Trang chủ Liên hệ       Thứ sáu, Ngày 22/11/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người >
  Chamalea Âu - nghệ nhân gìn giữ tiếng đàn Chapi của đồng bào Raglay Chamalea Âu - nghệ nhân gìn giữ tiếng đàn Chapi của đồng bào Raglay , Người xứ Nghệ Kiev
 

24/05/2021

Nghệ nhân ưu tú (NNƯT) Chamalea Âu người dân tộc Raglay (xã Ma Nới, huyện Ninh Sơn, Ninh Thuận) là một trong số ít những người có thể thuần thục chế tác và sử dụng các vật dụng, nhạc cụ của đồng bào mình như Đàn Chapi, nỏ, gùi, thúng, mã la…

 Nghệ nhân ưu tú Chamaléa Âu, người có khả năng làm đàn Chapi
cũng như canh chỉnh được âm thanh của đàn Chapi chuẩn xác của bà con dân tộc Raglai. Ảnh: Nguyễn Luân

Hình ảnh ông lão có thân hình mảnh khảnh, mái tóc dài trắng bồng bềnh và đôi mắt sáng quắc thường ngồi dưới bóng cây sau nhà cặm cụi làm ra những chiếc đàn Chapi đã trở nên quá đỗi quen thuộc với người dân làng Do, xã Ma Nới. Ông chính là nghệ nhân ưu tú Chamaléa Âu, người hiếm hoi trong vùng còn làm đàn Chapi cũng như canh chỉnh được âm thanh của loại đàn này một cách chuẩn nhất.

Là nhạc cụ truyền thống đặc trưng của cộng đồng dân tộc Raglai, đàn Chapi còn được nhiều người biết đến sau khi nhạc sĩ Trần Tiến viết câu hát “ai nghèo cũng có cây đàn Chapi”- nhằm khẳng định một món ăn tinh thần không thể thiếu của bất kỳ người dân Raglai nào.

 Từng chi tiết của đàn được nghệ nhân ưu tú Chamaléa Âu thực hiện cẩn thận. Ảnh: Lê Minh

Theo Chamaléa Âu, ông cũng như bao đứa trẻ Raglai khác đều được người lớn truyền dạy cho cách chơi đàn Chapi từ thuở nhỏ. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau nhiều người dân không thường xuyên gắn bó với cây đàn, quên mất cách làm đàn, cách canh chỉnh âm thanh cho cây đàn. Được ba mình và người cậu dạy từ thuở nhỏ, ông Chamaléa Âu có thể làm ra những cây đàn Chapi một cách tốt nhất.

Theo Chamaléa Âu, tiếng đàn Chapi đã theo ông từ nhỏ và đến nay khi đã thành một ông lão vẫn theo bước chân ông lên rừng, vượt suối vượt thác. Ở các sự kiện, lễ hội văn hóa của thôn làng, đều có tiếng đàn Chapi của ông góp mặt. Kể cả khi tham gia kháng chiến, tiếng đàn Chapi cũng theo ông như một nguồn động viên tinh thần rất lớn.

Đến nay, ông Chamaléa Âu được xem một trong số hiếm hoi những người còn lại của đồng bào Raglai ở Ninh Sơn có thể làm đàn, biểu diễn và canh chỉnh âm thanh cho đàn Chapi một cách thành thạo và chuẩn nhất.

Cây đàn Chapi hoàn chỉnh được thực hiện bởi nghệ nhân ưu tú Chamaléa Âu. Ảnh: Lê Minh 

Ngồi canh chỉnh dây đàn Chapi, đưa lên tai “cảm âm”, chốc chốc ông Chamaléa Âu lại say sưa kể kể cho khách nghe về cách làm đàn cũng như nhiều câu chuyện gắn liền với cây đàn Chapi. Với tình yêu dành cho tiếng đàn suốt cả cuộc đời này, ông Chamaléa Âu tự hào chỉ vào những cây đàn Chapi rồi khẳng định: “Đây đều là những cây đàn Chapi được làm chuẩn nhất và âm thanh cũng đúng chuẩn, vì thế nếu định giá bán sẽ là khá cao”.

Theo NNƯT Chamaléa Âu, kỹ thuật làm đàn tuy không khó nhưng đòi hỏi nghệ nhân phải đam mê, yêu tiếng đàn như bản thân mình vậy. Đồng bào quê ông thường dùng những khúc trẻ già thẳng, đẹp mắt, có đường kính khoảng 7-8 cm, dài 40 cm để làm đàn Chapi. Tre phải được phơi khô một thời gian rồi mới dùng làm đàn. Việc làm dây đàn, căng dây, đục lỗ trên thân tre tạo âm thanh, tạo hình thẫm mỹ và canh chỉnh âm thanh cho cây đàn là cả một quá trình học hỏi, đúc kết kinh nghiệm và đặc biệt là phải dành cả tâm huyết, tình cảm thì mới có thể cho ra những cây đàn Chapi mang những âm thanh “có hồn” nhất.

