Mỗi người Việt Nam, trong những ngày này đều nhớ câu: “Mồng 1 tết cha, mồng 2 tết mẹ, mồng 3 tết thầy”. Mồng 3 là dịp để mỗi học sinh, sinh viên được quay trở về thăm hỏi những người thầy, người cô của mình, cùng nhau nhìn lại chặng đường mình đã đi qua.
Tết thầy – nét đẹp văn hóa
Tôn sự trọng đạo, đó là nét đẹp từ ngàn đời nay của người dân Việt Nam. Mỗi người học trò khi đã trưởng thành, dù có ở phương trời nào thì cứ đến mồng 3 Tết lại nhớ về thầy cô của mình.
Có những cuộc gặp mặt sau hơn 10 năm, khi những người học trò nhỏ ngày nào đã trưởng thành, có địa vị và cống hiến cho xã hội còn thầy cô đã già, đã về hưu. Cuộc gặp mặt ấm áp nghĩa tình và trọn vẹn yêu thương bởi tấm lòng chân thành của những người học trò.
Chị Phạm Ngân Hòa, Hà Nam, chia sẻ: “Mình đã ra trường được hơn 10 năm, bận rộn lo toan với công việc, gia đình nên đến năm nay mới có dịp đi họp lớp. Những gương mặt thân quen nhưng đã thành cha, thành mẹ cả rồi. Đi thăm thầy cô giáo cũ, có người vẫn đang tiếp tục công tác, có người đã nghỉ hưu nhưng thấy rất vui và ấm áp.”
Trong những ngày đầu năm, được học trò nhớ đến, được gặp lại các em, với thầy cô đó là niềm vui và sự tự hào. Được nhìn những đứa học trò ngày nào của mình nay đã trưởng thành, thành đạt với thầy cô đó là sự đền đáp xứng đáng nhất.
Cô Nguyễn Thị Hoài, Nam Định, tâm sự: “Mình đã về hưu năm ngoái rồi, Tết học sinh vẫn đến nhà chơi; có anh chị "làm to" rồi nhưng vẫn nhớ đến cô. Mình cũng không mong gì, chỉ muốn Tết đến lại được gặp các em, cô trò ngồi trò chuyện, tâm sự.”
Nguyễn Ngọc Thúy, sinh viên ĐH Ngoại ngữ, ĐH Quốc gia Hà Nội, kể lại: “Thầy cô thì có rất nhiều, cũng không thể đi thăm hết các thầy, các cô được. Năm nay là năm đầu tiên đi học đại học, bọn mình đã rủ nhau về thăm thầy giáo chủ nhiệm cấp 2. Bây giờ thầy mình không còn làm công tác giảng dạy nữa nhưng tình yêu với học trò thì vẫn còn mãi, đó cũng là điều mà bọn mình trân trọng và luôn nhớ đến thầy.”
Tết thầy là nét đẹp truyền thống văn hóa tôn sự trọng đạo của người Việt vẫn được lưu truyền từ đời này sang đời khác, và còn giữ nguyên thuần phong mỹ tục.
Những biến tướng đáng buồn
Bên cạnh những người chân thành và hướng về thầy cô của mình thực sự, thì hiện tại đã có không ít những biến tướng làm xấu đi nét văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Những năm gần đây, do xã hội ta tiến lên quá nhanh, nên có nhiều giá trị văn hoá, tinh thần bị đảo lộn, biến tướng nó làm ảnh hưởng không nhỏ đến tình thầy trò thiêng liêng.
Có trò khi đến thăm thầy cô không còn là tặng món quà nhỏ, không chỉ đơn giản là những câu trò chuyện, hỏi thăm đầu năm mà thay vào đó là những món quà đắt tiền, những giỏ quà sang trọng mà đôi khi trong đó còn đính kèm cả những phong bao, phong bì. Có người đi lo trả nợ nhau là chính, nhất là trả ơn riêng người nâng đỡ mình bằng những điểm số cao.
Nhiều người, vì thầy cô không nhận, lại nghĩ ra cách khác: mừng tuổi đầu năm cho con cái thầy cô. Một lý do rất chính đáng bởi với người Việt đó là tục lệ đẹp ngày Tết. Nhưng lì xì chỉ vài đồng để lấy may, chúc cho các cháu năm mới học hành giỏi, ngoan ngoãn thì không nói, còn ở đây, trong mỗi phong bao đỏ ấy là tiền trăm, có khi còn là tiền triệu.
