Sông Lam, dòng chảy những chiến công (Baonghean) - Tôi có may mắn từng được lên tận miền biên giới, nơi dòng Nậm Nơn và Nậm Mộ chảy vào đất Việt. Và nhiều lần đến với Cửa Rào, nơi hợp lưu của hai con sông ấy để “sinh thành” nên dòng Lam, biểu tượng của văn hóa xứ Nghệ. Và từng được dạo chơi ở vùng Cửa Hội, nơi dòng sông hòa vào biển lớn. Nếu ai có dịp xuôi ngược dòng Lam, hẳn sẽ rất đỗi tự hào về sông nước quê hương, là dòng chảy của thời gian và chứa đựng bao trầm tích lịch sử - văn hóa…
Làng Trường Lưu và dòng họ Nguyễn Huy Hoa tiên truyện , Nguyễn Huy Hổ (tác giả Mai Đình mộng ký), Nguyễn Huy Quê hương các nhà thõ Nguyễn Huy Oánh, Nguyễn Huy Tự (tác giả Hào, Nguyễn Huy Vinh... những tác giả lớn của Văn phái Hồng Sơn.
Để kịp thời động viên, chúc mừng các tướng lĩnh là con em quê hương, mới đây, Ban Thường vụ Huyện ủy Thanh Chương đã tổ chức gặp mặt nhân dịp những người con quê hương vừa được Chủ tịch nước phong hàm cấp tướng.
Nhà báo Hồng Phương - Đi xa để trở về (Baonghean) - Tôi từng biết đến ông là một nhà báo giỏi nghề, “yêu nghề đến kỳ lạ, trách nhiệm đến cùng với từng bài viết, con chữ, tấm ảnh của mình và đồng nghiệp” (chữ dùng của nhà báo Phạm Quốc Toàn, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam), biết ông đã từng là phóng viên kỳ cựu của Báo Quân đội nhân dân, nguyên Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà báo TP. Hồ Chí Minh, Tổng biên tập tạp chí Nghề báo. Thế nhưng, có những điều vô cùng giản dị đã làm nên con người cũng như tác phẩm của nhà báo quê Nghệ này, thì đến giờ tôi mới biết...
Đậm dấu ấn văn hóa Sáng nay mùa xuân đã về trên hồng tươi những cành đào lấm chấm nụ. Năm cũ khép lại trong nụ cười mãn nguyện của cán bộ ngành văn hóa khi những thành công, niềm vui lớn theo nhau tìm về…
Nhớ anh bằng cả niềm tin mến (Baonghean) - Đã 3 năm, tôi mới có dịp quay trở lại vùng đất Thanh Liên (Thanh Chương) thăm chị, vợ của liệt sỹ, anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ đổi mới Lê Văn Phượng. Ba năm trôi qua, nỗi đau mất đi người chồng yêu thương, vắng đi chỗ dựa tinh thần vững chắc chưa lúc nào nguôi, nhưng vì các con nên chị đành chôn chặt trong lòng. Chị tự nhủ mình, hãy vì anh, hãy noi gương anh mà vươn lên, vượt qua mọi sóng gió nuôi các con ăn học, trưởng thành...
Kí ức của người cựu binh về một trận đánh trên đất Lào (Baonghean.vn) - Đã hơn bốn mươi năm trôi qua nhưng trong kí ức của cựu chiến binh Võ Hưng Đạo (quê ở xã Kim Liên, Nam Đàn) vẫn nhớ mãi về trận đánh được thực hiện vào cuối mùa khô năm 1972 ở nước bạn Lào. Trận đánh diễn ra ở cánh đồng Chum thuộc tỉnh Xiêng Khoảng...
