Trang chủ Liên hệ       Thứ hai, Ngày 25/11/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
  -  Văn Thơ Sưu Tầm
  -  Sáng Tác Cộng Đồng
  -  Văn thơ của bạn
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Văn Nghệ > Sáng Tác Cộng Đồng >
  “Người làm ra cổ tích” “Người làm ra cổ tích” , Người xứ Nghệ Kiev
 

 (Kỷ niệm ngày thương binh – liệt sĩ 27.07)

Nhân dịp về thăm Việt Nam, tác giả bài viết hân hạnh được NXB QĐND tặng cuốn Trường ca “Người làm ra cổ tích” – NXB QĐND tháng 12.2010 của nhà thơ, nhà báo, hoạ sĩ Trần Nhương. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!

         


 Nhà thơ, nhà báo, hoạ sĩ Trần Nhương

   Ảnh nguồn – Internet

 

             Lung linh huyền thoại Trường Sơn

            “Người làm ra cổ tích”

             Aam và Eva thời trận mạc

             Làm nên truyền thuyết Trường Sơn

“Người làm ra cổ tích” là một câu chuyện xúc động về một thời chiến tranh, một thời bom rơi đạn lạc , một thời : “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước

                                             Mà lòng phơi phới dậy tương lai”

“ Người làm ra cổ tích” cuốn hút tôi theo mạch Trường ca hào hùng và bi tráng:

                     “...Ai ngược lên không những binh đoàn thiện chiến?

                      Ai ngược lên không măng rừng, nước suối?

                      Ai ngược lên không cơn sốt trọc đầu

                      Ai ngược lên không Đi-ô-xin cháy núi

                      Ai ngược lên không Bom Bo, Ba Lòng, Bác Ái?

                     Ai ngược lên không Mơ Nông, Khơ Mú, Vân Kiều?

                     Ai ngược lên không căn hầm mẹ giấu

                     Ai ngược lên không củ sắn cha nuôi?

                     Ai ngược lên không

                                                    Những tháng năm xa khuất?

                     Ai ngược lên không hài cốt đầy rừng?...”*

Những câu hỏi với những điệp khúc như xoáy buốt, nhức nhối!

Và “Ta”:

                     “...Lòng thuỷ chung vẫn đầy cùng tuế nguyệt

                     Ta vẫn giữ những tháng năm truyền thuyết

                      Và người con mang số phận như Ta...”*

Chàng trai A-đam ấy đã giữ gìn căn hầm chứa vũ khí với lời thề thuỷ chung, với niềm tin yêu vào cuộc kháng chiến, vẫn giữ cho kho hàng không suy suyển. Chiến thắng đã về, chiến tranh đã đi qua bao nhiêu năm người chiến sĩ ấy vẫn tận tuỵ với công việc mà không hề biết rằng:

              “...Khi yên hàn người lũ lượt về xuôi

                Biển trước mặt muốn tung mình trên sóng...”*

Người chiến sĩ ấy – người con trai làng Sỏi bên dòng Thao “đầu gối vào núi Hùng đất Tổ”; người cha đã hy sinh trong kháng chiến chống Pháp, người mẹ trở thành điểm tựa cho con:

                “...Mẹ là nắng thiếu mưa

                   Mẹ là mưa thiếu nắng

                       ...

                 Mẹ như đất nhìn cây đỗ quả

                 Mẹ như ngày sinh hạ một bình minh

                 Mẹ như nắng cho cây diệp lục

                 Mẹ như nguồn tạo vóc dáng con sông

                 Mẹ vũ trụ mà khát khao giản dị...”*

Người mẹ vô cùng giản dị đã tiễn người con thân yêu duy nhất của mình theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc. Cuộc chiến tranh đã cuốn theo nó những con người thanh xuân với khát vọng tràn đầy! Những cuộc gặp gỡ của những chàng trai, cô gái ngắn ngủi mà thiêng liêng vô cùng đã làm nên huyền thoại. Chiến tranh qua đi mà người ấy không về. Cô gái đã lặn lội tìm về nơi cũ với một hy vọng mong manh không biết người còn hay mất?

                “...Vượt qua gió Lào

                Vượt qua bình yên, ấm cúng

                Vượt qua chính mình

                Vượt qua khiếp sợ

                Đơn côi thân gái đến Trường Sơn

                          ...

               Cô gái ấy mang Nữ Oa trong ngực

               Và tình yêu sừng sững một Trường Sơn...”*

Tình yêu ấy, lòng can đảm ấy, niềm tin mong manh  ấy đã được đền bù xứng đáng. Rừng yêu thương nhân hậu, rừng dịu dàng chở che cho cuộc hội ngộ, sum vầy:

          “...Rừng nhân hậu dịu dàng tán lá

           Làm mái nhà hạnh phúc buổi tân hôn

           Những con hoẵng, con nai, con chồn, con sóc

           Đến cả rắn, hùm beo, khỉ độc

           Cư dân rừng đều tụ hội về đây

           Để chứng kiến lễ thành hôn vĩ đại

                     ...