Nghệ nhân ưu tú Chamaléa Âu bên cây cung của mình. Ảnh: Nguyễn Luân 

Ngoài làm thuần thục đàn Chapi, ông Chamaléa Âu còn có khả năng làm được nhiều loại nhạc cụ, dụng cụ lao động khác như: gùi, cà-tẹt, kèn bầu, cung, nỏ… phục vụ lao động sản xuất cũng như buôn bán, trao đổi hàng hóa với các nơi khác.

Trong quá trình giới thiệu, quảng bá cây đàn Chapi đến công chúng, NNƯT Chamléa Âu từng mang cây đàn Chapi ra Thủ đô Hà Nội biểu diễn chào mừng Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số toàn quốc lần thứ nhất năm 2010, biểu diễn tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam năm 2011 trong hoạt động bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân gian đã được nhiều người đón nhận. Tại địa phương, ông tham gia nhiều hoạt động văn hóa dân tộc, tham gia biểu diễn tại các lễ hội thường niên ông... Năm 2015, ông được Chủ tịch nước phong tặng Danh hiệu Nghệ nhân ưu tú vì vì đã có những cống hiến xuất sắc trong gìn giữ và phát huy di sản văn hóa của dân tộc./.

Ông Chamaléa Âu là người vui vẻ, hài hước và nhiệt tình tham gia nhiều hoạt động xây dựng xã hội tại địa phương. Hiện ông là thành viên Hội cựu chiến binh xã Ma Nới, đóng góp nhiều thành tích tiêu biểu trong phong trào thi đua cựu chiến binh gương mẫu trong 5 năm (2014-2019).

Bài: Sơn Nghĩa - Ảnh: Lê Minh, Nguyễn Luân

Nguồn quehuongonline.vn

http://quehuongonline.vn/dat-nuoc-con-nguoi/chamalea-au-nghe-nhan-gin-giu-tieng-dan-chapi-cua-dong-bao-raglay-20210524103914941.htm



  Các Tin khác
  + 7 điều tuyệt diệu khiến bạn luôn tự hào khi nhắc đến hai tiếng Việt Nam (11/08/2024)
  + Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/07/2024)
  + Ai là người đặt tên đất nước ta là Việt Nam: Ý nghĩa là gì? (30/06/2024)
  + Hình ảnh thiêng liêng lễ diễu binh ở Thị trấn Trường Sa (08/06/2024)
  + Trường Sa luôn đặc biệt từ những điều nhỏ nhất (26/05/2024)
  + Thế trận Đường Trường Sơn góp phần làm nên thắng lợi Chiến dịch mùa Xuân 1975 (18/05/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/05/2024)
  + Khám phá 22 hang động kỳ vĩ mới được phát hiện tại Quảng Bình (19/04/2024)
  + 18 đời vua Hùng gồm những ai? Tên gọi chính xác của các vị vua là gì? (17/04/2024)
  + Ảnh ấn tượng về các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (05/04/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Đại tướng Phan Văn Giang: Vũ khí cá nhân mới của quân đội tốt hơn AK47 (05/04/2024)
  + Chiêm ngưỡng sắc đỏ của cây hoa gạo trăm tuổi "đẹp nhất" Ninh Bình (03/04/2024)
  + Hoa gạo rực đỏ bên ngôi chùa cổ kính nghìn năm tuổi ở Hà Nội (23/03/2024)
  + Những bông hoa y tế vùng cao và chuyện băng rừng trong đêm đi đỡ đẻ (06/03/2024)
  + Kỷ niệm 80 ngày thành lập QĐNDVN: Sẽ tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế và mít tinh cấp Nhà nước (26/01/2024)
  + MŨI NÉ VÀO TOP ĐIỂM BAY KHINH KHÍ CẦU ĐẸP NHẤT THẾ GIỚI (02/04/2023)
  + Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: (12/03/2023)
  + Hàng nghìn người khai hội gò Đống Đa xuân Quý Mão (26/01/2023)
  + Hiệp định Paris - thành quả đấu tranh kiên cường, bất khuất và hy sinh to lớn của quân dân Việt Nam (17/01/2023)
  + Cánh đồng Tà Pạ đẹp lạ như phim, dân mạng đang “phát sốt” tìm xem ở tỉnh nào của miền Tây (23/12/2022)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 1
Total: 65091306

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July