Ký ức bến đò Vạn Rú (Baonghean) Trong cuộc đối đầu với không quân và hải quân Mỹ, huyện Nam Đàn (Nghệ An) là 1 trong 12 "cửa tử" trên tuyến lửa khu IV. Mảnh đất này có con đường huyết mạch 15A chạy qua, nằm giữa hai địa danh đã trở thành huyền thoại về ý chí, tinh thần chiến đấu và hy sinh của dân tộc ta là Truông Bồn và Ngã ba Đồng Lộc. Thời điểm ấy, bến đò Vạn Rú, thuộc xã Nam Đông (nay là xã Khánh Sơn) cũng được xem là "túi bom"...
Độc đáo cây Bồ Đề ở chùa Vĩnh Phúc ( huyện Nam Đàn) (Baonghean.vn) Chùa Vĩnh Phúc nằm bên dòng sông Đào thuộc địa phận xã Nam Xuân, huyện Nam Đàn (Nghệ An). Xét về quy mô và kiến trúc, chùa Vĩnh Phúc chưa thật sự khang trang và bề thế nhưng điểm độc đáo của chùa là trong khuôn viên có cây bồ đề hàng trăm, thậm chí hàng nghìn năm tuổi. Cây bồ đề này có đường kính khoảng hơn 2 mét, tán cao khoảng hơn 30 mét. Toàn bộ rễ cây bồ đề ôm trọn lăng mộ được xây bằng gạch của vị Thiền sư Nguyễn Na.
Xứng đáng truyền thống tốt đẹp (Baonghean) Tháng 12 năm 2012, cả nước đón chào nhiều ngày kỷ niệm lịch sử: 66 năm Ngày Toàn quốc kháng chiến (19/12/1946), 40 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ trên không (18/12/1972) và 22/12 là ngày Quân đội ta tròn 68 tuổi và 23 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân. Niềm vui, niềm tự hào không chỉ đến với những người lính mà còn dấy nên cảm xúc mãnh liệt trong lòng mỗi người dân.
Chuyện nhà văn Sơn Tùng gặp người chị ruột Bác Hồ ở Làng Sen Trên tường nhà chị gái Bác Hồ có treo bức ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh cỡ 18x24cm. Hai bên tấm ảnh Bác Hồ viết: "Quốc chính thiên tâm thuận. Quan liêm dân tự an". Bà Thanh cho anh thanh niên Sơn Tùng biết đấy chính là chữ của bà
Hà Tĩnh trước và trong những ngày diễn ra trận "Điện Biên Phủ trên không" Trong kháng chiến chống Pháp, chiến thắng Điện Biên Phủ là đòn đánh quyết định khiến quân giặc phải quyết định chấm dứt chiến tranh. Cũng với tính chất đó, trận đánh 12 ngày đêm chống trả không quân tinh nhuệ Hoa Kỳ đã được gọi là “Điện Biên Phủ trên không”. Và cùng với những trận giao tranh ác liệt ngay tại thủ đô Hà Nội, trong những tháng ngày đó, rất nhiều địa phương cũng có những hoạt động, chiến đấu nhằm hỗ trợ cho tiền tuyến miền Nam nhanh chóng giành thắng lợi, trong đó Hà Tĩnh là một trong những địa phương tích cực nhất.
Không gian văn hóa xứ Nghệ với các sáng tác của Nguyễn Du Tuy chịu ảnh hưởng rất lớn của văn hóa Bắc Kỳ, nhất là kinh thành Thăng Long nhưng trong ký ức và đặc biệt là những năm tháng về sống ở quê nhà Nghi Xuân, không gian văn hóa xứ Nghệ cùng thiên nhiên, phong tục sinh hoạt của quê hương đã có những ảnh hưởng không nhỏ tới cảm quan nghệ thuật cũng như tư tưởng chủ đạo trong rất nhiều sáng tác của Nguyễn Du. Chiều Nghi Xuân bời bời gió, đi dọc theo bờ sông Lam nước dâng bạc trắng, tôi lại mường tượng về một Nguyễn Du vừa uy nghi lẫm liệt vừa sâu lắng, trầm tư trong muôn sự thế thái nhân tình.
