Vua rối xứ Quỳnh (Baonghean) - Trong cái se lạnh của cơn mưa phùn vào một chiều đầu Xuân đến xóm đạo Xuân An (Quỳnh Xuân-Quỳnh Lưu), theo chân lũ trẻ mục đồng, chúng tôi như lạc vào một công viên vui chơi giải trí trong khu vườn có những hòn non bộ được trang trí rất đẹp với các tiểu cảnh: đi cấy, chèo thuyền, giã gạo, câu cá... sống động như thật. Hỏi ra mới biết, đó là nhà của "Vua rối xứ Quỳnh" - Hồ Văn Thân.
Nhà thờ họ - nơi lưu giữ những truyền thống cội nguồn Về quê đã như một tâm niệm của mỗi người con xa xứ trong những dịp lễ Tết hay những lúc con người ta đã mỏi gối chồn chân nơi chân trời góc bể muốn được về nơi quê cha đất tổ để hưởng cái thú thanh nhàn. Và quê hương, với những ngôi nhà thờ họ như một nét kiến trúc pha điểm và riêng biệt là nơi để mỗi người con nước Việt mỗi khi ra đi đau đáu và người trở về cúi đầu, nơi mà lòng người thảnh thơi mỗi khi thắp hương khấn cầu trước tổ tiên mình...
Đã trở thành nét truyền thống, hàng năm cứ vào ngày 13 đến 15 tháng Giêng, hàng vạn người dân huyện Nam Đàn cùng du khách thập phương lại nô nức về với Lễ hội đền Vua Mai, Nam Đàn (Nghệ An).
(Baonghean.vn) - Trong 2 ngày 19 và 20 tháng 2 (tức ngày 10 và 11 tháng Giêng năm Quý Tỵ 2013), tại xã Ngọc Sơn - huyện Quỳnh Lưu, Ban liên lạc họ Hồ Việt Nam, Ban quản lý và phục dựng Đền thờ Vua Hồ, Ban liên lạc họ Hồ tỉnh Nghệ An và huyện Quỳnh Lưu đã tổ chức Lễ kỷ niệm 610 năm Hoàng đế Hồ Quý Ly cho xây dựng đền thờ Nguyên Tổ họ Hồ Việt Nam và tổ chức Lễ hội truyền thống hàng năm Đền thờ Vua Hồ.
Những tập cuối của “Ký sự sông Giăng” được thực hiện tại huyện Thanh Chương - nơi hạ lưu của Sông Giăng trước khi đổ về Sông Lam (tại xã Thanh Tiên) để hòa cùng biển cả mênh mông.
Một tháng trời ở Trường Sa, chúng tôi đã gặp rất nhiều người lính quê hương Xứ Nghệ và ở quần đảo bão tố này, các anh sáng ngời tính cách Nghệ thân thương.
Đã trở thành một phong tục đẹp, dịp Tết Quý Tỵ, nhiều đoàn khách trong và ngoài nước đã về thăm, dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu Di tích Kim Liên (Nam Đàn) - một trong bốn khu di tích quan trọng bậc nhất về Chủ tịch Hồ Chí Minh trên toàn quốc.
Ngắm vẻ đẹp mùa xuân thanh bình bên bờ sông Lam Bộ ảnh được độc giả Trần Đăng Lưu thực hiện tại đoạn sông Lam chảy qua địa phận các xã Đồng Văn, Thanh An, Thanh Chi (Thanh Chương, Nghệ An).
Trung Lương tế Đức tổ Thánh thợ rèn Cứ ngày 7 tháng Giêng âm lịch, tại cụm di tích lịch sử văn hóa Tiên Sơn, phường Trung Lương (thị xã Hồng Lĩnh) lại tổ chức Lễ tế Đức tổ thánh thợ rèn.
Hát sắc bùa Kỳ Thư - Tục xông đất năm mới độc đáo và ý nghĩa Đến Kỳ Thư vào một ngày đầu xuân, được chứng kiến lễ khai bút đầu năm của các thành viên trong Hội thơ Đường Hoành Sơn, được nghe các cụ ngâm thơ, bình thơ, kể những tích truyện xa xưa mới thấy hết cái phong phú, nhiều màu sắc của văn hoá dân gian được lưu truyền trong những vùng thôn quê.
