Trang chủ Liên hệ       Chủ nhật, Ngày 05/01/2025
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
  -  Văn Thơ Sưu Tầm
  -  Sáng Tác Cộng Đồng
  -  Văn thơ của bạn
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Văn Nghệ > Văn Thơ Sưu Tầm >
  “TÔI SINH RA KHÔNG CHỈ ĐỂ LÀM THƠ” “TÔI SINH RA KHÔNG CHỈ ĐỂ LÀM THƠ” , Người xứ Nghệ Kiev
 

 NGUYỄN VĨNH NGUYÊN (thực hiện) 

Người ta nói rằng, nghệ sĩ đa tài ở ta có thể đếm trên một bàn tay và Nguyễn Trọng Tạo là “ngón đeo nhẫn áp út”. Anh làm thơ, viết văn, sáng tác nhạc, vẽ tranh, làm bìa sách, viết phê bình, làm báo… và đều có giải thưởng ở tất cả các lĩnh vực ấy. Hiện nay anh là Ủy viên Hội đồng thơ Hội Nhà văn Việt Nam, Thư ký chi hội Nhà báo Hội Nhạc sĩ Việt Nam… Tình cờ gặp anh đang uống bia hơi Hà Nội tại Quán Xanh cạnh Rạp xiếc, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện chớp nhoáng với anh.

Phóng viênAnh có thể cho bạn đọc của Lâm Đồng biết một chút rất riêng về đời tư?

Nguyễn Trọng Tạo: Tôi sinh ở Nghệ An. Tham gia quân đội từ cuộc chiến tranh chống Mĩ, sau 20 năm chuyển sang công tác ở văn nghệ Huế 11 năm. Từ năm 1997 tôi công tác tại tạp chí Âm nhạc (Hội nhạc sĩ Việt Nam). Cô con gái lớn làm việc ở Ngân hàng hiện sống với tôi tại Hà Nội, hai cô cậu sau đang học phổ thông ở Huế với mẹ. Tôi rất muốn đưa cả gia đình về Hà Nội, nhưng chưa thực hiện được.

Phóng viênĐất sinh ra nết người và chi phối tạng chất thơ, anh có nghĩ vậy không? Thế miền đất nào nuôi dưỡng chất thơ anh nhiều nhất? Anh đến Đà Lạt chưa, và có thơ về phố núi không?

Nguyễn Trọng Tạo: Người sống gần đê thường tăng huyết áp trước khi mùa lũ đến. Luật phong thủy chi phối tâm lý người ta. Có lẽ vì thế mà thơ của các nhà thơ miền Trung thường khác thơ miền Bắc và miền Nam. Tuy nhiên, tạng thơ của mỗi người là do trời (cha mẹ sinh con, trời sinh tính). Thơ tôi có tính quyết liệt của tính cách Nghệ, nhưng cũng có vẻ huyền ảo của sương khói Huế. Năm 1977 tôi đến Đà Lạt lần đầu tiên để ngồi viết… tiểu thuyết, nhưng để lại cho xứ này một ca khúc (phổ thơ Khuất Quang Thụy) khá mượt mà tình tứ, đấy là ca khúc “Tình ca gửi người trồng cỏ” và bài thơ “Thành phố thấp thoáng” có câu: “Thành phố thấp thoáng sau lá thông/ sau lời buồn bài hát cũ/ Mimôza – vàng mơ chiều thương nhớ/ Hoa đừng quên tôi tím âm thầm sau cỏ…”. Năm 1989, tôi trở lại Đà Lạt và viết được bài thơ thích hơn: “Mùa thu áo ấm”. Tôi rất thích đoạn kết bài thơ này:

rồi xa lắc. Bỏ một trời nhung nhớ
ơi mùa thu áo ấm đã mặc chung
rồi biền biệt. Hoa vàng như hơi thở
mimôza. Giọt nắng. Có theo cùng?…

Gần đây, nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân đã phổ nhạc bài thơ này, giới thiệu trên sóng phát thanh, và truyền hình Trung ương. Có thể tự hào rằng, tôi đã yêu Đà Lạt theo cách riêng của tôi.

Phóng viênThơ anh phiêu bồng như một tín đồ ngoan đạo hành hương qua sa mạc của nỗi buồn, bước bằng đôi chân trần của nhà sư khất thực lại có dáng đi lãng đãng của một gã lãng tử lụy tình. “Chia cho em một đời say/ Một cây si/ với/ Một cây bồ đề” – Xin hỏi anh, cây si xanh hơn hay cây bồ đề xanh hơn?