Hằng số tính cách người Nghệ trong bối cảnh đất nước hội nhập - Phạm Xuân Hoàng Xứ Nghệ bao gồm vùng đất Nghệ An và Hà Tĩnh, từ huyện Quỳnh Lưu ở phía Bắc cho tới Kỳ Anh ở phía Nam với chiều dài khoảng 200 km, tuy hai vùng hành chính khác nhau nhưng "xét về mặt văn hóa thì gộp lại làm một lại hợp lí hơn"; "... Nghệ An và Hà Tĩnh lại tuy hai mà một"(Đinh Gia Khánh- Cù Huy Cận, 1995; tr.129), một tiểu vùng văn hóa thống nhất. Kỳ thực, người Nghệ An và Hà Tĩnh trong nếp nghĩ và lối sinh hoạt hằng ngày ít khi có sự phân chia rạch ròi đâu là Nghệ An đâu là Hà Tĩnh. Cũng có thể nói, đó là một ranh giới mờ. Trong bài viết này, chúng tôi cũng không có ý định tách bạch xứ Nghệ vì làm điều này là rất khó mà cố gắng nhìn nhận điểm chung thống nhất trong tính cách Nghệ đã được hình thành từ bao đời nay.
Trung tướng Phạm Hồng Minh: Cuộc đời binh nghiệp nhiều hiển hách (Baonghean.vn) - Là Phó Tư lệnh Quân khu 4, được phong tướng từ năm 1998, nhưng ít ai biết được ông từng có chặng đường vào sinh ra tử đầy hiển hách. Tôi tìm gặp ông tại nhà riêng ở xóm 14, xã Nghi Long, huyện Nghi Lộc. Trông ông vẫn còn nhanh nhẹn và khỏe mạnh hơn độ tuổi gần 70. Ông nói con trai lớn có nhà ở Vinh nhưng ông muốn ra vùng nông thôn này ở với bà cho vui. Và trong căn nhà lọt sâu trong xóm nhỏ yên tĩnh, tôi được nghe ông kể về cuộc đời binh nghiệp của mình...
Thiếu tướng Cao Xuân Khuông và những lá thư đi cùng năm tháng (Baonghean) - Một buổi chiều mùa Đông, chúng tôi ghé thăm Thiếu tướng Cao Xuân Khuông (nguyên Phó Tư lệnh Quân khu 4) và được ông kể cho nghe những kỷ niệm về cuộc đời binh nghiệp. Nhìn dáng vẻ và nụ cười, chắc hẳn không mấy ai nghĩ ông là một vị tướng từng kinh qua bao trận mạc, có những giờ phút đối mặt với không ít hiểm nguy, sự sống- cái chết chỉ cách nhau gang tấc...
Mãi là niềm tin, niềm tự hào của quê hương - Hồ Đức Phớc - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Những ngày của tháng 12 lịch sử, giàu ý nghĩa này, thật mừng vui và xúc động khi tại Thành phố Đỏ quê hương Bác diễn ra cuộc gặp mặt các tướng lĩnh quê hương Nghệ An lần thứ nhất, để tôn vinh, tri ân sâu sắc tới những vị tướng quê gốc Nghệ An và các vị tướng từng chiến đấu, công tác và nghỉ hưu trên địa bàn tỉnh, vốn đã xem nơi đây là quê hương mình, chia sớt cùng đất và người những kỷ niệm qua từng tháng năm không thể nào quên.
“Tình đồng chí, đồng đội không gì sánh được!” (Baonghean) - Sinh năm 1931 tại Can Lộc (Hà Tĩnh), trải qua 50 năm binh nghiệp, từng tham gia chiến đấu khắp các chiến trường khu IV, khu V, miền Đông Nam bộ và chiến trường Campuchia, hiện Thiếu tướng Nguyễn Xuân Chí - nguyên Phó Tư lệnh Quân khu IV về nghỉ hưu tại phường Đội Cung, Thành phố Vinh (Nghệ An).