp người Dao ở Hoàng Su Phì (Hà
Giang) tỏ lòng biết ơn Sư tổ Bàn Vương, người sinh ra 12 tộc họ, đồng
thời cầu nguyện cho mưa thuận, gió hòa.
Người Xạ Phang (thuộc dân tộc Hoa) là dân tộc ít
người của tỉnh Điện Biên, cư trú thành bản, theo dòng họ ở các huyện
Mường Chà, Nậm Pồ, Mường Nhé, Tủa Chùa. Đến nay, đồng bào vẫn còn giữ
được rất nhiều di sản văn hóa truyền thống của dân tộc, trong đó có bộ
trang phục truyền thống và những đôi giày thêu với những nét hoa văn
tinh xảo, độc đáo.
Đến với Rừng tràm Trà Sư (thuộc xã Văn Giáo,
huyện Tịnh Biên, An Giang) du khách sẽ có cơ hội khám phá hệ sinh thái
rừng ngập nước đặc trưng phía Tây sông Hậu với nhiều loài động thực vật
đa dạng quý hiếm.
(HNNN) - Thiền sư Từ Đạo Hạnh (? - 1117) là một danh nhân văn hóa, người duy nhất được tôn lên cả ba ngôi chí kính là thánh - phật - vua. Ông còn là một trong những ông tổ của nghệ thuật chèo truyền thống, vừa là nghệ sĩ, tác giả kịch bản, đạo diễn, vừa kiêm cả việc đào tạo diễn viên...
“Cà xạt” hay “xẻng” là cách gọi của người Giẻ Triêng ở xã Đăk Plô để chỉ một vật dụng tạo nên hệ thống âm thanh từ sức nước. Đối với bà con nơi đây, vật dụng này rất đỗi thân thuộc và được sử dụng để xua đuổi các loài chim, chuột, khỉ… không đến phá hoại cây lúa.
Nhận tin chó mèo bị bỏ rơi, bán vào các lò mổ,… dù ở bất kể ở đâu, bất cứ khi nào, vợ chồng chị Trần Uyên Như (SN 1991, ngụ quận 6, TP.HCM) cũng tìm tới để giải cứu.
Nằm bên núi Phượng, sông Loan thơ mộng, làng biển Cảnh Dương (huyện Quảng Trạch) như một chiếc thuyền neo bình yên bên bờ biển biếc. Ngôi làng cũng là một trong “bát danh hương”, tức 8 làng cổ có danh tiếng lâu đời của vùng đất Quảng Bình bỗng thơ mộng thu hút du khách bởi những bức bích họa độc đáo tuyệt đẹp.
Thời điểm này, tại các huyện miền núi xứ Thanh
(Thanh Hóa) đang vào vụ thu hoạch lúa Hè Thu. Đâu đâu cũng bắt gặp hình
ảnh người dân hối hả gặt lúa, gùi lúa trên những cánh ruộng bậc thang
vàng óng. Đồng bào Thái nơi miền sơn cước lại có một mùa vàng bội thu!
Sắc Thu vàng đẹp như mơ trên vùng cao Tây Bắc Lên thăm vùng núi Tây Bắc vào dịp đầu mùa Thu, du khách sẽ có cơ hội ngắm nhìn thoả thích những thửa ruộng bậc thang chín vàng đẹp nhất Việt Nam, đẹp như mơ trong mây trắng.
(HNMCT) - Ít ai nghĩ rằng ngay tại
Hà Nội lại có một địa điểm lý tưởng dành cho người đam mê loại hình du
lịch leo núi (trekking). Nằm ở độ cao 462m so với mực nước biển, núi Hàm
Lợn là một ngọn núi cao trên địa bàn (xã Nam Sơn, huyện Sóc Sơn). Với
thiên nhiên hoang sơ cùng địa hình đồi núi khá phức tạp, núi Hàm Lợn là
điểm cắm trại, trekking lý tưởng của giới trẻ.
(HNMCT) - Cữ tháng Tám âm, dịp
Trung thu là kỳ hội vui nhất trong năm của tuổi thơ Hà Nội ngày xưa.
Thời kỳ sau tiếp quản Thủ đô 1954 và trước năm Mỹ bắn phá miền Bắc 1964,
Hà Nội vẫn khá thanh bình, yên ả. Cuộc sống người dân tương đối sung
túc dù trải qua khá nhiều biến động...