“Nước Nga trong tôi...” VHNA: Nhân dịp kỷ niệm Cách mạng tháng Mười Nga, Tạp chí Văn hóa Nghệ An (VHNA)mời hai vị khách là người Nghệ có những năm tháng sống và học tập ở Liên Xô, để nói về những kỷ niệm với nước Nga. Đó là ông Tô Hồng Hải, Ủy viên Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Nghệ An và ông Hồ Bất Khuất, nhà báo. Hai người công tác trong hai lĩnh vực khác nhau, có cách nhìn nhận khác nhau, nhưng đều giữ những kỷ niệm tốt đẹp và có những nhận xét sâu sắc về nước Nga, người Nga.
BBT Nguoixunghekiev.vn trân trọng giới thiệu cùng độc giả
nhà thơ, nhà báo, hội viên Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam - Đặng Bá Tiến.
Tuổi Nhâm Thìn, quê quán Nghệ Tĩnh cùng tác phẩm của ông!
Già làng Ây Nô của Buôn Trí, thuộc vùng đất nổi tiếng Bản Đôn (Đắc Lắc) đến nay đã sống qua 79 mùa rẫy. Da của Già đã răn reo như da voi trăm tuổi, tóc đã bạc như đồi lau trắng giữa mùa khô. Thế nhưng cái đầu của Già thì vẫn còn nhớ mọi chuyện cách đây hơn nửa thế kỷ, y như vừa mới hôm qua, hôm kia vậy
Một thợ săn rắn bị rắn hổ chúa cắn chết - Sau khi bị rắn hổ mang chúa cắn, anh T. thấy bình thường nên vẫn đi bộ về nhà. Khi đi được 2 km thì thấy mệt, ớn lạnh, hai chân như bị liệt.
Chào mừng 30 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2012): Vinh quang Nhà giáo Việt Nam - TS. Nguyễn Danh Bình (GD&TĐ) - Cách đây 30 năm, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành Quyết định số 167/HĐBT ngày 28/9/1982 lấy ngày 20/11 hàng năm là ngày Nhà giáo Việt Nam. Việc lựa chọn ngày 20/ 11 hàng năm là ngày tôn vinh các thầy giáo, cô giáo – những người đảm nhiệm sứ mệnh vẻ vang “trồng người” đã thể hiện sự quan tâm to lớn và sâu sắc của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đối với đội ngũ nhà giáo nói riêng và ngành Giáo dục nói chung. Việc lựa chọn này là sự kế thừa và phát huy truyền thống tôn sư trọng đạo và đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc. Đến nay ngày 20/11 không chỉ là ngày hội của riêng ngành Giáo dục mà thực sự đã trở thành ngày hội của toàn xã hội.
THEO DẤU BIÊN PHÒNG - Tùy bút của Nguyễn Hữu Quý ... Theo dọc đường biên, nối từ cột mốc này sang cột mốc khác là dấu chân người lính quân hàm màu lá cây, dấu chân đầm đẫm sương sớm sương chiều, vượt băng mưa nguồn suối lũ, đặt trên nhấp nhô cheo leo trùng điệp, đặt trên lởm chởm chênh vênh, khi là nắng om om, khi là rét buôn buốt...Ngày này qua ngày khác, đêm này qua đêm khác, dấu chân ấy vẫn song hành cùng những cột mốc yêu dấu như khẳng định chủ quyền của Tổ quốc không bao giờ suy suyển, sai lệch, mất mát...
Tin Văn nghệ: Ra mắt tập thơ "Một thời tôi từng có" (HNM) - Nhân kỷ niệm 95 năm Cách mạng Tháng Mười Nga (7/11/1917 - 7/11/2012), ngày 5-11, Hội Văn học nghệ thuật tại Liên bang Nga, Trung tâm Văn hóa ngôn ngữ Đông Tây và Thư viện Hà Nội đã tổ chức lễ ra mắt tập thơ viết về nước Nga mang tên "Một thời tôi từng có" của TS Ngữ văn Nguyễn Huy Hoàng.
Tin Văn nghệ: Truyện Kiều - di sản văn hóa Việt Ngày 3-11, tại trụ sở Viện Văn học Việt Nam, Hội Kiều học (Hội Khoa học nghiên cứu Truyện Kiều) đã tổ chức Lễ kỷ niệm 1 năm ngày thành lập Hội. Buổi lễ thu hút sự tham gia của nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu văn hóa, văn học và đông đảo những người yêu Đại thi hào Nguyễn Du và Truyện Kiều.
Ngọt đắng canh quê Chợ Đồng Hới (Quảng Bình) mùa này tấp nập người mua, kẻ bán. Hai bên lề đường, xen kẽ giữa hàng rau, thịt, cá là những o, những chị hàng nấm như đã ngồi đợi sẵn từ bao giờ. Trên những mẹt hàng, trong những chiếc làn nhựa, những cây nấm vừa nhú hình dáng tròn như quả trứng gà, nhìn béo múp, có màu tím đậm những cây lớn hơn có màu nâu tím- màu của những trái sim vừa chuyển màu, sắp chín những cây nấm đã già thì chỉ còn lại màu nâu thẫm. Tất cả như đang háo hức chờ đợi bàn tay người lựa nấm mang về.