“Việt Nam trên ngọn sóng thời cuộc” qua lăng kính nhà báo Hồ Quang Lợi (Baonghean) -Dù anh đã rời nghiệp báo hơn 3 năm nay, nhưng những người làm báo chúng tôi vẫn muốn mãi gọi anh là nhà báo - đó là nhà báo Hồ Quang Lợi. Tên anh đã hằn sâu trong ký ức của độc giả Báo Quân đội Nhân dân - cây bút bình luận sắc sảo của nền báo chí Việt Nam đương đại; Tổng Biên tập nhiệt huyết của Báo Hà Nội Mới - tờ báo đảng Thủ đô. Tập Thời luận mà anh cho ra mắt bạn đọc vào cuối năm 2012 với tựa đề: “Việt Nam trên ngọn sóng thời cuộc” do Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân ấn hành, đã khái quát phần nào tình hình Việt Nam trong bối cảnh quốc tế và trong nước đầy biến động, nhất là những năm đầu đổi mới của Việt Nam.
Mộ Bà ngày xuân (Baonghean.vn) - Với nhiều người từ mọi miền quê của tổ quốc, được viếng mộ Bà Hoàng Thị Loan - thân mẫu Hồ Chủ tịch vào những ngày đầu năm mới là một niềm vui, niềm hạnh phúc…
(Dân Việt) - Miền tây xứ Nghệ chủ yếu là đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống, trong đó có tộc người Ơ Đu. Do biến thiên của lịch sử và xu thế kinh tế hội nhập đã làm cho bản sắc văn hóa tộc người này có nguy cơ biến mất.
Tình quê của người con xa xứ Do hoàn cảnh gia đình và điều kiện công tác, bác sĩ Nguyễn Khắc Viện không được sống nhiều năm ở quê hương. Từ nhỏ, ông đã theo thân phụ xuống Vinh học tiểu học, rồi vào Huế, ra Hà Nội, trước khi sang Pháp du học (1937). Sau 26 năm sống ở trời Tây, về nước năm 1963, ông lại công tác ở Hà Nội cho đến lúc qua đời (10/5/1997).
Thành Vinh, ngày đầu năm mới (Baonghean.vn) - Qua một năm với bao thăng trầm, vui buồn, thành Vinh bước vào năm mới với một tâm thế, dáng vẻ mới. Nhưng ngày đầu năm, Vinh cũng như biết bao thành phố, thôn quê trên khắp đất Việt mến yêu, cũng đột nhiên lặng lẽ, thanh thản và yên bình đến lạ kỳ. Dường như, tất cả những lo toan thường nhật, suy tính mưu sinh đã tạm lắng lại, với một một thành phố bình yên, bình yên quá đỗi. Vinh đột ngột trở về với cõi ban sơ thánh thiện, trong sâu thẳm tâm thức của một thành phố có trên 200 năm tuổi. Để rồi, Vinh lại chuẩn bị cho chặng đường của 364 ngày kế tiếp với biết bao dự định và mong ước.
Nếu như “nghề học” đã đưa xã Quỳnh Đôi (Quỳnh Lưu) trở nên nổi tiếng về khoa cử và đi vào dân ca như “ Bắc Hà: Hành Thiện/Hoan Diễn: Quỳnh Đôi” thì Lễ khai bút đầu năm xưa và nay ở làng Quỳnh vẫn luôn nhắc nhở về truyền thống tốt đẹp của quê hương, thúc dục cháu con luôn cố gắng học tốt, giúp đời.
Đào Văn Lôi nhân vật lịch sử của xứ Nghệ (Baonghean) - Trong Đại Việt sử ký toàn thư, kỷ nhà Lý có ghi, tháng 11 năm 1029 vua Lý Thái Tông phong Đào Văn Lôi là Tả phúc tâm. Với chức vị ấy, ông là một trong những người gần gũi với vua và có thể tham gia vào nhiều quyết định quan trọng của triều đình. Vậy Đào Văn Lôi là ai? Quê quán ở đâu và sự nghiệp ra sao? Đó hẳn còn là một bí ẩn đối với hầu hết mỗi chúng ta...
Tản mạn với Bí thư Tỉnh ủy Trương Đình Tuyển (Baonghean) - Tôi vẫn muốn được gọi ông là Bí thư Tỉnh uỷ, vì với người dân Nghệ An, ông là một Bí thư Tỉnh uỷ để lại rất nhiều ấn tượng về tính cương trực, thẳng thắn, quyết đoán trong công việc và liêm khiết, giản dị trong cuộc sống, dù thời gian ông về làm bí thư chỉ chưa đầy 3 năm.