“Sự bất hiếu ngọt ngào” Có một sự thật là: tình thương yêu và hy sinh vô bờ của người mẹ cho những đứa con từ khi có loài người đến nay chẳng hề thay đổi, nhưng lòng hiếu thảo của những đứa con đối với mẹ mình càng ngày càng trở thành một nguy cơ trầm trọng.
Sông, núi, phố, làng, mùa và con người Hà Nội mang dấu ấn văn hóa tiêu biểu, đặc trưng của đất nước, của dân tộc, đồng thời cũng lấp lánh những nét đẹp riêng của thủ đô. Dù có thể không sinh ra trên mảnh đất này nhưng đã là người Việt Nam, ai cũng cảm nhận được một Hà Nội của chúng ta từ sông Hồng đỏ nặng phù sa đến Hồ Gươm lung linh truyền thuyết, Văn miếu - Quốc Tử Giám thâm nghiêm, chùa Một Cột khiêm nhường thanh thoát đến ngôi nhà sàn của Bác Hồ đơn sơ gần gụi... Và cũng xao xuyến nhận ra một cái gì đó rất Hà Nội, của Hà Nội, từ mùa thu se sẽ lâng lâng đến đêm nồng nàn hoa sữa, cơn mưa tìm về phố cổ với màn sương lan nhẹ mặt Hồ Gươm...
Thử điểm lại văn xuôi Nghệ An qua những chặng đường Nghệ An là một tỉnh lớn trong cả nước về diện tích, dân số, tên tuổi các danh nhân và truyền thống yêu nước, phát triển Văn học nghệ thuật…Có lẽ vì thế hiện thực cách mạng đã diễn ra trên mảnh đất anh hùng này thật sôi động, lớn lao và kéo dài hơn những vùng đất khác. Văn xuôi Nghệ An suốt những năm qua( cuối thế kỷ hai mươi và đầu thế kỷ hai mốt) đã đồng hành cùng với các loại hình Văn học Nghệ thuật khác, phản ánh hiện thực đó, cổ vũ, đồng hành nhân dân tỉnh nhà xây dựng cuộc sống mới. Trong bài viết nhỏ này, thử điểm lại văn xuôi phát triển như thế nào để thấy rõ hơn diện mạo của nó.
“TÔI SINH RA KHÔNG CHỈ ĐỂ LÀM THƠ” Người ta nói rằng, nghệ sĩ đa tài ở ta có thể đếm trên một bàn tay và Nguyễn Trọng Tạo là “ngón đeo nhẫn áp út”. Anh làm thơ, viết văn, sáng tác nhạc, vẽ tranh, làm bìa sách, viết phê bình, làm báo… và đều có giải thưởng ở tất cả các lĩnh vực ấy. Hiện nay anh là Ủy viên Hội đồng thơ Hội Nhà văn Việt Nam, Thư ký chi hội Nhà báo Hội Nhạc sĩ Việt Nam… Tình cờ gặp anh đang uống bia hơi Hà Nội tại Quán Xanh cạnh Rạp xiếc, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện chớp nhoáng với anh.
Chùm ảnh “mùa thu nước Nga” Ở Nga, mỗi khi mùa thu đến, nhịp sống dường như chậm lại bởi khung cảnh thật thanh bình, nên thơ do tiết thu tạo ra. Đường phố dường như quang đãng hơn, sạch sẽ hơn, không khí trong lành hơn, bầu trời và các dòng sông trong xanh hơn, cỏ cây ngả màu vàng gợi nét buồn nuối tiếc…
Về quê ... Cúi đầu tạ tội nắng mưa/ Giận mình tóc bạc mà chưa nên người/ Xóm làng ríu rít sang chơi/ Mấy gian nhà chật tiếng cười thân thương/ Bao nhiêu gió bụi dặm trường/ Lời quê xanh bát chè hương ấm lòng!
“Matxcơva trong chiều vắng thanh bình” Nhộn nhạo, mệt mỏi trong cuộc cạnh tranh để giành một chỗ đứng trong nền kinh tế toàn cầu, nước Nga nay không còn như xưa. Nhưng trái tim những người từng yêu mến nền văn hóa của xứ sở này vẫn mãi lưu giữ hình ảnh nước Nga tươi đẹp, như trong câu hát năm xưa về “chiều ngoại ô Matxcơva”.