Nguyễn Trọng Tạo: Tôi có thể trả lời câu hỏi này bằng lời của thiên tài Goethe: “Và cây đời mãi mãi xanh tươi”! Được không?

Phóng viênVâng, tôi hiểu là anh rất trọng “cây” đời. Chính vì thế mà anh là người (rất hiếm hoi) cổ súy hết mình cho thơ trẻ, và từng lên tiếng “đòi” một “dân trí” thơ cao hơn. Anh có nghĩ cả hai điều đó đều… “mơ màng như thượng đế” không – (một khi thơ trẻ thì “chưa ổn” để có thể phác nên một diện mạo mới, và một khi “dân trí thơ” là cái còn phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố xã hội, thời gian…)?

Nguyễn Trọng Tạo: Những người khôn khéo thường cổ súy những gì đã được khẳng định. Nhưng đối với nghệ thuật, những người “khôn khéo” ấy chẳng mang lại giá trị đáng kể, mà giống những kẻ “ăn theo”, “a dua” nghệ thuật mà thôi. Những nhà phê bình thực sự phải thấy trước cái sáng rõ trong cái “mơ màng” trước mắt đám đông, thì dù họ có là “kẻ dại” trong chốc lát lại hóa thành người dẫn dắt đám đông đi tới ánh sáng thực mới mẻ của nghệ thuật phải hướng tới. Vị trí của nhà phê bình chính là ở chỗ này: phải phát hiện ra cái mới, cái xu hướng mà nghệ thuật mới sẽ chiếm lĩnh. Làm được điều đó cần có trái tim tinh nhạy, trí tuệ mẫn cán và lòng dũng cảm. Điều đó không chỉ thúc đẩy thơ hành tiến mà còn kéo theo sự phát triển của “dân trí thơ” trong tương lai. Nói tôi cổ súy cho thơ trẻ chỉ đúng một phần, điều tôi tâm đắc nhất là cổ súy cho những giá trị đã và đang được thiết lập.

Phóng viên: Câu hỏi cuối cùng, anh nói gì với những người từng chết mê chết mệt với thơ anh và cũng từng thất vọng vì anh lơ là nàng thơ mà đi làm chuyện khác nhiều quá (như phê bình, viết báo chẳng hạn)?

Nguyễn Trọng Tạo: Tôi sinh ra không chỉ để làm thơ, mà tôi làm tất cả những gì “trời đày” tôi phải làm. Chỉ có như thế tôi mới trở thành tôi, cũng như nhiều nhà thơ trên thế gian này không chỉ làm thơ. Mỗi người có một sự nghiệp riêng theo khả năng và theo “cách” của mình. Nói thế không có nghĩa là tôi đã bỏ thơ. Năm 1999 tôi in tập thơ “Nương thân” nối tiếp dòng mạch “Đồng dao cho người lớn”. Năm 2003 tôi sẽ cho in tập thơ mới có tựa là “Cỏ may trên sân thượng”. Và tôi tin là thơ tôi vẫn không phụ lòng bạn đọc.

Phóng viên: Xin cảm ơn anh!

Nguồn Báo Lâm Đồng


  Các Tin khác
  + Tháng giêng non thương mùa nắng hạ (19/09/2024)
  + Những hàng thông lặng im (19/09/2024)
  + MẮT TRĂNG (19/09/2024)
  + LÒNG TỰ TÔN (01/08/2024)
  +  CHUYỆN O NẬY (31/07/2024)
  + THÁNG BẢY VỀ.. (25/07/2024)
  + MÙA HOA GẠO (25/07/2024)
  +  TRƯỚC KHI QUÁ MUỘN (25/07/2024)
  +  NHẶT MẸ VỀ NUÔI (25/07/2024)
  + HÀNG THẢI (31/05/2024)
  + NỖI ĐAU BỊ LỪA DỐI. (31/05/2024)
  + VÙNG KÍ ỨC TRẮNG (30/05/2024)
  + Dưới ánh sương mai (26/05/2024)
  + VẰNG VẶC CHỮ TÂM (Thơ BÙI NGỌC BÍCH) (19/02/2024)
  + ĐẾN VỚI BÀI THƠ HAY Thơ Trần Huy Liệu Lời bình Bùi Ngọc Bích (19/02/2024)
  + GIÓ MÙA (02/11/2023)
  + TẢN MẠN CUỐI THU (02/11/2023)
  + Truyện ngắn. MỘT KIẾP NGƯỜI. (02/11/2023)
  + DỊU DÀNG MÙA THU (04/09/2023)
  + Thơ Nguyễn Hữu Quý - ĐÃ TỚI MÙA ĐÔNG (11/11/2022)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 2
Total: 66346219

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July