Tết với nét đẹp chùa Huế Từ mồng 1 Tết, các con đường lên chùa ở Huế như Trần Phú, Điện Biên Phủ... đông nghịt người. Sau một năm làm ăn bận rộn, người Huế lên chùa để lắng lòng mình, đồng thời cầu cho sức khỏe, may mắn và làm ăn thịnh vượng. Trong đó, cũng không thiếu những du khách tham quan, vãn cảnh chùa ngày xuân, thưởng thức trà bánh, xin chữ đầu năm, tạo thành nét đặc trưng của chùa Huế. Những ngôi chùa Huế chính là nơi gửi gắm tâm linh, mang trong mình bao nét văn hoá của vùng đất cố đô. Chùa Huế với không gian tĩnh tại, linh thiêng nhưng cũng ngập tràn sắc xuân của đất trời.
(Dân trí) – Mỗi dịp tết đến xuân về là hoa đào chuông lại đua nhau khoe sắc trên đỉnh Bà Nà. Cách Đà Nẵng khoảng 30km về phía Tây, Bà Nà là một khu du lịch nổi tiếng với nhiều cảnh đẹp.
Trường Sa vẳng tiếng chuông chùa Trường Sa - trong hình dung của những người chưa từng đặt chân tới - thật xa ngái khó bề nghĩ lường. Trường Sa - trong thân nhân những người lính đảo là nỗi thương nhớ khắc khoải khôn nguôi. Trường Sa, trong trái tim mỗi người Việt yêu nước, là cương vực quốc gia, là danh dự và chủ quyền Tổ quốc, là hồn non nước cha ông nghìn năm... Hồn non nước thiêng liêng ấy giờ ngày ngày quyện trong vẳng tiếng chuông chùa được Đại đức Thích Giác Nghĩa thỉnh lên mỗi sớm, mỗi chiều...
Trường Sa: Xuân đầu ngọn sóng (VOV)- Không đèn hoa rực rỡ, không tất bật hối hả, Tết ở Trường Sa lặng hơn rất nhiều và giản dị như chính những con người nơi đây.
Hà Nội bình lặng sáng mùng 1 Tết (VOV) - Khác với những ngày thường đông đúc, nhộn nhịp và hối hả, Hà Nội sáng mùng 1 Tết lại mang không khí vắng lặng, thanh bình.
Những lễ hội tháng Giêng đặc sắc (VOV) - Các lễ hội mùa xuân tập trung nhiều nhất trong tháng Giêng, ngay sau Tết nguyên đán và trải dài từ Bắc vào Nam.
Để hát Xoan còn mãi mỗi dịp Xuân về (VOV) - Không khí náo nức, rộn ràng chuẩn bị cho làn điệu Xoan tạo nên sự riêng biệt trong cách đón Tết ở miền đất Tổ.
(Dân trí) - Bữa cơm tất niên, đêm giao thừa Hà Nội, sáng mùng 1… Tất cả hiện lên khiến người đọc thoáng ngỡ ngàng bởi hình ảnh vừa gần gũi, quen thuộc, vừa ngộ nghĩnh, mới mẻ qua sẻ chia chân thành, rất đáng yêu của một thanh niên Mỹ yêu Việt Nam - anh David Joiner.
(Dân trí)- Trong lịch sử dân tộc, từng có nhiều vị vua, danh nhân lập nên công trạng hoặc tiêu tan sự nghiệp vì liên quan tới rắn. Có thể có nhiều câu chuyện không nằm trong chính sử, nhưng dân gian đã truyền miệng từ nhiều đời và thuộc nằm lòng.
(Dân trí) - Mây trắng giăng phủ núi rừng, tiết trời giá lạnh là đặc trưng của xã vùng cao biên giới nhưng không làm giảm không khí náo nhiệt, vui tươi của bà con đồng bào Mông xã Nậm Cắn (huyện Kỳ Sơn, Nghệ An) phấn chấn đón Tết Nguyên đán.
(Dân trí) - Với người J’rai, Bahnar... ở Tây Nguyên, nhà Rông được coi là linh hồn của làng, là nơi khí thiêng của đất trời, sông núi hội tụ để bảo trợ dân làng. Chính vì vậy, lễ hội cúng Thần nhà Rông được xem là một trong những lễ hội quan trọng nhất nơi đây.
Phiên cuối năm của chợ quê nhất Hà Nội - Chỉ cách
trung tâm Thủ đô 30 km, chợ Nủa (Xã Bình Phú, Thạch Thất) họp phiên cuối
cùng kết thúc năm Nhâm Thìn. Đây là phiên chợ ở Thủ đô vẫn còn giữ được
những nét đặc sắc của chợ phiên vùng đồng bằng bắc bộ xưa.
“Việt Nam trên ngọn sóng thời cuộc” qua lăng kính nhà báo Hồ Quang Lợi (Baonghean) -Dù anh đã rời nghiệp báo hơn 3 năm nay, nhưng những người làm báo chúng tôi vẫn muốn mãi gọi anh là nhà báo - đó là nhà báo Hồ Quang Lợi. Tên anh đã hằn sâu trong ký ức của độc giả Báo Quân đội Nhân dân - cây bút bình luận sắc sảo của nền báo chí Việt Nam đương đại; Tổng Biên tập nhiệt huyết của Báo Hà Nội Mới - tờ báo đảng Thủ đô. Tập Thời luận mà anh cho ra mắt bạn đọc vào cuối năm 2012 với tựa đề: “Việt Nam trên ngọn sóng thời cuộc” do Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân ấn hành, đã khái quát phần nào tình hình Việt Nam trong bối cảnh quốc tế và trong nước đầy biến động, nhất là những năm đầu đổi mới của Việt Nam.
Phố Hàng Da Phố Hàng Da dài 240m, bắt đầu từ chợ Hàng Da đến phố Hàng Bông. Nét đặc biệt của phố là, đầu dãy nhà lẻ gồm số 1,1A, 1B lại bẻ ngoặt thước thợ sang phố Đường Thành, còn đầu dãy chẵn với các số nhà 2,4,6,8 lại bẻ ngoặt thước thợ sang phố Hà Trung. Con đường của phố giống như một người đứng giang hai tay đón khách.
Tết ở Trường Sa QĐND - Dù xa xôi, cách trở và còn khó khăn thiếu thốn, nhưng Tết ở Trường Sa có nét rất đặc biệt. Không rợp mai, đào, quất và người, xe không đông đúc, nhưng Tết giữa trùng khơi lại có những thứ rất riêng. Những chiếc bánh chưng được gói bằng lá bàng vuông xanh thẫm, những bông mai vàng được treo lên thân cây phong ba và màu áo lính hòa với màu khăn quàng đỏ học sinh giữa màu xanh của biển trời bao la… Xuân ở Trường Sa thật ấm áp nghĩa tình, tươi mới, kiên trung và thiêng liêng vô cùng!