Một số phụ huynh, học sinh đến với thầy cô không còn bởi một chữ tình, mà còn kèm theo cả những mong muốn năm tới thầy cô sẽ nâng đỡ, chiếu cố cho con cái mình. Những lí do mang tính chạy theo thành tích, ngấm lối sống vụ lợi, đã làm mất đi nét đẹp thực sự của cái gọi là: Tết thầy.
Tết thầy – nét đẹp văn hóa
Tôn sự trọng đạo, đó là nét đẹp từ ngàn đời nay của người dân Việt Nam. Mỗi người học trò khi đã trưởng thành, dù có ở phương trời nào thì cứ đến mồng 3 Tết lại nhớ về thầy cô của mình.
Có những cuộc gặp mặt sau hơn 10 năm, khi những người học trò nhỏ ngày nào đã trưởng thành, có địa vị và cống hiến cho xã hội còn thầy cô đã già, đã về hưu. Cuộc gặp mặt ấm áp nghĩa tình và trọn vẹn yêu thương bởi tấm lòng chân thành của những người học trò.
Chị Phạm Ngân Hòa, Hà Nam, chia sẻ: “Mình đã ra trường được hơn 10 năm, bận rộn lo toan với công việc, gia đình nên đến năm nay mới có dịp đi họp lớp. Những gương mặt thân quen nhưng đã thành cha, thành mẹ cả rồi. Đi thăm thầy cô giáo cũ, có người vẫn đang tiếp tục công tác, có người đã nghỉ hưu nhưng thấy rất vui và ấm áp.”
Cô Nguyễn Thị Hoài, Nam Định, tâm sự: “Mình đã về hưu năm ngoái rồi, Tết học sinh vẫn đến nhà chơi; có anh chị "làm to" rồi nhưng vẫn nhớ đến cô. Mình cũng không mong gì, chỉ muốn Tết đến lại được gặp các em, cô trò ngồi trò chuyện, tâm sự.”
Nguyễn Ngọc Thúy, sinh viên ĐH Ngoại ngữ, ĐH Quốc gia Hà Nội, kể lại: “Thầy cô thì có rất nhiều, cũng không thể đi thăm hết các thầy, các cô được. Năm nay là năm đầu tiên đi học đại học, bọn mình đã rủ nhau về thăm thầy giáo chủ nhiệm cấp 2. Bây giờ thầy mình không còn làm công tác giảng dạy nữa nhưng tình yêu với học trò thì vẫn còn mãi, đó cũng là điều mà bọn mình trân trọng và luôn nhớ đến thầy.”
Tết thầy là nét đẹp truyền thống văn hóa tôn sự trọng đạo của người Việt vẫn được lưu truyền từ đời này sang đời khác, và còn giữ nguyên thuần phong mỹ tục.
Những biến tướng đáng buồn
Bên cạnh những người chân thành và hướng về thầy cô của mình thực sự, thì hiện tại đã có không ít những biến tướng làm xấu đi nét văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Những năm gần đây, do xã hội ta tiến lên quá nhanh, nên có nhiều giá trị văn hoá, tinh thần bị đảo lộn, biến tướng nó làm ảnh hưởng không nhỏ đến tình thầy trò thiêng liêng.
Có trò khi đến thăm thầy cô không còn là tặng món quà nhỏ, không chỉ đơn giản là những câu trò chuyện, hỏi thăm đầu năm mà thay vào đó là những món quà đắt tiền, những giỏ quà sang trọng mà đôi khi trong đó còn đính kèm cả những phong bao, phong bì. Có người đi lo trả nợ nhau là chính, nhất là trả ơn riêng người nâng đỡ mình bằng những điểm số cao.
Nhiều người, vì thầy cô không nhận, lại nghĩ ra cách khác: mừng tuổi đầu năm cho con cái thầy cô. Một lý do rất chính đáng bởi với người Việt đó là tục lệ đẹp ngày Tết. Nhưng lì xì chỉ vài đồng để lấy may, chúc cho các cháu năm mới học hành giỏi, ngoan ngoãn thì không nói, còn ở đây, trong mỗi phong bao đỏ ấy là tiền trăm, có khi còn là tiền triệu.
Một số phụ huynh, học sinh đến với thầy cô không còn bởi một chữ tình, mà còn kèm theo cả những mong muốn năm tới thầy cô sẽ nâng đỡ, chiếu cố cho con cái mình. Những lí do mang tính chạy theo thành tích, ngấm lối sống vụ lợi, đã làm mất đi nét đẹp thực sự của cái gọi là: Tết thầy.