          Đêm tân hôn cả vầng trăng cũng thức

          Cư dân rừng hớn hở hát tình ca

          Con hoẵng, con nai dâng cành nhung vừa nhú

          Con chồn mang hạt dẻ thơm lừng...”*

Và tình yêu đã đơm chồi, nảy lộc. Phút thăng hoa cho thêm cư dân mới của rừng – “Một sinh linh như Chúa hài đồng...”* Họ cứ sống trong âm thầm, hoang dã, như những người Rừng: “...Trong rừng sâu như nguyên thủy bầy đàn...”* cho đến một ngày những người công nhân với máy, với xe, với chảo truyền hình mang lên lắp đặt thì cuộc sống của người Rừng bị xáo trộn, và lúc ấy bí ẩn mới được khám phá; câu chuyện “mang đầy Liêu Trai”*mới được hé mở, người chiến sĩ bị lãng quên được trở về cuộc sống đời thường. Trong khi người mẹ của cô gái vẫn đau đáu chờ con, “từng ngày cháy ruột, lo đứa con núi thẳm rừng sâu”*. Tấm lòng người mẹ nào cũng giản dị mà bao dung, mà bao la, vĩ đại: “Ôi người mẹ của Âu Cơ nước Việt, đã làm nên vóc dáng bốn ngàn năm...chỉ mẹ mới là nơi bình yên tin cậy, bão giông nào đều lòng mẹ chở che...”* Người mẹ bên dòng Thao như đèn dầu sắp cạn “ngậm sâm chờ hy vọng chốn hư vô...”*, linh cảm con sẽ trở về. Và mẹ vỡ oà trong niềm vui khi con trai, con dâu và cháu trở về, mãn nguyện trút hơi tàn, mẹ thanh thản ra đi:

              “...Mẹ về với Phật Bà ngàn mắt ngàn tay

                            ...

                Mẹ hoà vào thinh không vời vợi

                Mẹ hoà vào đất đai làng Sỏi

                  ...

                Thanh thản quá mẹ đi như chớp mắt

                Mang hình con trong lưu võng già nua...”*

Câu chuyện đã lên:

               “...Báo chí, truyền hình

                Và những nhà văn, nhà thơ

                Viết tiểu thuyết, trường ca

                Dựng chương trình phát sóng

                Hàng triệu con tim thổn thức

                Nước mắt rơi thương cảm một con người...”*

Chuyện tình Trường Sơn như một câu chuyện cổ đã tô điểm thêm sắc màu cho thi ca, làm rung động hàng triệu con tim! Khi đọc Trường ca tác giả bài viết cũng không kìm nén được những dòng lệ tuôn trào! Tháng Bảy tri ân, tháng Bảy ghi nhớ công ơn những con người đã không tiếc máu xương mình cho Độc lập, Tự do của Tổ Quốc. Hãy nuôi dưỡng tấm lòng bao dung, bác ái, hãy giữ cho cuộc đời đẹp mãi những vần thơ! Và xin trân trọng cám ơn nhà thơ, nhà báo, hoạ sĩ Trần Nhương đã tặng cho đời một chuyện tình lung linh huyền thoại!

    Kiev – Ucraine, 12.07.2011

Đỗ Thị Hoa Lý

Chú thích: Trích Trường ca “Người làm ra cổ tích”

 Theo Nguoibienden


  Các Tin khác
  + Tháng giêng non thương mùa nắng hạ (19/09/2024)
  + Những hàng thông lặng im (19/09/2024)
  + MẮT TRĂNG (19/09/2024)
  + LÒNG TỰ TÔN (01/08/2024)
  +  CHUYỆN O NẬY (31/07/2024)
  + THÁNG BẢY VỀ.. (25/07/2024)
  + MÙA HOA GẠO (25/07/2024)
  +  TRƯỚC KHI QUÁ MUỘN (25/07/2024)
  +  NHẶT MẸ VỀ NUÔI (25/07/2024)
  + HÀNG THẢI (31/05/2024)
  + NỖI ĐAU BỊ LỪA DỐI. (31/05/2024)
  + VÙNG KÍ ỨC TRẮNG (30/05/2024)
  + Dưới ánh sương mai (26/05/2024)
  + VẰNG VẶC CHỮ TÂM (Thơ BÙI NGỌC BÍCH) (19/02/2024)
  + ĐẾN VỚI BÀI THƠ HAY Thơ Trần Huy Liệu Lời bình Bùi Ngọc Bích (19/02/2024)
  + GIÓ MÙA (02/11/2023)
  + TẢN MẠN CUỐI THU (02/11/2023)
  + Truyện ngắn. MỘT KIẾP NGƯỜI. (02/11/2023)
  + DỊU DÀNG MÙA THU (04/09/2023)
  + Thơ Nguyễn Hữu Quý - ĐÃ TỚI MÙA ĐÔNG (11/11/2022)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 1
Total: 65233748

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July